Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên

docx 6 trang Đăng Bình 12/12/2023 100
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI PHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2019-2020 A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT TỔNG NỘI DUNG SỐ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Tiêu chí lựa chọn Không viết ngữ liệu: đoạn văn, + Ngữ liệu tự do, chỉ cần gạch I. Đọc hiểu trong hoặc ngoài ý sgk. + Độ dài không quá 300 chữ Số câu 1-2 1-2 1 4 Tổng Số điểm 0.5-1.0 1-1.5 1.0 3.0 Tỉ lệ 5-10 % 10-15% 10% 30% Các tác phẩm, đoạn Viết bài văn trích của Văn học nghị luận văn Việt Nam học kì II học, kiểu bài nghị luận về một II. Làm văn (Không ra đề làm văn đối với những bài thơ, đoạn bài đã được tinh thơ. giảm). Số câu 1 1 Tổng Số điểm 7.0 7.0 Tỉ lệ 70% 70% Số câu 1-2 1-2 1 1 5 Tổng cộng Số điểm 0.5- 1.0 1.0-1.5 1.0 7.0 10.0 Tỉ lệ 5-10% 10-15% 10% 70% 100% B. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) 2. Vội vàng (Xuân Diệu) 3. Tràng giang (Huy Cận) 4. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
  2. 5. Chiều tối (Hồ Chí Minh) 6. Từ ấy (Tố Hữu) C. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Khi bước vào nghề, một nhân viên thiếu các “kỹ năng mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch là một hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu Hầu hết các nhà quản lý và nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên trẻ thiếu và rất yếu về kỹ năng mềm, đa số không đáp ứng được yêu cầu công việc dù họ có bằng cấp rất tốt Họ cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng mềm chứ không phải “kỹ năng cứng” (kiến thức chuyên môn). Song thực tế, việc đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, trong khi đó nhiều sinh viên cũng chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm. Trước nhu cầu phát triển, hội nhập của Việt Nam với thế giới kinh tế tri thức, với kỷ nguyên internet đã khiến cho giới hạn địa lý, giới hạn dân tộc ngày càng thu hẹp. Trong thời đại làng toàn cầu, công dân toàn cầu, những kỹ năng mềm (kỹ năng sống) như giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, chấp nhận sự khác biệt, ứng xử đa văn hóa, càng trở thành hành trang không thể thiếu với bất cứ một người nào, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên - nguồn tài nguyên quan trọng nhất để phát triển đất nước. (Khoá học kỹ năng mềm, nguồn: Cuocsongdungnghia.com, 17-4-2014 Email:daotao@kynang.edu.vn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? (0.5 điểm) Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1.0 điểm) Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Kỹ năngmềm quyết định 75% sự thành đạt của mỗi con người”? Vì sao? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất, Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
  3. (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2015, tr. 22) ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Cuộc sống này cũng vậy Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể giống ta. Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể rất khác ta. Có người ưa tụ tập với bạn bè. Có người mải mê rong chơi. Có người chỉ thích nằm nhà để đọc sách. Có người say công nghệ cao. Có người mê đồ cổ. Có người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện. Có người chỉ cần mỗi ngày bước vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay một quả trứng gà tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi [ ] Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?” ( Trích “ Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân) Câu 1. “Điều tồi tệ nhất” tác giả nói đến trong đoạn trích là gì? (0,5đ) Câu 2. Vì sao trong cuộc sống chúng ta đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng? (0,5đ) Câu 3. Hãy chỉ ra ít nhất hai tác hại của việc phán xét người khác theo định kiến? (1,0đ) Câu 4. Thông điệp anh/chị rút ra từ đoạn trích trên? (1,0đ) II.LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2011,tr.39)
  4. ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không ? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do? Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng. [ ] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát. Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình. (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.135) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm) Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì? (0.5 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”? (1.0 điểm) Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất? Vì sao ? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển rời. Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở há không ai? Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu học cũng hoài!
  5. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. (Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.4); Cảm nhận của anh/chị về bài thơ trên. ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi. Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai. Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó. Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình. Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong. Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: các trắc nghiệm tính cách Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn. Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình. (Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu”, Rosie Nguyễn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là khó hay dễ? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào? (0.5 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt”? (1.0 điểm) Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “ để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình”? Vì sao? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Phân tích bài thơ Chiều tối. (Hồ Chí Minh) ĐỀ 5 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
  6. Sức mạnh của lòng đam mê không bao giờ bị đánh giá thấp. Sức mạnh đó dẫn dắt bạn trong suốt cuộc đời, đo lường giá trị con người bạn và ý thức của bạn về sự thành đạt. Sức mạnh đó giúp bạn kiên định trước ánh mắt xét đoán cùa người khác. Nhiều người từng có nhưng quyết định “không giống ai” và chọn những con đường hẹp gồ ghề dài hun hút, nhưng rồi họ nhận ra mình đang đứng trên đỉnh vinh quang của cuộc sống mà trước đây không ai nghĩ rằng họ làm được. Bạn có thể đưa ra những quyết định tối ưu và lý trí nhất, nhưng tổng của các quyết định đó không phải lúc nào cũng cho ra một kết quả hợp lí nhất. Cái tạo ra sự khác biệt cuối cùng chính là sức mạnh của lòng đam mê. Vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước tại Mỹ có sự bùng nổ số lượng sinh viên theo học các trường luật. Xu hướng này sau đó chuyển sang Học viện kế toán viên Công chứng Hoa Kỳ (AICPA - American Institue of Certified Public Accountants), sau đó là du học tại chỗ thay vì phải ra nước ngoài. Các trường đại học khoa học, nha hay y dược lúc đó vẫn là các chủ đề được nói đến nhiều nhất, trong khi các trường nghệ thuật thì ngược lại. Tôi không có ý đánh giá thấp nghề nghiệp nào cả, mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh cảm giác trống rỗng mà cuối cùng bạn sẽ phải đối diện, nếu bạn chọn nghề nghiệp tương lai không dựa vào niêm đam mê mà dựa vào danh tiếng bề ngoài hay sự ổn định của khoản thu nhập về sự hứa hẹn về những phúc lợi hấp dẫn. Cuộc đời bạn phải được dẫn dắt bởi tương lai, ước mơ và niềm đam mê của bạn. Từ “đam mê” trong tiếng Anh - passion – bắt nguồn từ một từ Latin cổ “passio”, có nghĩa là “đau đớn”. Quả là không thể chính xác hơn! Đam mê là một tên gọi khác của nỗi đau. Khi bạn thỏa hiệp với kết quả ngọt ngào đang quyến rũ bạn ngay vào lúc này thay vì theo đuổi ước mơ, nỗi đau sẽ xuất hiện. (Rando Kim, Tuổi trẻ, khát vọng và nỗi đau, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2016) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, sức mạnh của lòng đam mê có ý nghĩa như thế nào? (0,5 điểm) Câu 3. Lí giải vì sao Khi bạn thỏa hiệp với kết quả ngọt ngào đang quyến rũ bạn ngay vào lúc này thay vì theo đuổi ước mơ, nỗi đau sẽ xuất hiện? (1.0 điểm) Câu 4.Anh/chị hãy rút ra bài học ý nghĩa từ văn bản trên? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. (Từ ấy – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr 44)