Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_cuong_on_tap_ngu_van_lop_6.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 6
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 I/ Ôn tập kiến thức cũ: 1. Văn học: a. Hệ thống hóa các truyện ngắn hiện đại đã học: ( Các em có thể căn cứ vào sách giáo khoa để điền thông tin vào bảng trong vở soạn văn. - Phần nội dung chính không nhất thiết như ghi nhớ trong sách giáo khoa mà chỉ cần trả lời câu hỏi: Văn bản viết về điều gì? Cái đó như thế nào? VD: truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của em bé làng An-dát rất xúc động. Chú bé Phrăng đã được thầy Ha-men truyền cho tình yêu tiếng mẹ đẻ, lòng căm thù giặc tức là truyền tình yêu đất nước. - Phần nghệ thuật tiêu biểu cần trả lời được các câu hỏi: Ngôi kể có tác dụng gì? Lời kể như thế nào? Có sử dụng biện pháp tu từ nào không? Tác dụng của nó là gì?. VD: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được kể ngôi thứ nhất giúp nhân vật bộc lộ chân thực suy nghĩ, tình cảm của mình. Lời kể tự nhiên, gần gũi với lứa tuổi thiếu niên. Biện pháp nhân hóa, so sánh khiến người đọc thích thú, dễ hình dung tưởng tượng về nhân vật.) STT Văn bản Thể loại Nhân vật Nội dung chính Nghệ thuật Tác giả Ngôi kể tiêu biểu b. Tóm tắt các văn bản bằng đoạn văn khoảng 10 câu: ( Căn cứ vào sách giáo khoa, kiến thức học thêm, các em hoàn thiện ra nháp đoạn văn tóm tắt. Sau đó thoát ly văn bản viết để tập kể bằng miệng một cách lưu loát. Lưu ý : đoạn văn đảm bảo được các chi tiết chính của các văn bản. Nếu em nào có khả năng tóm tắt tốt thì không nhất thiết thiết phải viết lại mà chỉ cần nhớ để kể.) - Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”: - Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” - Văn bản “Buổi học cuối cùng” 1
- c. Trả lời các câu hỏi sau ra vở: ( Các em kết hợp việc tìm hiểu bài trên lớp, vào Google đánh tên văn bản để tìm hiểu thêm về hình ảnh, tư liệu các bài viết, giới thiệu . để trả lời các câu hỏi ngắn gọn nhưng đủ ý. Đối với các câu hỏi trình bày suy nghĩ, các em trả lời theo ý hiểu cá nhân, không nhất thiết theo khuôn mẫu) C1: Hãy nhận xét về hình dáng và tính cách của Dế Mèn trước khi có bài học đường đời đầu tiên. Đó là tính cách của lứa tuổi nào trong xã hội con người? Em có thấy bạn bè xung quanh có biểu hiện nào giống với chú Dế Mèn không? Trước biểu hiện đó, em có suy nghĩ gì? C2: Vì sao Dế Choắt lại bị chết? Theo em, Dế Mèn hay chị Cốc đáng trách? Vì sao? Nếu em gặp phải tình huống của chị Cốc, em sẽ xử lý thế nào? C3: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? Theo em, nếu hung hăng, kiêu ngạo, không suy nghĩ trước khi hành động có phải chỉ mang họa vào thân mình hay còn mang tai họa cho cả người khác nữa? Lấy ví dụ trong thực tế cuộc sống để chứng minh. C4: Tìm trên bản đồ địa lý Việt Nam để xác định vị trí của địa danh Cà Mau. Qua văn bản “Sông nước Cà Mau” và các phương tiện thông tin đại chúng, em hình dung ra đại hình và cuộc sống của người dân ở nơi đây như thế nào? C5: Đọc kỹ lại đoạn văn miêu tả cánh sông Năm Căn và cảnh chợ Năm Căn trong văn bản “Sông nước Cà Mau”. Hình dung, tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời văn của em. C6: So sánh cảnh sông nước của hai văn bản: “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” C7: Theo em, vì sao Kiều Phương lại vẽ giỏi như vậy? (Do bẩm sinh hay kiên trì rèn luyện, có đam mê? Tìm dẫn chứng để chứng minh) C8: Câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” muốn đề cao điều gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi chúng ta? C9: Hãy giải thích diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải của người em gái: ngỡ ngàng hãnh diện xấu hổ, muốn khóc. C10: Hãy liệt kê các hành động của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng theo các gợi ý sau: 2
- + Trước khi buổi học bắt đầu: + Khi thấy Phrăng đến muộn và không thuộc bài: + Trong giờ học: + Khi kết thúc buổi học: C11: Nhận xét về thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đó? C12: Truyện “Buổi học cuối cùng” đề cao điều gì? Điều đó có ý nghĩa gì đối với mảnh đất đang bị rơi vào vòng nô lệ? 2. Tiếng Việt: a. Hệ thống hóa kiến thức: (Các em điền thông tin vào bảng trong vở soạn) Các Khái niệm Tác dụng Các kiểu biện pháp tu từ b. Bài tập luyện tập: (Các em làm bài tập vào vở soạn) B1.Tìm, phân tích cấu trúc và tác dụng của biện pháp so sánh trong các ví dụ sau: a. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. b. Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. c. Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. B2. Nối cột A và B: A B N hân hoá Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Ẩn dụ Bóng tre trùm len âu yếm làng bản. So sánh Cả xóm đều rất vui mừng. Hoán dụ Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. 3
