Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bình Thủy

doc 5 trang Đăng Bình 08/12/2023 400
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bình Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong_t.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bình Thủy

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP SỬ K7 NĂM HỌC (2019- 2020) 1. Tóm tắt hoạt động khởi nghĩa Lam Sơn từ 1418-1428 - Năm 1418 dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. - Năm 1423 nghĩa quân tạm hoà với quân Minh. - Năm 1424 nghĩa quân chuyển địa bàn hoạt động vào Nghệ An - Năm 1425 nghĩa quân giải phóng Tân Bình Thuận Hoá. - Năm 1426 tiến quân ra Bắc, lập chiến thắng Tốt Động – Chúc Động. - Năm 1427Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang - Năm 1428 đánh đuổi toàn bộ quân Minh , đất nước sạch bóng quân thù. 2.những buổi đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn. – Buổi đầu do lực lượng còn yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây Lam Sơn. Nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng nhiều khó khăn thiếu thốn, nhiều tấm gương chiến đấu hy sinh dũng cảm. . + Giữa năm 1418 quân Minh huy động lực lượng lớn để bắt và giết Lê Lợi. Lê Lai cải trang làm Lê Lợi liều chết cứu chủ tướng. + Cuối năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét, buộc quân ta phải rút lên núi Chí Linh. + Năm 1423, Lê Lợi quyết định hoà hoản với quân Minh. 3.Chiến thắng nào kết húc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói rõ về chiến thắng này. - Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - (10/14270), 15 vạn viên binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. + Đạo I : do liễu Thăng chỉ huy tiến vào theo ngả Lạng Sơn-Chi Lăng. + Đ ạo thứ 2:do Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào theo ngả Hà Giang - Diễn biến: + Ngày 8/10/1427, Liễu Thăng dẫn quân tiến vào nước ta, bị lọt vào trận địa phục kich`ở ải Chi Lăng, ta tiêu diệt mấy vạn tên , chém đầu Liễu Thăng. + Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang, bị phục kích ở Cầm Trạm, Phố Cát, quân ta tiêu diệt thêm gần 5 vạn tên số còn lại bị bắt sống - Quân ta đem chiến lợi phẩm thu được ở Chi Lăng đến cho Mộc Thạnh. Mộc Thạnh hoang vội vã rút quân về nước. - Kết quả + Hai đạo viện binh bị tiêu diệt + Vương Thông hoảng sợ vội vã xin hòa, mở hội thề Đông Quan rút về nước. + Lê Lợi chấp nhận giảng hòa. Cuộc kháng chiến chống quân Minh hoàn toàn thắng lợi. Tháng 1- 1428 đất nước ta sạch bóng quân thù 4. Nguyên nhân thắng lợi - Ý nghĩa lịch sử: a) Nguyên nhân thắng lợi: - Do lòng yêu nước, ý chí bất khuất của toàn quân, toàn dân. Quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước - Mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ tích cực ủng hộ cuộc khởi nghĩa - Do đường lối chiến lược, chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. b) Ý nghĩa lịch sử : - Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh,
  2. - Mở ra thời kì mới của xã hội, đất nước dân tộc thời Lê Sơ. 5. Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức. - Vua Lê Thánh Tông ban hành bộ luật mới là bộ Quốc Triều hình luật còn gọi là luật Hồng Đức. - Nội dung của bộ luật bảo vệ quyền lợi của vua quan hoàng tộc, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. + Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc . 6. Các biện pháp phục hồi kinh tế sau chiến tranh của nhà Hậu Lê; a) Nông nghiệp - Dưới ách thống trị của nhà Minh nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng: xóm làng tiêu điều , ruộng đất bỏ hoang, người dân phiêu tán. - Sau chiến tranh ,vua Lê Thái Tổ đã: + Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng. + Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng. + Ban hành chính sách quân điền. + Cấm giết trâu bò. + Cấm điều động dân phu trong mùa gặt + Đặt thêm một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp.cho đắp đê Hồng Đức => sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển b) Công thương nghiệp; - Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển. + Các làng thủ công nổi tiếng ra đời.Thăng Long là nơi tập trung nhiều làng nghề thủ công nhát + Các công xưởng thủ công do nhà nước quản lí (Cục bách tác) sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đúc tiền. . . - Nhà Lê khuyến khích lập chợ mới, buôn bán với nước ngoài vẫn được duy trì, chủ yếu ở một số cửa khẩu. 7 . Tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê Sơ; - Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học.ở các địa phương. Mọi người điều có thể đi học, đi thi.trừ kẻ phạm tội và người làm nghề ca há - Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế - Giáo dục thời Lê Sơ qui củ và chặt chẻ: thi 3 kỳ để chọn nhân tài. - Thời Lê Sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là: A. Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức). B. Quốc triều hình thư. C. Hồng Đức bản đồ. D. Đại thành toán pháp. Câu 2: Ở triều đình có các bộ là A. Lại, Hộ, Lễ, Công B. Lại, Hộ, Lễ, . C. Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công D. Lễ, Binh, Hình, Công
