Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Phần sinh thái học - Trường THPT Trần Phú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Phần sinh thái học - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_phan_sinh_thai_hoc_truon.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Phần sinh thái học - Trường THPT Trần Phú
- ĐỀ CƯƠNG TỰ HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 SINH THÁI HỌC Tiết 1 MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1.Khái niệm và phân loại môi trường a.Khái niệm Môi trường sống cuả sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật,có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại , sinh trưởng ,phát triển và mọi hoạt động của sinh vật. b.Phân loại 1.Môi trường nước 2.Môi trường đất 3.Môi trường sinh vật c.Các nhân tố sinh thái 1.Nhân tố sinh thái vô sinh:(nhân tố vật lí và hóa học)khí hậu,thổ nhưỡng ,nước và địa hình 2.Nhân tố hữu sinh:vi sinh vật,nấm,động vật,thực vật và con người. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI 1. Giới hạn sinh thái:là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. -Khoảng thuận lợi:là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất -Khoảng chống chịu:khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật. 2. Ổ sinh thái:Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể của loài. -Ổ sinh thái gồm:ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung -Sinh vật sống trong một ổ sinh thái nào đó thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thông qua những dấu hiệu về hình thái của chúng -Nơi ở:là nơi cư trú của một loài 1
- SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG 1.Thích nghi của sinh vật với ánh sáng -Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường. Có hai nhóm cây chính:cây ưa sáng và cây ưa bóng -Động vật:dùng ánh sáng để định hướng,hình thành hướng thích nghi:ưa hoạt động ban ngày và ưa hoạt động ban đêm. 2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ a. Quy tắc về kích thước cơ thể:Động vật đẳng nhiệt vùng ôn đới có kích thước > động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới b. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai ,đuôi, chi QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ QUẦN THỂ SINH VẬT Tập hợp các cá thể cùng loài + sinh sống trong một khoảng không gian xác định + thời gian nhất định + sinh sản và tạo ra thế hệ mới QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ Cá thể phát tán môi trường mới CLTN tác động cà thể thích nghi quần thể QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ Quan hệ hỗ trợ: quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống -Ví dụ:hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông Chó rừng thường quần tụ từng đàn -Ý nghĩa:+đảm bảo cho quần thể tồn tạ ổn định + khai thác tối ưu nguồn sống + tăng khả năng sống sót và sinh sản 2
- Quan hệ cạnh tranh: quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống. -Ví dụ:thực vật cạnh tranh ánh sang, động vật cạnh tranh thức ăn,nơi ở,bạn tình . -Ý nghĩa:+duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần thể +đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển 3
- Tiết 2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT TỈ LỆ GIỚI TÍNH Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng các thể được và cái trong quần thể Tỉ lệ giới tính thay đỗi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường sống, mùa sinh sản, sinh lý. . . Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. NHÓM TUỔI Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luông thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ Có 3 kiểu phân bố + Phân bố theo nhóm + Phân bố đồng điều + Phân bố ngẫu nhiên MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ Mật độ các thể của quần thể là số lượng các thể trên một đơn vị hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồng sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT 1.Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa -Kích thước của QTSV là số lượng cá thể đặc trưng (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của QT -Ví dụ: QT voi 25 con, QT gà rừng 200 con . -Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển -Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường 2.Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QT sinh vật 4
