Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Hải Phước

doc 5 trang Đăng Bình 06/12/2023 1530
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Hải Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Hải Phước

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA–VŨNG TÀU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 12 I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn lớp 12 ở học kì I theo ba phân môn: Tiếng Việt, Văn học và Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh như sau: 1. Kiến thức cần đạt a) Văn học - Nắm được những nét khái quát về đặc điểm, thành tựu văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. - Nắm được những kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1975, giai đoạn 1975 đến hết thế kỷ XX và tác phẩm văn học nước ngoài. b) Tiếng Việt: Nắm được các phép tu từ; nhận biết thể loại thơ; nắm các phong cách ngôn ngữ đã học. c) Làm văn - Nắm các phương thức biểu đạt, sự vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt; các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. - Nghị luận xã hội: Huy động kiến thức xã hội, đời sống, trải nghiệm thực tế của bản thân để viết đoạn văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng đạo lý hoặc một hiện tượng đời sống. - Nghị luận văn học: Huy động kiến thức lịch sử văn học, hiểu biết về tác giả, tác phẩm để viết một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. - Viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ hoặc văn xuôi từ đó mở rộng bàn về một vấn đề xã hội. 2. Kĩ năng cần đạt - Đọc hiểu các văn bản hoặc đoạn văn bản và xác định nội dung, ý nghĩa, biện pháp nghệ thuật, thể loại, phong cách ngôn ngữ; phương thức biểu đạt; cảm nhận khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa chi tiết, hình ảnh - Vận dụng kiến thức văn học, kiến thức xã hội và các thao tác lập luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội,nghị luận văn học, hoặc nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội . - Trình bày bài cẩn thận, chữ viết rõ ràng, từ ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục. II/ HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH 1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian làm bài: 90 phút. 3. Cấu trúc đề : gồm hai phần Đọc hiểu và Làm văn. 4. Giới hạn ôn tập: chương trình học kì I đến hết tuần 18 III/ NỘI DUNG CỤ THỂ 1. Văn học Việt Nam - Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Tây Tiến (Quang Dũng) - Việt Bắc (Trích - Tố Hữu)
  2. - Đất nước (Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm) - Sóng (Xuân Quỳnh) - Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) 2.Văn học nước ngoài - Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003(Cô-phi An-nan) 3. Đọc thêm - Đất nước (Nguyễn Đình Thi) - Dọn về làng (Nông Quốc Chấn) - Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) - Đò Lèn (Nguyễn Duy) 4. Tiếng Việt - Các biện pháp tu từ - Các loại phong cách ngôn ngữ - Luật thơ 5. Tập làm văn - Các phương thức biểu đạt - Các thao tác lập luận trong văn nghị luận - Nghị luận về một bài thơ đoạn thơ - Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Nghị luận về một hiện tượng đời sống HẾT
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016– 2017 TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ MINH HỌA ( Không kể thời gian giao đề ) I/ ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Thần đồng” Đỗ Nhật Nam chia sẻ “tâm thư” những ngày cuối năm được đăng trên trang dantri.com ngày 2 tháng 2 năm 2016, trong “tâm thư” có đoạn: Năm học này em ở trường nội trú. Có nhiều điều mới mẻ, thú vị. Và em lúc nào cũng nhớ về nhà. Nhớ để biết ơn. Trong trường học, mọi học sinh phải tự suy nghĩ, tính toán về các quyết định liên quan đến cuộc sống của mình: Học thế nào, chơi môn gì, chi tiêu ra sao, kết bạn với ai tất cả đều phụ thuộc vào việc mình chấp nhận hay từ chối. Khi ấy, em biết ơn Bố. Bố đã luôn dạy em rằng, “nói không cũng là một năng lực”. Chính điều đó khiến em biết tự cân bằng, biết điều chỉnh cho mình cảm thấy nhẹ nhõm. Không phải mọi điều lúc nào cũng dễ dàng. Không phải cứ học ở một trường tốt là mọi thứ sẽ “trải thảm”, có rất nhiều khó khăn thử thách đến với những du học sinh. Khi gặp khó khăn, em nhớ đến những câu thơ Bố thường đọc cho em nghe: Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng/ Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành/ Nỗi buồn đánh thức hy vọng. Chính nghịch cảnh là thầy dạy ta. Và em vững lòng vượt qua khó khăn. Chưa bao giờ em đọc sách nhiều như thời điểm này. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, em tự đặt ra mục tiêu đọc 50 trang sách. Thư viện trường em với ba tầng sách cao chạm đến trần nhà nhưng em đã đọc hầu hết các cuốn sách trong đó vì có nhiều quyển em đã đọc từ trước. Em còn mua sách trên Amazon hàng tuần. Có lẽ vì thế mà các bài thi viết luận, thầy cô luôn dành cho em những lời khen nhiệt thành. Khi ấy, em nhớ đến dáng ngồi của Bố bên ngọn đèn đọc sách hàng đêm. Và em cũng biết ơn. Trường học là nơi mọi người được nói lên ý kiến của mình. Tất cả đều được tôn trọng. Không ai tự khoác cho mình cái áo của sự ngạo mạn. Trong tranh luận, tất cả ngang bằng nhau. Và em thấy thật hạnh phúc với không khí đó. Và em cũng thật biết ơn Bố. Bố luôn nói rằng, tự tin đi con, đừng như Bố, mỗi khi phát biểu lại toát cả mồ hôi tay, Bố thấy thiệt thòi. Em cố gắng để làm được những điều Bố mong muốn. Cứ thế, một ngôi trường em yêu thích bởi trước hết, nó giúp em, bằng một cách rất hữu hình, nhớ và biết ơn Bố của mình. Mẹ ơi, khi đọc đến đây, mẹ có tự hỏi vì sao em không nhắc đến Mẹ không? Vì đơn giản, em dành cho Mẹ một vị trí vô cùng đặc biệt. Và đơn giản hơn nữa, mẹ chính là người “làm nên” hai người đàn ông trong gia đình. Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: Bài học ý nghĩa nhất, sâu sắc nhất mà Đỗ Nhật Nam học được ở nhà trường là gì? Câu 3: Trong những bài học mà Đỗ Nhật Nam đã học được từ bố, theo em bài học nào có ý nghĩa nhất đối với bản thân? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 – 5 dòng). Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về câu: “Chính nghịch cảnh là thầy dạy ta.”? II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:
  4. Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. (Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012) HẾT