- B3: Trong câu “Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” và “Quả măng cụt tròn như quả cam, toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ” đâu là từ chỉ phương diện so sánh? B4: Các đoạn thơ, đoạn văn - “Ôi những nàng xuân rất dịu dàng Hát câu quan họ chuyến đò ngang” - “Núi cao bởi có đất ngồi Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu” - “Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương” - “Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng, cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy lại về phía Hoà Phước” sử dụng biện pháp nhân hoá nào? B5: Câu nào có sử dụng biện pháp nhân hoá? - Quê hương tôi có con sông xanh biếc - Tâm hồn tôi là buổi trưa hè - Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ B6: Chỉ ra các kiểu hoán dụ trong các ví dụ sau: - Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân, đầu gối vẫn săn - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương. - Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong cha 3. Tập làm văn: ( Các em lập dàn ý chi tiết vào trong vở soạn. Sau đó luyện nói thành văn bản nói cho lưu loát) - Đề số 1: Trong vai Dế Mèn, hãy kể lại chuyện mình về thăm lại quê hương, thăm mộ Dế Choắt sau 10 năm phiêu lưu. - Đề số 2: Nhập vai cậu bé Phrăng, em hãy kể lại diễn biến tâm trạng của mình trong buổi học cuối cùng. II/ Chuẩn bị bài mới: 1. Văn học: 4
- - Sưu tầm tư liệu, hình ảnh của tác giả Minh Huệ, Trần Đăng Khoa, Tố Hữu qua các trang mạng xã hội, các bài báo, sách theo các gợi ý: + Tên thật, năm sinh (năm mất – nếu có) + Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác (các dấu mộc chính, giọng thơ, đề tài chính thành công, các tác phẩm chính) + Giải thưởng (nếu có) - Tham khảo các bài viết đánh giá về các bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, “Lượm”, “Mưa” trên Google hoặc các sánh tham khảo - Tìm đọc các bài thơ cùng đề tài viết về Bác, về tấm gương anh hùng nhỏ tuổi, cảnh quê hương. - Học thuộc lòng các bài thơ. 2. Tiếng Việt: - Xem lại kiến thức về thành phần chủ ngữ, vị ngữ đã học ở Tiểu học - Lấy một đoạn văn trong các văn bản truyện đã học, tập xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu đó 3. Tập làm văn: - Tìm đọc đoạn văn tả người, tả cảnh trong các văn bản truyện đã học và trả lời các câu hỏi: + Các đoạn đó tả cụ thể về ai, về cảnh gì? + Các đối tượng miêu tả đó có đặc điểm gì nổi bật? + Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn? - Tìm đọc trên Google hoặc các sách giáo khoa của anh chị em thuộc các khối lớp khác nhau để xem các bài văn hay tả người, tả cảnh. - Chú ý quan sát, nhớ lại và ghi lại những đặc điểm nổi bật của các đối tượng sau: + Một người thân trong gia đình em. + Cảnh người nông dân đang cáy lúa. 5
- + Một tiết học mà em thích nhất. + Cảnh sân trường trong giờ ra chơi. + Cảnh trường em xếp hàng ra sân tập thể dục giữa giờ và lúc trở về lớp. Lưu ý: - Các em nghiêm túc thực hiện các yêu cầu ôn lại kiến thức cũ đã nêu trên, hoàn thành bài vào quyển vở soạn văn. Sau khi làm xong, các em trình bày cho cha mẹ xem và ký xác nhận vào vở (trang cuối, ngay sau phần bài làm đã hoàn thiện). Trong giờ truy bài của buổi đầu tiên đến trường, các em nộp vở về cô giáo bộ môn Ngữ Văn để kiểm tra. - Các câu trả lời, làm bài tập phải được trình bày sạch sẽ, khoa học, các đề mục được ghi ra ngoài lề vở để thuận tiện cho việc kiểm tra, chữa bài. - Nội dung các câu trả lời có thể ngắn gọn nhưng đủ ý, đảm bảo nội dung trả lời hiệu quả, đúng vấn đề. - Đối với các yêu cầu luyện nói có thể có sự chuẩn bị thành văn bản hoặc không, nhưng khi luyện nói phải thuần thục, mạch lạc, không đọc lại những gì mình đã viết. - Các em không đi chép hoặc cho bạn mượn bài để chép, không tập trung đông bạn thành nhóm để cùng bàn luận học bài mà cần hoạt động độc lập, trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân. - Phần chuẩn bị bài mới, các em sưu tầm tài liệu phải được ghi chép lại các thông tin, các hình ảnh, các dàn ý đã chuẩn bị cho các đề tập làm văn để phục vụ cho việc tiếp nhận bài mới hiệu quả. Khi sử dụng mạng xã hội cần xin phép cha mẹ, tập trung vào các vấn đề cần học tập, tuyệt đối không lạm dụng để chơi hoặc vào các trang mạng thiếu tích cực, không lành mạnh, vô ích. - Chúc các em luôn mạnh khỏe, lấy ý thức tự học làm cách học tốt nhất cho bản thân. Hẹn gặp lại các em ! 6