- a. Mức độ sinh sản của QTSV Là số lượng cá thể của QT được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian b.Mức tử vong của QTSV Là số lượng cá thể của QT bị chết trong 1 đơn vị thời gian c. Phát tán cá thể của QTSV - Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ QT mình nơi sống mới - Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài QT chuyển tới sống trong QT TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT -Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J) -Điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng QT giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S) TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI -Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử -Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢN CÁ THỂ 1.Khái niệm Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể 2. Các hình thức biến động số lượng cá thể a. Biến động theo chu kỳ * Khái niệm Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường * ví dụ: Biến động số lượng nhỏ Thỏ, Mèo ở rừng Canada Biến động số lượng Cáo ở đồng rêu phương Bắc Biến động số lượng cá Cơm ở biển Peru 5
- b. Biến động số lượng không theo chu kỳ * Khái niệm Biến động số lượng cá thể của quàn thể không theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên * Ví dụ ở Việt Nam - Miền Bắc: số lượng bò sát và Ếch, Nhái giảm vào những năm có giá rét ( nhiệt độ<8 0 c) - Miền Bắc và Miền Trung: số lượng bò sát, chim, thỏ giảm mạnh sau những trận lũ lụt NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ 1.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể a. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh ( khí hậu, thổ nhưỡng ) - Nhóm các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể nên còn được gọi là nhóm nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể - Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí của các cá thể.Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp b. Do sự thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh( cạnh tranh giữa các cá thể cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt) - Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhóm nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ quần thể - Các nhân tố sinh thái hữu tính ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở . 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể - Quần thể sống trong môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm tăng số lượng cá thể của quần thể - Điều kiện sống thuận lợi quần thể tăng mức sinh sản + nhiều cá thể nhập cư tới thức ăn nơi ở thiếu hụt hạn chế gia tăng số lượng cá thể 3. Trạng thái cân bằng của quần thể 6
- Trạng thái cân bằng của quần thể khi số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường 7
- Tiết 3 QUẦN XÃ SINH VẬT Khái niệm về quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ: 1/. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã: Thể hiện qua: * Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã * Loài ưu thế và loài đặc trưng: - Loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh - Loài đặc trưng chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. 2/. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã: - Phân bố theo chiều thẳng đứng VD: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới - Phân bố theo chiều ngang VD: + Phân bố của sinh vật từ đỉnh núi Sườn núi chân núi + Từ đất ven bờ biển vùng ngập nước ven bờ vùng khơi xa QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT: 1/. Các mối quan hệ sinh thái: Gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng - Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại ho các loài khác gồm các mối quan hệ: Cộng sinh, hội sinh, hợp tác - Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loại bị hạ, gồm các mối quan hệ: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế, cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác 2/. Hiện tượng khống chế sinh học: 8
- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã DIỄN THẾ SINH THÁI Khái niệm về diễn thế sinh thái Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của mơi trường. Các loại diễn thế sinh thái: 1. Diễn thế nguyên sinh: - Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ mơi trường chưa cĩ sinh vật. - Quá trình diễn thế diễn ra theo các giai đoạn sau: + Giai đoạn tiên phong: Hình thành quần xã tiên phong + Giai đoạn giữa:giai đoạn hỗn hợp, gồm các quần xã thay đổi tuần tự + Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn định 2. Diễn thế thứ sinh: - Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở mơi trường đã cĩ một quần xã sinh vật sống. - Quá trình diễn thế diễn ra theo sơ đồ sau: + Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn định + Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự. + Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn đinh khác hoặc quần xã bị suy thối. Nguyên nhân gây ra diễn thế: 1. Nguyên nhân bên ngồi: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. 2. Nguyên nhân bên trong: sự cạnh trang gay gắt giữa các lồi trong quần xã Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái: Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta cĩ thể hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đốn đước các quần xã tồn tại trước đĩ và quần xã sẽ thay thế trong tương lai. từ đĩ cĩ thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, cĩ thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của mơi trường, sinh vật và con người. 9
- Tiết 4 HỆ SINH THÁI Khái niệm hệ sinh thái Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh VD: Hệ sinh thái ao hồ,đồng ruộng, rừng Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thới tác động qua lại với các thành phần vô sinh Trong hệ sinh thái , trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã – sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống Các thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái Gồm có 2 thành phần 1. Thành phần vô sinh ( sinh cảnh ): + Các yếu tố khí hậu + Các yếu tố thổ nhưỡng + Nước và xác sinh vật trong môi trường 2. Thành phần hữu sinh ( quần xã sinh vật ) Thực vật, động vật và vi sinh vật Tuỳ theo chức năng dinh dưỡng trong hệ sinh thái chúng được xếp thành 3 nhóm + Sinh vật sản xuất: + Sinh vật tiêu thụ: + Sinh vật phân giải: III. Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất Gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo: 1. Hệ sinh thái tự nhiên: gồm a. Trên cạn: b. Dưới nước: + nước mặn: + nước ngọt: 2. Hệ sinh thái nhân tạo: 10
- Hệ sinh thái nhân tạo đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người vì vậy con người phải biết sử dụng và cải tạo 1 cách hợp lí TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật: 1. Chuỗi thức ăn: - Một chuỗi thức ăn gồm nhiều lồi cĩ quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi lồi là một mắt xích của chuỗi. - Trong một chuỗi thức ăn, một mắt xích vừa cĩ nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, mừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau. - Trong hệ sinh thái cĩ hai loại chuỗi thức ăn: + Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng, sau đến là động vật ăn sinh vật tự dưỡng và tiếp nữa là động vật ăn động vật. + Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ, sau đến các lồi động vật ăn sinh vật phân giải và tiếp nữa là các động vật ăn động vật. 2. Lưới thức ăn: - Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn cĩ nhiều mắt xích chung. - Quần xa sinh vật càng đa dạng về thành phần lồi thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. 3. Bậc dinh dưỡng: - Tập hợp các lồi sinh vật cĩ cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng. - Trong quần xã cĩ nhiều bậc dinh dưỡng: + Bậc dinh dưỡng cấp 1(Sinh vật sản xuất) + Bậc dinh dưỡng cấp 2(Sinh vật tiêu thụ bậc 1) + Bậc dinh dưỡng câp 3(Sinh vật tiêu thụ bậc 2) + Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất: Tháp sinh thái: - Để xem xét mức độ dinh dưỡng ở từng bậc dinh dưỡng và tồn bộ quần xã, người ta xây dựng các tháp sinh thái. 11
- - Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật cĩ chiều cao bằng nhau, cịn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. - Cĩ ba loại tháp sinh thái: + Tháp số lượng: + Tháp sinh khối: + Tháp năng lượng: 12
- Tiết 5 CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa - Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. - Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất , nước. Một số chu trình sinh địa hoá 1/ Chu trình cacbon - Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit ( CO2) . - TV lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua QH. - khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, SV trả lại CO2 và nước cho môi trường - Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất. 2/ Chu trình nitơ - TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH4+) và nitrat (NO3-) . - Các muồi trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học. - Nitơ từ xác SV trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của VK, nấm, - Hoạt động phản nitrat của VK trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất, nước và bầu khí quyển. 3/ Chu trình nước - Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông , suối, ao , hồ, - Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất. Sinh quyển 1/ Khái niệm SQ SQ là toàn bộ SV sống trong các lớp đất, nước và không khí của TĐ. 2/ Các khu sinh học trong sinh quyển 13
- - Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng rũng lá ôn đới, - khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng ( đầm, hồ, ao, )và khu nước chảy ( sông suối). - Khu sinh hoc biển: + theo chiều thẳng đứng: SV nổi, ĐV đáy, + theo chiều ngang: vùng ven bờ và vùng khơi DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 1. Phân bố năng lượng trên trái đất -Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất -Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy(50% bức xạ) cho quan hợp -Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ Dòng năng lượng trong hệ sinh thái -Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm -Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng, tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng Hiệu suất sinh thái -Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡngsau tích luỹ được thường là 10% so với bậc trước liền kề Tiết 6 Củng cố vào kiểm tra TÓM LẠI ÔN TẬP PHẦN SINH THÁI HỌC CẦN NẮM * Chương I:Cá thể và quần thể sinh vật: - Kn và đặc điểm môitrường sống. - Kn và đặc điểm nhân tố sinh thái - Kn và đặc điểm quần thể sinh vật. * Chương II:Quần xã sinh vật. - Kn và đặc điểm của quần xã sinh vật. -Kn và đặc điểm của diễn thế sinh thái. 14
- * Chương III:Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường. - Kn và đặc điểm của hệ sinh thái. - Kn và đặc điểm của sinh quyển. BÀI TẬP LỒNG GHÉP VÀO PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1 Cây trồng ở vào giai đoạn nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất đối với nhiệt độ? A. Nảy mầm* B. Cây non; C. Sắp nở hoa; D. Nở hoa;. Câu 2 . Vật nuôi ở giai đoạn nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất đối với nhiệt độ? A. Phôi thai; B. Sơ sinh* C. Gần trưởng thành; D. Trưởng thành; Câu 3 Mùa đông ruồi , muỗi phát triển ít chủ yếu là do: A. Ánh sáng yếu; B. thức ăn Thiếu;C. Nhiệt độ thấp* D. Dịnh bệnh nhiều; 15
- Câu 4 . Ngủ đông ở động vật biến nhiệt để: A. Nhạy cảm với môi trường; B. Tồn tại* C. Tìm nơi sinh sản mới; D. Báo hiệu mùa lạnh; Câu 5 . Cá chép có nhiệt tương ứng là: +2oC, +28oC, +44 oC Cá rô phi có nhiệt độ tương ứng là: +5,6 oC, +30 oC, +42 oC. Nhận định nào sau đây là đúng nhất? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.* B. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn. Câu 6 Lớp động vật nào có thân nhiệt phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ? A. Cá xương* B. Ếch; C. Cá sụn; D. Thú; . Câu 7 . Nhiệt độ môi trường tăng có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng , tuổi phát dục ở động vật biến nhiệt? A. Tốc độ sinh trưởng tăng , thời gian phát dục rút ngắn* B. Tốc độ sinh trưởng tăng , thời gian phát dục kéo dài; C. Tốc độ sinh trưởng giảm , thời gian phát dục rút ngắn; D. Tốc độ sinh trưởng giảm , thời gian phát dục kéo dài; Câu 8 Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loại cây theo trình tự sau: A. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau* B. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau; C. Trồng đồng thời nhiều loại cây; D. Không thể cùng trồng cả hai loại cây nào. Câu 9. Với cây lúa ánh sáng có vai trò quan trọng nhất ở giai đoạn nào? A. Hạt nảy mầm; B. Mạ non; C. Trổ bông .D Cả B và C. Câu 10. Yếu tố quyết định số lượng cá thể các quần thể sâu hại cây trồng là: A. Dinh dưỡng; B. Nhiệt độ* C. Ánh sáng; D. Thỗ nhưỡng; Câu 11.Nguyên nhân chủ yếu của đấu tranh cùng loài là: 16
- A. Do có cùng nhu cầu sống;* B. Do chống lại điều kiện bất lợi; C. Do đối phó với kẻ thù; D. Do mật độ cao;. Câu 12. Trường hợp nào thường dẫn đến tiêu diệt lẫn nhau: A. Kí sinh- vật chủ; B. Vật ăn thịt- con mồi; C. Giành đẳng cấp; D. Xâm chiếm lãnh thổ.* Câu 13. Qui luật nào chi phối hiện tượng bón phân đầy đủ mà vẫn không cho năng xuất cao? A. Tác động không đều; B. Quy luật giới hạn; C. Tác đông tổng hợp; D. Cả A và C.* Câu 14. Nội dung quy luật giới hạn sinh thái nói lên: A. A.Khả năng thích ứng của sinh vật với môi trường; B. B. Giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường*; C. C. Mức độ thuận lợi của sinh vật với môi trường; D. D. Giới hạn phát triển của sinh vật;. Câu 15. Một số cây họ Đậu Fabaceae lá cụp lại như “ngủ” khi Mặt trời lặn để hạn chế: A. Sự thoát hơi nước; B. Tiếp xúc với môi trường; C. Tiêu phí năng lượng* D. Tích lũy chất hưu cơ ở lá; Câu 16. “Đồng hồ sinh học” có khả năng: A. Biểu thị thời gian* B. Thích ứng với môi trường; C. Biến đổi theo chu kì; D. Dự báo thời tiết; Câu 17. Cơ chế hoạt động của “đồng hồ sinh học” ở thực vật là do yếu tố nào điều khiển? A. Nhiệt độ; B. Ánh sáng; C. Độ ẩm; D. Chất tiết từ mô hoặc một số cơ quan.* Câu 18. Đặc điểm của nhịp sinh học là: A. Mang tính thích nghi tạm thời B. Có tính di truyền C. Không di truyền được; D. Cả A và B. Chọn phương án trả lời đúng nhất ( A, B, C, D, E) đẻ trả lời cho các câu(19,20,21,22,), trong đó: ; A. Khống chế sinh học; 17
- B. Cân bằng sinh học; C. Cân bằng quần thể; D. Nhịp sinh học. Câu 19. Khả năng tự điều chỉnh lại nguồn thức ăn, nơi ở giữa các loài sinh vật gọi là: A B B* D Câu 20. Khả năng thích ứng nhịp nhàng của sinh vật với môi trường gọi là: A B C D* Câu 21. Khả năng tự điều chình số lượng cá thể của loài gọi là: A B C* D Câu 22. Sự hạn chế số lượng cá thể của con mồi là ví dụ A* B C E Câu 23. Hiên tượng nào sau dây không đúng với khái niệm nhịp sinh học? A. Lá một số cây họ đậu xếp lại khi mặt trời lặn; B. Cây ôn đới rụng lá vào mùa đông; C. Dơi ngủ ngày hoạt động đêm; D. Cây trinh nữ xếp lá lại khi có va chạm*; Câu 24. Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học ngày đêm là do: A. Sự thay đổi nhịp nhàng giữa sáng và tối của môi trường*; B. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm; C. Do cấu tạo cơ thể thích nghi với hoạt động ngày hoặc đêm; D. Do yếu tố quy định của ngày quy định;. Câu 25. Yếu tố có vai trò quan trọng trong dự hình thành nhịp sinh học là: A. Ánh sáng; B. Môi trường; C. Di truyền; D. Di truyền và môi trường*. 18
- Câu 26. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể: A. Mật độ; B. Tỉ lệ đực cái; C. Sức sinh sản, cấu trúc tuổi D. Độ đa dạng. Câu 27. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể? A. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung; B. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời; C. Kiểu gen đặc trưng ổn định; D. Có khả năng sinh sản; Chọn câu trả lời đúng nhất (A,B,C,D,E) để trả lời các câu hỏi (28, 29 , 30 , 31 , 32, 33, 34)trong đó A. Kí sinh; B. Cộng sinh; C. Cạnh tranh; D. Hội sinh; E. Hợp tác Câu 28. Con ve bét đang hút máu con hươu là quan hệ: A* B C D E Câu 29. Hai loài ếch cùng sống chung một hồ, một loài tăng số lượng , loài kia giảm số lượng là quan hệ: A B C* D E Câu 30. Tảo quang hợp , nấm hút nước tạo thành địa y là quan hệ: A B* C D E Câu 31. Lan sống trên cành cây khác là quan hệ: A B C D* E Câu 32. Vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ Đậu là quan hệ: 19
