Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 24 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 24 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_tuan_20_den_24_mon_ngu_van_lop_11_truong_thp.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 24 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Thái Phiên
- NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 TỪ TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 24 Tuần 20-Tiết 73 Đọc văn: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả - Phan Bội Châu là nhà yêu nước và cách mạng lớn, “vị anh hung, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập ” - Phan Bội Châu là nhà văn, nhà thơ lớn, văn thơ chủ yếu viết ra nhằm làm vũ khí tuyên truyền cổ động cách mạng sôi sục bầu nhiệt huyết, khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình-chính trị 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: Viết trong buổi chia tay bạn bè lên đường sang Nhật Bản - Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại; ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào. II. Nội dung, nghệ thuật bài thơ 1. Nội dung - Hai câu đề : Quan niệm mới về chí làm trai ; khẳng định một lẽ sống đẹp : phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám xoay chuyển « càn khôn » ( so sánh chí làm trai trong văn học trung đại) - Hai câu thực : Khẳng định ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn là trách nhiệm trước lịch sử dân tộc. - Hai câu luận : + Nêu hiện tình của đất nước : ý thức về lẽ nhục vinh gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc. + Đề xuất tư tưởng mới mẻ táo bạo về nền học vấn cũ, bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong (So sánh với lời thở than của Nguyễn Khuyến của « Sách vở ích gì cho buổi ấy- Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già ») - Hai câu kết : Tư thế khát vọng lên đường của một bậc trượng phu, hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc, tìm đường làm sống dậy giang sơn đã chết. 2. Nghệ thuật Ngôn ngữ khoáng đạt, hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.( So sánh bản dịch thơ với nguyên tác để thấy được câu thơ dịch chưa lột tả hết cái « thần » của nguyên tác, chưa rõ cái thế cuộn trào của hùng tâm tráng chí trong buổi lên đường) 3. Ý nghĩa văn bản Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. III. Câu hỏi luyện tập
- 1. Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của anh ( chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài. 2. Theo anh,chị, những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này? Tuần 20 - Tiết 74 Tiếng Việt: NGHĨA CỦA CÂU A.Lí thuyết I. Hai thành phần nghĩa của câu: 1. Mỗi câu thường có 2 thành phần nghĩa: - Nghĩa thứ nhất là đề cập đến một vài sự việc gọi là nghĩa sự việc. - Nghĩa thứ 2 là thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó gọi là nghĩa tình thái. 2. Trong câu 2 nghĩa trên hoà quyện vào nhau: - Không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái, cả khi không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. - Trong câu có thể chỉ có chỉ có nghĩa tình thái (chà! chà!) không có nghĩa sự việc. II. Nghĩa sự việc. 1. Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều thể loại khác nhau nên câu cũng có nghĩa sự việc khác nhau. (HS tham khảo VD SGK và VD thêm để ôn tập tốt hơn) - Câu biểu hiện hành động. - Câu biểu hiện trạng thái, tính chất. - Câu biểu hiện quá trình. - Câu biểu hiện tư thế. - Câu biểu hiện sự tồn tại. - Câu biểu hiện quan hệ. 2. Các thành phần ngữ pháp thường biểu hiện nghĩa sự việc là: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. . (HS tham khảo VD SGK và VD thêm để ôn tập tốt hơn) III. Nghĩa tình thái - Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc. - Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. - Có thể biểu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái. B. Bài tập luyện tập 1. Bài 1: Những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây biểu thị nghĩa tình thái nào trong các nghĩa tình thái đã học? - Dễ họ không phải đi gọi đâu. - Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. ( Thạch Lam- Hai đứa trẻ) - Một duyên hai nợ âu đành phận.