  3. Câu 3: Văn thơ thời Lê sơ có nội dung: A. yêu nước sâu sắc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. B. yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, C. thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. D. yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. Câu 4: Luật pháp thời Lê sơ có điểm khác so với thời Lý – Trần là A. có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ một số quyền của phụ nữ. B. có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế C. gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ. D. có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ. Câu 5: Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta thời Lê: A. bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy. B. nhà Lê khuyến khích phát triển nông nghiệp. C. thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò. D. sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. Câu 6: Nội dung học tập, thi cử thời Lê sơ là A. các sách của Đạo giáo. B. các sách của đạo Phật. C. các sách của đạo Nho. D. các sách của Thiên Chúa giáo. Câu 7: Một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng ngoài là A. Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng. B. đời sống nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng, nhiều làng mới được thành lập. C. Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ nộp thuế cho nhà nước. D. Nông dân có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô. Câu 8: Đầu năm 1418, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã A. tiến hành Hội thề ở Bạch Hạc( Việt Trì, Phú Thọ) B. tiến hành Hội thề ở phủ Long Hưng ( Thái Bình) C. tiến hành Hội thề ở Bình Than ( Chí Linh, Hải Dương) D. tiến hành Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá). Câu 9: Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn Nghĩa quân phải mấy lần rút lên núi Chí Linh A. bốn lần rút lên núi Chí Linh. B. ba lần rút lên núi Chí Linh. C. hai lần rút lên núi Chí Linh. D. năm lần rút lên núi Chí Linh. Câu 10: Thời Lê sơ cơ quan chuyên môn như Quốc sử viện có nhiệm vụ: A. trông coi đê điều B. can gián vua và các triều thần C. viết sử D. soạn thảo công văn Câu 11: Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông" có nghĩa là: A. khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu, khi hòa bình thì thay nhau về quê làm ruộng.
  4. B. khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu, khi hòa bình thì tất cả về quê làm ruộng. C. khi đất nước có ngoại xâm thì một nửa quân lính tại ngũ chiến đấu, khi hòa bình thì về quê làm ruộng. D. khi đất nước có ngoại xâm thì một nửa quân lính đều tại ngũ chiến đấu, khi hòa bình thì một nửa về quê làm ruộng. Câu 12: Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (7- 2- 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là A. Dạ Trạch Vương. B. Bình Định Vương. C. Hưng Đạo Đại Vương. D. Bình Tây Đại Nguyên Soái. Câu 13: Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa thái độ của người dân như thế nào? A. chỉ có Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa. B. Người dân trong vùng Thanh Hóa tham gia. C. nhiều người yêu nước từ khắp nơi tìm về Lam Sơn. D. Nhân dân quanh khu vực núi Chí Linh tham gia. Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của chế độ phong kiến A. nhà Minh. B. nhà Thanh C. nhà Đường D. nhà Ngô Câu 15: Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là? A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất. B. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. C. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn. D. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. Câu 16: Xã hội thời Lê sơ có điểm khác so với thời Lý –trần là A. Nô tì là tầng lớp xã hội thấp kém nhất, số lượng tăng dần. B. Nhà nước khuyến khích dân bán mình làm nô tì. C. Nô tì là tầng lớp xã hội thấp kém nhất, số lượng giảm dần. D. Nhà nước bức dân tự do làm nô tì. Câu 17: Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo có A. phủ, châu, huyện. B. phủ, huyện và xã. C. phủ, châu và xã. D. phủ, châu, huyện và xã. Câu 18: Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, việc làm đầu tiên là: A. lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. B. Tiến hành thu thuế. C. Tổ chức lại các cơ quan. D. Tổ chức bộ máy chính quyền. Câu 19: Quân đội nhà Hậu Lê gồm có những thứ quân: A. bộ binh, thuỷ binh. B. bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh. C. bộ binh, thuỷ binh, tượng binh. D. bộ binh, thuỷ binh và kị binh. Câu 20: Thời Lê sơ cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện có nhiệm vụ: A. trông coi đê điều. B. soạn thảo công văn.
  5. C. viết sử. D. can gián vua và các triều thần. Bình Thủy, ngày 09 tháng 2 năm 2020. Giáo viên bộ môn Trần Thu Hương