Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên
- TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI PHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 NĂM HỌC 2019-2020 I. GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH: - Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - Vợ nhặt - Kim Lân - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu - Số phận con người - Sô-lô-khốp - Nghị luận về tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi II. ĐỀ MINH HỌA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối Tiếng heo may gợi nhớ những con đường. (Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt, trong sách Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, tr.236) Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? (0,5 điểm) Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1,0 điểm)
- Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Tràng sau khi “nhặt” được vợ (Vợ nhặt , Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2)./. - Hết - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: ( ) Cột mốc chủ quyền sừng sững vươn lên Trong bão táp sáng màu cờ Tổ quốc Những ổ súng hướng về nơi có giặc Những nụ cười lấm cát mãi thanh xuân Suốt ngày đêm nghe tiếng biển ì ầm Tiếng biển vui tiếng biển buồn tiếng biển khóc tiếng biển gào căm uất Tiếng yêu thương quanh đảo mãi vỗ về. Rồi một ngày em thấy đảo là quê Là máu thịt của chúng mình gắn bó Mỗi hạt cát nặng tình người muôn thuở Viên sỏi màu ngũ sắc tuổi thơ ta Và em hiểu: biển nơi này mặn lắm Những cuộc đời máu thắm nở thành hoa (Vĩ thanh trích Trường ca Biển mặn – Nguyễn Trọng Tạo) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm) Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh, chị về trách nhiệm của thanh niên đối với biển, đảo quê hương. (1,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, tập 2)./. - Hết -
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Người xưa có câu: “Lời nói là gói vàng”. Quý giá như vậy đó, một lời nói! Cũng như khi nói “người là vàng, của là nghĩa”, bà con ta coi vàng là của quý nhất đời. Ấy thế mà người xưa đem ra ví với một lời. Đủ biết người xưa coi trọng sự ứng xử với nhau bằng lời như thế nào. Bà con ta còn có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Lại còn nói: “Chẳng được miếng thịt miếng xôi, Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.” Cái quý giá ấy là cái quý giá của tâm hồn con người biết nói năng phải chăng, khi mình mang ơn, làm phiền hoặc có lỗi với người; đối với những người như thế bà con cho đó là người “biết điều”. Nhưng ca dao cổ của ta cũng có câu: “Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Tưởng chừng như là mâu thuẫn mà hoàn toàn không phải. Thứ vàng dùng để định giá lời nói này không phải là thứ vàng - hàng hóa, trái lại, ai cũng có sẵn, ai cũng có thể sáng tạo được. Duy có một điều cần có tấm lòng. Và ta cũng hiểu rằng lựa lời mà nói là lời khuyên tùy theo công ơn của người khác, mức độ sai trái của mình v.v mà tìm lời nói cho thỏa đáng, chứ tuyệt nhiên không phải là “nói đãi bôi”, “mất tí nước bọt” để “lấy lòng” người khác – biểu hiện của sự giả dối, nịnh bợ. Nếu mỗi người chúng ta đều nói năng hằng ngày với nhau một cách có văn hóa, thì tình cảm giữa người với người trong xã hội ta sẽ ấm áp hơn, mỗi người sẽ càng thêm yêu công việc của mình – nhất là khi phải làm việc nặng nhọc, phải “làm dâu trăm họ” – thêm yêu chế độ xã hội của chúng ta. Như vậy, có thể suy rằng: sự nói năng không sản xuất ra của cải gì về vật chất nhưng vẫn góp phần củng cố quan hệ sản xuất trong xã hội chúng ta. (Nguyễn Kim Thản, Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội, NXB Văn học) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích ? (0.5 điểm) Câu 2. Nêu thông điệp của đoạn trích ? (0.5 điểm) Câu 3. Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của tác giả: Nếu mỗi người chúng ta đều nói năng hằng ngày với nhau một cách có văn hóa, thì tình cảm giữa người với người trong xã hội ta sẽ ấm áp hơn. (2.0 điểm) Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, niềm khát khao tổ ấm gia đình được thể hiện chân thực và có chiều sâu qua nhân vật Tràng” (Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục)
- Từ cảm nhận về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên./. - Hết - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học 2017 - 2018 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Người đã sống hết tận cùng năm tháng Sau vô biên sẽ chỉ có vô biên Anh vẫn chưa nói được cùng em Bài hát ấy vẫn còn là dang dở Chưa hiểu được mùi thơm của lá Chưa nghe xong tiếng hót của chim rừng Yêu thương hoài vẫn chưa đủ yêu thương Ôi nếu phải tan thành bụi cát Thành hư vô, không khí trời, không ánh sáng Chỉ rỗng không, câm lặng, vô hình Sẽ ở đâu, bàt hát ấy của anh Gương mặt của hôm nay ơi, em của những ngày đang sống? Không thể ôm cả bầu trời lồng lộng Nhưng có thể cầm một chùm quả trên tay Có thể trồng thêm một bóng mát cho ngày Không tới được một vì sao xa lắc Nhưng có thể đến trong mùa cấy gặt Làm thuyền trên sông, làm lúa trên đồng Làm ngọn lửa hồng, làm tấm gương trong Và nhận hết niềm vui trên cõi sống (Lưu Quang Vũ, Bài hát ấy vẫn còn là dang dở trích gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, tuyển thơ, NXB Hội Nhà văn) Câu 1: Xác định thể thơ và phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (1.0 điểm) Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng “bài hát” của cuộc đời mình “vẫn còn là dang dở”? (1.0 điểm) Câu 3: Nêu nội dung ý nghĩa của 8 dòng thơ cuối. (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu qua đoạn trích sau: Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi. Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh
- mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại. (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) - Hết - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học 2018 - 2019 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Ta ngự giữa đỉnh trời Canh một vùng biên ải Cho làn sương mong manh Hóa trường thành vững chãi Lán buộc vào hoàng hôn Ráng vàng cùng đến ở Bao nhiêu là núi non Ríu rít ngoài cửa sổ Những mùa đi thăm thẳm Trong mung lung chiều tà Có bao chàng trai trẻ Cứ lặng thinh mà già (Trần Đăng Khoa, Đỉnh núi trích Tuyển tập Trần Đăng Khoa, NXB Hội Nhà văn) Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả “vùng biên ải” nơi những người lính đang canh giữ? Câu 2: Theo anh, chị, vẻ đẹp tâm hồn nào của người lính được nói đến trong đoạn thơ thứ hai? Câu 3: Nêu nội dung ý nghĩa của đoạn thơ cuối. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài qua đoạn trích sau:
- Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào ”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bênvách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi. Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ. Mị bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm âm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay là họ cũng đang phải trói như Mị. Mị không thể biết. Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có một người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Nhớ thế, Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh thịt. (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) - Hết -