Đề cương tự học môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 1+2: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tự học môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 1+2: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_tu_hoc_mon_ngu_van_lop_12_tiet_12_khai_quat_van_hoc.pdf
Nội dung text: Đề cương tự học môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 1+2: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Trường THPT Thái Phiên
- Tiết 1,2 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8 NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa - Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 1945 đến năm 1975: + Là nền văn học của chế độ mới + Vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của ĐCS + Đường lối văn nghệ của Đảng (nhân tố quan trọng): tạo nên 1 nền vh thống nhất - Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ kéo dài 30 năm đã tác động mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần, trong đó có văn học. - Giai đoạn này nền kinh tế còn nghèo nàn, chậm phát triển. - Điều kiện giao lưu văn hóa hạn chế, chủ yếu chỉ tiếp xúc với văn hóa các nước XHCN Trong hoàn cảnh ấy, văn học giai đoạn 1945 – 1975 vẫn phát triển và đạt thành tựu to lớn. 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu a. Từ 1945-1954 * Chủ đề + Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng + Kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân + Cổ vũ phong trào Nam tiến + Biểu dương những tấm gương vì nước quên mình - Từ cuối 1946: + Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp + Gắn bó sâu sắc với đời sống CM và kháng chiến + Hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh tinh thần của nhân dân + Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin tất thắng. - Từ năm 1950: + Đã bắt đầu xuất hiện những tập truyện, kí khá dày dặn. + Thơ: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Một số nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca với những xu hướng khác nhau; có thể kể đến như Tố Hữu với tập thơ Việt Bắc – đại diện cho xu hướng đại chúng hóa, hướng về dân tộc; hay Quang Dũng tiêu biểu cho hướng khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng – có thể thấy qua bài thơ Tây Tiến. + Trong giai đoạn này, một số vở kịch ra đời phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến, đáng chú ý như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng.
- + Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học tuy chưa phát triển nhưng đã có 1 số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng. b. Từ 1955-1964 - Nội dung chính: + Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động + Ca ngợi sự đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng CNXH - Văn xuôi: + Mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề cuộc sống. Không ít tác phẩm thể hiện được khát vọng hạnh phúc của con người, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. - Truyện ngắn, tiểu thuyết: + Viết về hiện thực đời sống trước CM, phản ánh hiện thực đau thương và anh dũng của dân tộc từ thời kì Mặt trận Dân chủ đến CMT8 1945. - Thơ: phát triển mạnh mẽ, nhiều tập thơ xuất sắc - Kịch: cũng có ộm t số tác phẩm được dư luận chú ý. c. Từ 1965-1975 - Chủ đề bao trùm: + Ca ngợi tinh thần yêu nước + Chủ nghĩa anh hùng cách mạng - Văn xuôi: tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc họa hình ảnh con người Việt Nam anh dũng kiên cường. Những tác phẩm đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng như Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Chiếc lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng, Hòn đất của Anh Đức - Thơ: + Đạt nhiều thành tựu xuất sắc, tạo nên bước tiến mới của thơ Việt Nam hiện đại + Khuynh hướng mở rộng và đào sâu hiện thực, tăng sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận + Nhiều tập thơ có tiếng vang, tạo được sự lôi cuốn như Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên - Kịch: có thành tựu đáng ghi nhận - Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học: nhiều công trình xuất hiện d. Văn học vùng địch tạm chiếm - Vùng địch chiếm đóng luôn có phong trào đấu tranh của nhân dân dưới hình thức hợp pháp hoặc bất hợp pháp theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ - Nhiều xu hướng văn học tiêu cực, phản động tồn tại, đan xen. Nhưng bên cạnh đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước, cách mạng vẫn tồn tại. - Nội dung: phủ định chế độ bất công, lên án bọn bán nước và cướp nước; kêu gọi nhân dân đấu tranh