- ( Trần Tế Xương- Thương vợ) - Hỏi thời ta phải nói ra/ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương. ( Nguyễn Đình Chiểu- Truyện Lục Vân Tiên) - Ừ, nếu mắt nàng lên thay cho sao, và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ? ( Sếch- xpia- Rô-mê-ô và Giu-li-ét) - Người vẽ chắc không phải chỉ làm việc một buổi vì tất cả giáo viên ở hai trường nam nữ, giáo viên chủng viện, các viên chức đều nhận được mỗi người một bản. ( Sê-khốp- Người trong bao) 2. Bài 2: Đọc các câu sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới. - Mai sau dầu có bao giờ/ Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. ( Nguyễn Du- Truyện Kiều) - [ ] một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ. ( Nguyễn Đình Chiểu- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) - Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở/ Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương. ( Nguyễn Khuyễn- Khóc Dương Khuê) - Song dầu táo bạo đến đâu, họ cũng không một lần nào dám dùng chữ tôi, để nói với mình, hay- thì cũng thế- với tất cả mọi người. ( Hoài Thanh- Một thời đại trong thi ca) - Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong! ( Phan Châu Trinh- Đạo đức và luân lí Đông Tây) a) Các từ ngữ in đậm diễn đạt loại nghĩa tình thái gì? b) Trong trường hợp đầu, nếu nếu thay dầu bằng tuy, thì có thể chấp nhận được không? Tại sao? c) Ở những trường hợp còn lại, nếu thay dầu/ dẫu bằng tuy và ngược lại, thì nghĩa của câu có khác biệt ra sao? 3. Bài 3: Cho một sự việc gồm các yếu tố: (1) chủ thể là “ ông Ba”, (2) trạng thái “ vui” . Hãy viết những câu khác nhau để diễn đạt: a) Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra. b) Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra. c) Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc. d) Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí. Tuần 20, 21 - Tiết 75,76 Đọc văn: HẦU TRỜI Tản Đà I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tản Đà là một thi sĩ mang đầy đủ tính chất « con người của hai thế kỉ » cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương ; có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt
- Nam- gạch nối giữa văn học trung đại và văn học hiện đại 2. Tác phẩm Được in trong tập Còn chơi, xuất bản lần đầu năm 1921. II. Nội dung, nghệ thuật bài thơ 1. Nội dung - Cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho Trời và chư tiên nghe giữa chốn “ thiên môn đế khuyết” : thể hiện ý thức rất cao về tài và tâm cũng là biểu hiện “ cái ngông” của Tản Đà. + Khẳng định tài năng văn chương thiên phú của mình. + Không thấy ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và các chư tiên. + Tự nhận mình là một “ trích tiên” bị đày xuống hạ giới để thực hành “ thiên lương”. - Lời trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ phải theo đuổi nghề văn : trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, phát biểu quan niệm về nghề văn ( gắn với hoàn cảnh xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta những thập niên đầu của thế kỉ XX). + Văn chương là một nghề kiếm sống mới ,có người bán kẻ mua, có thị trường tiêu thụ, Người nghệ sĩ kiếm sống bằng nghề văn rất chật vật, nghèo khó vì “ văn chương hạ giới rẻ như bèo”. + Những yêu cầu rất cao của nghề văn: nghệ sĩ phải chuyên tâm với nghề, phải có vốn sống phong phú; sự đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi của hoạt động sáng tác. 2.Nghệ thuật Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do ; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ giản dị, sống động, 3. Ý nghĩa văn bản Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà III. Câu hỏi luyện tập: 1. Anh ( chị) hiểu thế nào là “ ngông”? “Cái ngông” của Tản Đà trong bài thơ biểu được biểu hiện như thế nào ? So sánh “cái ngông” của Tản Đà trong Hầu trời với “cái ngông” của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng . 2. Bài Hầu trời có ý tưởng gì hoặc câu thơ nào làm cho anh,chị thích thú nhất? Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình. Tuần 21- Tiết 77, 78 Đọc văn: VỘI VÀNG Xuân Diệu I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Xuân Diệu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn, là cây bút có sức sáng tạo dồi dào và khẳng định được phong cách riêng của mình: Ông là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), “nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu với một hồn thơ luôn khát khao giao cảm với đời” (Nguyễn Đăng Mạnh). 2. Tác phẩm