- A B* C D E Câu 33. Trùng roi trichomonas sống trong ruột là quan hệ: A* B C D* E Câu 34. Giun đũa sống trong ruột người là quan hệ: A B C D E Câu 35. Sinh vật tiết ra các chất kìm hãm sự phát triển của đồng loại và những loài xung quanh là quan hệ: A. Cộng sinh; B. Hội sinh; C. Ức chế - Cảm nhiễm; D. Hợp tác; . Câu 36. Yếu tố quan trọng nhất quyết định mức ô nhiễm của môi trường là do: A. Nông nghiệp; B. Thiên tai; D. Chiến tranh;* E. Dân số. Câu 37. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là: A. Không khai thác; B. Trồng nhiều hơn khai thác C. Cải tạo rừng; D. Trồng và khai thác theo kế hoạch*; *. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu (A , B , C , D , E ) để trả lời các câu hỏi (38 , 39 , 40 , 41 , 42 ), trong đó: A. Quy luật giới hạn sinh thái; B. Quy luật tác động qua lại; C. Quy luật tác động không đồng đều; D. Quy luật tác động tổng hợp; Câu 38. Cần trồng cây gây rừng là ứng dụng quy luật: A B* C D 20
- Câu 39. Quan tâm đến nhiệt độ nước nuôi cá là ứng dụng quy luật: A* B C D Câu 40. Gieo trồng đúng mùa vụ là ứng dụng quy luật: A B C D* Câu 41. Kết hợp bón phân chuồng , phân hóa học , vi lượng cho một loại cây là ứng dụng quy luật: A B C* D Câu 42. Mối quan hệ sinh vật nuôi trồng là phản ánh nội dung quy luật: A B* C D Câu 43. Trong tự nhiên , khi quần thể chỉ còn một số cá thể sống sót thì khả năng nào sẽ xảy ra nhiều nhất ? A. Sinh sản với tốc độ nhanh; B. Diệt vong; C. Ổn định; D. Hồi phục.* Câu 44. Khi mật độ quần thể mọt bột quá cao có hiện tượng ăn lẫn nhau , giảm khả năng đẻ trứng , kéo dài thời gian phát triển của ấu trùng là do: A. Thiếu thức ăn; B. Ô nhiễm; C. Cạnh tranh; D. Điều kiện sống bất lợi.* Câu 45. Sự cách li tự nhiên giữa cá thể cùng loài có ý nghĩa: A. Giảm bớt sự cạnh tranh thức ăn , nơi ở; B. Ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể; C. Hạn chế sự tiêu tốn thức ăn; D. A , B và C* Câu 46. Quần xã sinh vật là 21
- A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau; B. Được hình thành trong quá trình lịch sử; C. Các quần thể gắn bó với nhau như một thể thống nhất, có khu phân bố(sinh cảnh) D. Tất cả A , B , C *. Câu 47. Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó trong quần thể sinh vật là mối quan hệ: A. Hợp tác , nơi ở; B. Cạnh tranh , nơi ở; C. Cộng sinh; D. Dinh dưỡng , nơi ở;* Câu 48. Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể? A. Mật độ; B. Tỉ lệ tử vong; C. Tỉ lệ đực cái;tỉ lệ nhóm tuổi D. Độ đa dạng.* Câu 49. Sự biến động của quần xã là do: A. Môi trường biến đổi;* C. Tác động của con người; C. Đặc tính của quần xã; D. Sự cố bất thường. Câu 50. Quần thể ưu thế trong quần xã là quần thể có: A. Số lượng nhiều; B. Vai trò quan trọng;* C. Khả năng cạnh tranh cao; D. Sinh sản mạnh;. Câu 51. Các quần thể ưu thế của quần xã thực vật cạn là: A. Thực vật thân gỗ có hoa:* B. Thực vật thân bò có hoa; C. Thực vật hạt trần; D. tất cả A,B và C Câu 52. Quần thể đặc trưng trong quần xã là quần thể có: A. Kích thước bé , ngẫu nhiên nhất thời; B. Kích thước lớn , phân bố rộng , thường gặp;* C. Kích thước bé phân bố hẹp , ít gặp; D. Kích thước lớn , không ổn định , thường gặp;. Câu 53 Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện: A. Số lượng cá thể nhiều; B. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau; C. Có nhiều tầng phân bố; D. Có thành phần loài phong phú.* 22
- Câu 54 Sự phân tầng thẳng đứng trong quần xã là do: A. Phân bố ngẫu nhiên; B. Trong quần xã có nhiều quần thể; C. Nhu cầu không đồng đều ở các quần thể;* D. Sự phân bố các quần thể trong không gian; Câu 55 . Vai trò của khống chế sinh học trong sự tồn tại của quần xã là: A. Điều hòa mật độ ở các quần thể; B. Làm giảm số lượng cá thể trong quần xã; C. Đảm bảo sự cân bằng trong quần xã; D. A, B và C;* Câu 56. Câu nào đúng nhất khi nói tới ý nghĩa của sự phân tầng trong đời sống sản xuất? A. Tiết kiệm không gian; * B.Trồng nhiều loại cây trên một diện tích; E. Nuôi nhiều loại cá trong ao; D. Tăng năng suất từng loại cây trồng; Câu 57. Độ đa dạng sinh học có thể coi như là “hằng số sinh học” vì: A. Các quần thể trong quần xã có mối quan hệ ràng buộc;* B. Cùng sinh song dẫn đến quần thể cùng tồn tại; C. Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ nên ít biến đổi; D. Quần xã có số lượng cá thể lớn nên ổn định; Câu 58. Diễn thế sinh thái có thể hiểu là: A. Sự biến đổi cấu trúc quần thể; B. Thay quần xã này bằng quần xã khác*; C. Mở rộng vùng phân bố; D. Thu hẹp vùng phân bố; Câu 59. Diễn thế sinh thái diễn ra một cách mạnh mẽ nhất là do: A. Sinh vật; B. Nhân tố vô sinh; C. Con người;* D. Sự cố bất thường. Câu 60. Nhóm sinh vật nào có thể cư trú được ở đảo mới hình thành do núi lửa: A. Thực vật than bò có hoa; B. Thực vật than cỏ có hoa; C. Địa y , quyết;* D. Thực vật hạt trần; Câu 61. Xu hướng chung của diễn thế nguyên sinh là: A. Từ quần xã già đến quần xã trẻ; 23
- B. Từ quần xã trẻ đến quần xã già;* C. Từ chưa có đến có quần xã; D. Tùy giai đoạn mà A hoặc B;. Câu 62 Kết quả của diễn thế sinh thái là : A. Thay đổi cấu trúc quần xã; C.Thiết lập mối cân bằng mới;* B. Tăng sinh khối; D.Tăng số lượng quần thể; Câu 63. Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là : A. Nắm được quy luật phát triển của quần xã; B. Phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng; C. Biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó; D. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông , lâm , Ngư nghiệp;* Câu 64. Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái thường xuyên là: A. Môi trường biến đổi;* B. Tác động con người; C. Sự cố bất thường; D. Thay đổi các nhân tố sinh thái; Câu 65 . Quần xã sinh vật nào trong quan hệ sinh thái sau được coi là ổn định nhất? A. Một cái hồ; B. Một khu rừng*; C. Một đồng cỏ; D. Một đầm lầy;. Câu 66. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về: A. Nguồn gốc; B. Nơi chốn; C. Dinh dưỡng;* D. Cạnh tranh; . Câu 67. Mắt xích nào của chuỗi thức ăn hình thành năng suất sơ cấp? A. Động vật ăn thịt; B. Động vật ăn tạp; C. Côn trùng; D. Thực vật.* Câu 68 . Trong các câu sau , câu nào đúng nhất? A. Quần xã phải đa dạng sinh học mới tạo thành lưới thức ăn; B. Các chuỗi thức ăn có mắt xích chung gọi là lưới;* C. Nhiều chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn; D. Nhiều quần thể trong quần xã mới tạo thành lưới thức ăn;. * Sử dụng sơ đồ thức ăn đê trả lời các câu hỏi (69 , 70 , 71) Dê Hổ Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật 24
- Gà Mèo rừng Câu 69. Sinh vật tiêu thụ bậc hai là: A. Cáo , hổ , mèo rừng;* B. Cáo , mèo rừng , gà; C. Dê , thỏ , gà; D. Dê , thỏ , mèo rừng , cáo; Câu 70. Số lượng chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên là: A. 5; B. 6* ; C. 7; D. 8; E. 9. Câu 71. Số loài sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: A. 5; B. 6; C.4; D. 3;* . Câu 72 Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì: A. Có cấu trúc lớn nhất; B. Luôn giữ vững cân bằng; C. Có chu trình tuần hoàn vật chất;* D. Có nhiều chuỗi thức ăn; Câu 73 Mô hình V.A.C là một hệ sinh thái vì: A. Có sinh vật sản xuất , tiêu thụ , phân giải; B. Có kích thước quần xã lớn; C. Có chu trình tuần hoàn vật chất;* D. Có cả ở động vật và thực vật; Câu 74. Trong các nhóm sinh vật sau nhóm nào có sinh khối lớn nhất ? A. Sinh vật sản xuất;* B. Động vật ăn thực vật; C. Động vật ăn thịt; D. Động vật phân hủy; Câu 75. Sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là do: A. Thức ăn bậc trước lớn hơn bậc sau; B. Năng lượng thất thoát qua các bậc dinh dưỡng; C. Sinh vật không hấp thụ hết thức ăn; D. Cả B và C. Câu 76. Năng lượng khởi nguyên để thực hiện một vòng tuần hoàn vật chất là: A. Mặt trời* B. Thực vật; C. Khí quyển; D. Trái đất;. Câu 77 Hiệu suất sinh thái là gì? A. Sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng; 25
- B. Phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng*; C. Hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng; D. Phần trăm số lượng cá thể giữa các bậc dinh dưỡng; Câu 78 Sự chuyển hóa các chất trong hệ sinh thái tuân theo quy luật: A. Sinh thái cơ bản; B. Hình tháp sinh thái; C. Bảo toàn chuyển hóa năng lượng; D. Cả B và C. 26