- - Hình thức thể loại gọn nhẹ (như thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút kí ) - Xu hướng văn học tiến bộ phát triển mạnh từ mùa hè 1965. - Ngoài ra còn có một số tác phẩm viết về hiện thực xã hội, đời sống văn hóa, phong tục, thiên nhiên đất nước, con người lao động * NÓI TÓM LẠI, các em cần ghi nhớ chặng đường phát triển của nền văn học giai đoạn từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975 như sau: 1945-1954: VH Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp 1955-1964: VH trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam 1965-1975: VH thời kì chống Mĩ cứu nước 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước - Xu hướng cách mạng hóa văn học: + Coi nghệ thuật là một mặt trận, văn học phải phục vụ cách mạng + Kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ + Khuynh hướng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, đề cao ý thức, trách nhiệm công dân - Gắn bó sâu sắc với vận mệnh đất nước: + Quá trình vận động của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử, theo sát nhiệm vụ chính trị + 2 đề tài lớn: Tổ quốc và CNXH là đề tài bao quát của nền VHVN từ năm 1945 đến năm 1975 => Từ đó, ta có thể thấy văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng từ 1945-1975 b. Nền văn học hướng về đại chúng - Đại chúng là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ và cũng là lực lượng sáng tác văn học - Quan niệm mới của nhà văn: Đất nước của nhân dân (Nhân dân – những con người đã xây dựng, gìn giữ, bảo vệ ĐN bằng mồ hôi, nước mắt và máu xương của mình.) - Nội dung: đời sống của nhân dân, nỗi bất hạnh của những người bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ, niềm vui trong cuộc đời mới, con đường đến với cách mạng, vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động. - Hình thức thể hiện: ngắn gọn, dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị, trong sáng. => Nền văn học có tính nhân dân sâu sắc và nội dung nhân đạo mới. c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Khuynh hướng sử thi thể hiện ở các phương diện: + Đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc
- + Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng + Con người được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn + Lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng - Cảm hứng lãng mạn: nét tâm lí đầy hi vọng, mơ ước, lạc quan + Chủ yếu thể hiện trong việc khẳng đinh phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng + Tác dụng: nâng đỡ, giúp con người Việt Nam vượt lên mọi thử thách, hướng tới ngày chiến thắng trong gian khổ đen tối. => KHST và CHLM làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong sự phát triển của cách mạng. II. VÀI NÉT VỀ VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT TK XX: 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa - 30/4/1975 cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ đã kết thúc thắng lợi, lịch sử dân tộc mở ra thời kì mới – thời kì độc lập, tự do và thống nhất ĐN. - 1975-1985: sau chiến thắng, đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách mới. Tình hình đó đòi ỏh i đất nước phải đổi mới. - Năm 1986, Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ rõ đổi mới là “nhu cầu bức thiết”, là vấn đề “có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc. Với công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng cộng sản đề xướng và lãnh đạo: + Kinh tế nước ta từng bước chuyển sang cơ chế thị trường + Văn hóa có điều kiện tiếp xúc rộng rãi + Văn học dịch, báo chí, các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ => Văn học phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn, người đọc và quy luật phát triển khách quan của nền văn học. 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu - Thơ: + Không lôi cuốn hấp dẫn như giai đoạn trước, tuy nhiên vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo đươc sự chú ý. + Hiên tượng nở rộ trường ca sau 1975 đã tạo được tiếng vang trên thi đàn. + Một số tập thơ có liên tiếp xuất hiện, được dư luận chú ý như Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi + Xuất hiện những cây bút thuộc thế hệ sau 1975 từng bước khẳng định vị trí của mình. - Văn xuôi: nhiều khởi sắc hơn thơ ca, một số nhà văn có ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống. - Kịch: phát triển mạnh mẽ. Một số vở gây được tiếng vang như Hồn Trương Ba, da hàng thịt và Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình.
- - Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học: có nhiều đổi mới => VHVN từ năm 1975 đến hết TK XX đã vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Văn học giai đoạn này đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn; đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiên thực đời sống, đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp thể hiện con người ở nhiều phương diện của đơi sống. III. KẾT LUẬN * VHVN từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1975 - Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc. - Thực hiện nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người VN trong chiến đấu và lao ộđ ng. * VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX - Vận động theo hướng dân chủ hóa. - Chuyển hướng về với cái tôi, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường. * CÂU HỎI CỦNG CỐ: Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển văn học Việt Nam 1945 - 1975. Câu 2: Văn học Việt Nam 1945 – 1975 phát triển qua mấy chặng? Nêu đặc điểm chính của mỗi chặng. Câu 3: Nêu và phân tích đặc điểm thứ nhất của văn học Việt Nam 1945 - 1975. Câu 4: Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945 - 1975. Câu 5: Nêu những hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa tạo nên sự đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975.