- - Xuất xứ: rút từ tập Thơ thơ (1938), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ “mới nhất trong các nhà thơ mới” II. Nội dung và nghệ thuật bài thơ 1.Nội dung -Phần đầu: Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng. Xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ, nhà thơ muốn bộc bạch với mọi người và cuộc đời. + Phát hiện và say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú và qua đó thể hiện một quan niệm mới: trong thế giới này, đẹp nhất và quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. +Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian. Quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại (so sánh với quan niệm về thời gian tuần hoàn của người xưa). Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai tàn, phôi pha, héo úa. Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; trong khi đó, thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi – nên chỉ còn một cách là phải sống vội. -Phần hai nêu cách “thực hành”: Vội vàng là chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây của sự sống – “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn; Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” và thể hiện sự mãnh liệt của cái tôi đầy ham muốn. Nhận thức về bi kịch của sự sống đã dẫn đến một ứng xử rất tích cực trước cuộc đời. Đây cũng là lời đáp trọn vẹn cho câu hỏi: Vội vàng là gì? Và đề xuất một lẽ sống mới mẻ, tích cực; bộc lộ quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. 2. Nghệ thuật - Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. - Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. - Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. 3. Ý nghĩa văn bản: Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu- nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời. III. Câu hỏi luyện tập 1. Anh/ Chị có nhận xét gì về mối quan hệ giữa môi trường gia đình, xã hội, thiên nhiên, văn hóa của Xuân Diệu thời niên thiếu với những đặc điểm cơ bản của con người nhà thơ? 2. Đọc toàn bài, anh (chị) có cảm nhận thế nào về nhạc điệu của bài thơ? Nhạc điệu ấy được tạo ra bằng những thủ pháp gì? 3. Qua bài thơ có thể hình dung Cái tôi của Xuân Diệu như thế nào? 4. Hãy phân tích nghệ thuật của Xuân Diệu trong việc sáng tạo những câu thơ và hình ảnh mới lạ, độc đáo trong bài Vội vàng. . Tuần 22- Tiết 81
- Làm văn: THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ A. Lí thuyết I. Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ. 1. Bác bỏ là gì? Bác bỏ là, gạt đi, không đồng tình hoặc chấp thuận (Bác bỏ ý kiến, bác bỏ luận điệu vu khống, dự án bị bác bỏ). 2. Mục đích của bác bỏ: - Nghị luận về bản chất là tranh luận, tranh luận để bác bỏ những quan niệm, quan điểm , ý kiến không đúng, bày tỏ và bênh vực những ý kiến đúng đắn. - Để nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục, cần phải biết bác bỏ, dùng các lí lẽ dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó. 3. Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. - Nắm chắc những quan điểm, ý kiến sai lầm cần bác bỏ. - Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. - Thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chừng mực phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận. II. Cách bác bỏ: 1. Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phan tích từng khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, lập lụân ấy. 2. Khi bác bỏ, cần diễn đạt rành mạch, sáng rõ, uyển chuyển, để người có quan điểm, ý kiến sai lệch, người nghe dễ chấp nhận. B. Bài tập luyện tập 1. Đọc đoạn đối đáp sau và cho biết lập luận bác bỏ được vận dụng theo thao tác nào? Bớc-na Sô (nhà soạn kịch Anh) khi đã nổi tiếng, có một vũ nữ đề nghị ông cưới cô ta với lí do: “Nếu ông và em lấy nhau thì con của chúng ta sẽ thông minh như ông và xinh đẹp như em, thật là tuyệt vời”. Bớc-na Sô hóm hỉnh bác lại: “Nếu tôi và em lấy nhau, mà con cái chúng ta lại đẹp như tôi và thông minh như em, thì đáng sợ biết bao!”. 2. Lập luận để phản bác sai lầm trong luận điểm sau (nêu dàn ý): Có tiền là có hạnh phúc. 3. Chọn một trong hai thành ngữ sau nhằm bác bỏ ý cũ và tìm ý mới: a) Múa rìu qua mắt thợ. b) Bới lông tìm vết. Tuần 23- Tiết 82 Làm văn: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ 1.Bài tập 1:
- Gợi ý: Đoạn 1: - Người viết bác bỏ vấn đề gì? - Chứng minh cho vấn đề đó người viết đã dùng những luận cứ nào? Đoạn 2: - Ý kiến bác bỏ nhằm mục đích gì? - Luận cứ đưa ra để bác bỏ vấn đề dựa trên suy nghĩ gì? 2. Bài tập 2 Ví dụ : - Bác bỏ quan niệm thứ nhất: Nếu học thuộc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ thì chỉ làm cho kiến thức chúng ta thêm phong phú chứ không thể rèn luyện tư duy, khả năng sáng tạo của người viết vì thế khi viết văn dễ sa vào rập khuôn, máy móc, thói khoe chữ cầu kì. - Đề xuất vài kinh nghiệm: Đọc nhiều sách, nhớ những dẫn chứng hay. Rèn khả năng hành văn. Tìm tòi, phát hiện cái mới Tuần 23- Tiết 83, 84 Đọc văn: TRÀNG GIANG Huy Cận I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Huy Cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não. -Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. 2. Tác phẩm - Tràng giang là bài thơ tiêu biểu của tập Lửa thiêng (1939) - Nhan đề : so sánh tên gọi tràng giang với trường giang II. Nội dung và nghệ thuật bài thơ 1. Nội dung a. Khổ 1 + Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa + Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời. b. Khổ 2 Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô lieu nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn, mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh. c. Khổ 3
- Tiếp tục hoàn thiện bức tranh tràng giang với hình ảnh những lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông và những bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ. Cảnh có thêm nàu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn. d. Khổ 4 + Hai câu thơ đầu là bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ. Cảnh được gợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều; đồng thời mang dấu ấn tâm trạng của tác giả. + Hai câu sau trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của Huy Cận (so sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu) 2. Nghệ thuật - Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân ) - Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm (lơ thơ, đìu hiu, chót vót ) 3. Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước một vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả. III. Câu hỏi luyện tập 1. Theo Xuân Diệu, Tràng giang là bài thơ “ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc”. Anh (chị) phân tích bài thơ “Tràng giang” làm rõ nhận định trên. 2.Nhận xét về phong cảnh thiên nhiên trong bài thơ. Cách cảm nhận về không gian, thời gian trong bài thơ có gì đáng chú ý? Tuần 24 - Tiết 85-86 Đọc văn: ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Hàn Mặc Tử tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra trong một gia đình công giáo quê Đồng Hới - Quảng Bình. - Hàn Mặc Tử là người có số phận bất hạnh - Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt của phong trào Thơ mới. 2. Tác phẩm: - Đây thôn Vĩ Dạ được trích trong tập Đau thương (Thơ Điên) 1938. - Cảm hứng sáng tác từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở thôn Vĩ Dạ, xứ Huế. II. Nội dung và nghệ thuật bài thơ: 1. Nội dung a. Khổ 1: Cảnh ban mai thônVĩ và tình người tha thiết
- - Câu đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần - Ba câu tiếp: Cảnh sắc và con người thôn Vĩ: + Cảnh sắc ấm áp, trong trẻo, tinh khôi, tràn đầy sức sống, mang đậm bản sắc miền quê Việt Nam. + Con người mang vẻ đẹp tâm hồn phúc hậu, trung thực. Khuôn mặt chữ điền lấp sau cành lá trúc, một vẻ đẹp dịu dàng, e ấp. Cảnh và người hài hòa tạo nên vẻ đẹp cho bức tranh. b. Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa - Hai dòng đầu: + Điệp từ “gió, mây” trong từng vế câu kết hợp với dấu phẩy giữa dòng gợi sự chia lìa. Phải chăng là dự cảm chia lìa của nhà thơ với cuộc đời. + Dự cảm chia lìa đã tạo nên nỗi buồn của hồn người trào lên dòng sông ngọn bắp. Biện pháp nhân hóa con sông như một sinh thể có hồn, có tâm trạng để giải bày tâm tư của chính mình. - Hai dòng tiếp: + Cảnh đêm trăng mênh mông, ngập tràn ánh trăng. Cảnh đẹp lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng. + Từ “kịp” hé mở tâm thế sống của Hàn Mặc Tử chạy đua với thời gian, với số phận của mình. Tâm trạng khắc khoải vừa như hi vọng vừa có cả dự cảm chia lìa, thất vọng, vừa đau đớn, khắc khoải vưà khát khao cháy bỏng của nhà thơ. c. Khổ 3: Niềm khát khao tình đời, tình người + Hai câu đầu: bóng dáng người xa hiện lên mờ ảo, xa vời trong “sương khói mờ nhân ảnh” trong cảm nhận của khách đường xa. + Hai câu cuối: mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời. 2. Nghệ thuật - Trí tưởng tượng phong phú. - Nghệ thuật so sánh nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ, - Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 3. Ý nghĩa văn bản: Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. III. Câu hỏi luyện tập 1.Bức tranh phong cảnh và tâm trạng của tác giả ở khổ thơ đầu có gì đặc biệt? 2.Cảm xúc chính trong đoạn thơ thứ hai là gì? 3.Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: Mơ khách đường xa khách đường xa. Nêu hiệu quả. 4.Câu thơ Ai biết tình ai có đậm đà? đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ ? Tuần 24 - Tiết 87 Đọc văn: MỘ - CHIỀU TỐI “Nhật kí trong tù” - Hồ Chí Minh.
- I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời của tập “Nhật kí trong tù”. -Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới với CMVN. - Sau nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. - 13 tháng ở tù (tháng 8 – 1942 – tháng 9 -1943) HCM đã sang tác 134 bài thơ chữ Hán đặt tên là “Ngục trung nhật kí – Nhật kí trong tù” 2. Hoàn cảnh sáng tác bài "Mộ - Chiều tối". Mộ là bài thứ 31 của tập thơ. Cảm hứng được gợi lên trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942. II. Nội dung và nghệ thuật bài thơ. 1. Nội dung a. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng - Không gian: Cảnh thiên nhiên núi rừng - Thời gian: chiều tối - Sự vật: + “Cánh chim mỏi”: cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật , một cảm nhận của con người hiện đại trên cơ sở ý thức sâu sắc cái tôi cá nhân trước ngoại cảnh. Có sự tương đồng: chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn , người tù mệt mỏi sau một ngày lê bước trên đường . Sự hoà hợp giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thể hiện tình yêu thương của Bác đối với mọi sự sống trên đời . + Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ qua lưng trời: gợi không gian cao rộng , êm ả của một buổi chiều thu. - Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh : + Yêu thiên nhiên + Phong thái ung dung , tự tại. + Ý chí nghị lực vượt lên lao tù khắc nghiệt. b. Hai câu sau: Bức tranh đời sống vùng sơn cước - Không gian: xóm núi - Thời gian: đêm tối - Hình ảnh con người lao động: Vẻ đẹp khoẻ khoắn của người con gái xay ngô bên bếp lửa làm cho người đi đường có chút hơi ấm niềm vui của sự sống. - Sự vận động của hình ảnh thơ: Chiều Tối sáng (hồng). Làm cho bức tranh ấm lên , sáng lên. Sự vận động của mạch thơ và tư tưởng Hồ Chí Minh : Từ tối sáng , từ tàn lụi sinh sôi , nảy nở ,từ buồn vui , từ lạnh lẽo cô đơn ấm nóng tình người. 2. Nghệ thuật: - Từ ngữ cô đọng, hàm súc. - Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn,
- 3. Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ- chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống. III. Câu hỏi luyện tập: 1. Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu. 2. Xác định phép điệp ở hai câu thơ 3 và 4 (phần phiên âm). Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó. 3. Trong hai câu thơ cuối, những hình ảnh nào đã làm cho tâm trạng tác giả thay đổi ? Nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó. *Lưu ý: - Học sinh soạn đầy đủ các câu hỏi luyện tập, bài tập luyện tập vào vở soạn. - Nộp vở soạn cho GVBM để chấm lấy điểm 15 phút. Hết