Đề kiểm tra cuối học kì II môn Địa lí Lớp 12 - Trường THPT Hòa Hội

docx 8 trang Đăng Bình 06/12/2023 990
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Địa lí Lớp 12 - Trường THPT Hòa Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_12_truong_thpt_hoa.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Địa lí Lớp 12 - Trường THPT Hòa Hội

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Thời gian: 45 phút SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BR-VT Họ và tên HS: TRƯỜNG THPT HÒA HỘI Lớp: ĐỀ I BÀI KIỂM TRA (Đánh dấu X vào ô tương ứng) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án A B C D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đ/án A B C D Câu 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm A. 14 tỉnh. B. 15 tỉnh. C. 16 tỉnh. D. 17 tỉnh. Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc Tây Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lào Cai. B. Điện Biên. C. Lai Châu. D. Sơn La. Câu 3. Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí đặc biệt vì tiếp giáp với A. vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc, Campuchia, đồng bằng Sông Hồng. B. vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc, Lào, Bắc Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ, Trung Quốc, đồng bằng Sông Hồng, vịnh Bắc Bộ. D. vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc, Lào, đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Câu 4. Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 26, tỉnh nào của Trung du và miền núi Bắc Bộ không giáp Trung Quốc? A. Quảng Ninh. B. Hà Giang. C. Cao Bằng. D. Sơn La. Câu 5. Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 26, trung tâm công nghiệp nào không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? A. Hạ Long. B. Thái Nguyên. C. Bắc Ninh. D. Việt Trì. Câu 6. Vùng than Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, khai thác phục vụ cho A. nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu. B. nhiên liệu cho các ngành công nghiệp và xuất khẩu. C. nhiên liệu cho xuất khẩu, phục vụ sinh hoạt. D. nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, phục vụ sinh hoạt. Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng với nguồn tài nguyên khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. B. Vùng than lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. C. Vùng có khoáng sản kim loại và phi kim loại lớn nhất. D. Vùng có trữ lượng dầu mỏ và bôxít lớn nhất nước ta. Câu 8. Sông có trữ năng thủy điện lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. sông Gâm. B. sông Chảy. C. sông Đà. D. sông Lô. Câu 9. Các sông suối ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị lớn nhất trong phát triển A. giao thông đường sông. B. du lịch C. nuôi trồng thủy sản. D. thủy điện.
  2. Câu 10. Việc phát triển thủy điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc A. phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. B. phát triển đa dạng các ngành công nghiệp. C. phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm. D. phát triển ngành công nghiệp luyện kim và công nghiệp hóa chất. Câu 11. Khí hậu Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chính là A. nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất cận xích đạo. B. nhiệt đợi gió mùa và ôn đới. C. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D. nhiệt đới gió mùa với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Câu 12. Cây công nghiệp lâu năm điển hình nhất cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Chè. B. Cao su. C. Cà phê. D. Hồ tiêu. Câu 13. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. ngập lụt trên diện rộng. B. hạn hán kéo dài. C. thường xuyên xảy ra bão. D. rét đậm, rét hại. Câu 14. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? A. Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn. B. Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh. C. Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình. D. Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Câu 15. Nơi có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm là A. Mẫu Sơn (Lạng Sơn). B. Mộc Châu (Sơn La) C. Đồng Văn (Hà Giang). D. Sa Pa (Lào Cai). Câu 16. Trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Hạ Long. B. Hải Dương. C. Hải Phòng. D. Bắc Ninh. Câu 17. Bắc Trung Bộ có diện tích 51,5 nghìn km2, dân số 10,6 triệu người(2006), mật độ dân số của vùng là A. 206 người/km2 B. 48 người/km2 C.116 người/km2 D. 160 người/km2 Câu 18. Bắc Trung Bộ có diện tích 51,5 nghìn km2, diện tích rừng là 2,46 triệu ha(2006), độ che phủ rừng là A.51,8% B.19,2% C. 47,8% D. 58,1% Câu 19. Mỏ quặng sắt nào dưới đây nằm ở tỉnh Hà Tĩnh? A. Thạch Khê B. Nghĩa Lộ C. Trấn Yên D.Tùng Bá Câu 20. Đường Hồ Chí Minh hoàn thành có ý nghĩa gì đối với vùng Bắc Trung Bộ? A. Thúc đẩy phát triển kinh tế phía tây B. Tăng cường giao thông với Lào C. Tăng khả năng vận chuyển đông – tây D. Tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài Câu 21. Thời gian gần đây tình trạng ngập lụt sâu ở Bắc Trung Bộ là do A. bão B. triều cường C. chặt phá rừng D. xả lũ từ các hồ thủy điện Câu 22. Cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ hiện nay đang thay đổi khá rõ nét do A. phát triển nghề cá B. nuôi trồng thủy sản nước lợ nước mặn C. phát triển chế biến thủy sản D. phát triển các cảng cá Câu 23. Ở Bắc Trung Bộ cà phê và chè được trồng nhiều ở A. tây Nghệ An B. tây Hà Tĩnh B. tây Thanh Hóa D. tây Quảng Bình Câu 24. Loại rừng nào chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Trung Bộ? A. Rừng sản xuất B. Rừng phòng hộ C. Rừng đặc dụng D. Rừng ngập mặn Câu 25. Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng B. Trung du miền núi phía Bắc C. Tây Nguyên D. Nam trung bộ Câu 26. Biện pháp quan trọng nhất trong việc ngăn chặn nạn cát bay cát chảy ở Bắc Trung Bộ là A. trồng rừng đầu nguồn B. trồng rừng ven biển C. trồng rừng ngập mặn D. trồng rừng sản xuất Câu 27. Cho bảng số liệu
  3. Sản lượng thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000 – 2012 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2005 2010 2012 Tổng số 2 250,5 3 465,9 5 047,6 6 147,7 - Sản lượng khai thác 1 660,9 1 987,9 2 377,7 2 877,8 - Sản lượng nuôi trồng 589,6 1 478,0 2 669,9 3 269,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) Để thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất ? A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ cột chồng D. Biểu đồ đường Câu 28. Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000 – 2012 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2005 2010 2012 Tổng số 2 250,5 3 465,9 5 047,6 6 147,7 - Sản lượng khai thác 1 660,9 1 987,9 2 377,7 2 877,8 - Sản lượng nuôi trồng 589,6 1 478,0 2 669,9 3 269,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất ? A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ cột chồng D. Biểu đồ đường Câu 29. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG CỦA DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Đơn vị: %) Năm 1995 2005 Tiêu chí Khai thác 97,64 96,16 Nuôi trồng 2,36 3,84 Tổng cộng 100 100 Để thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng năm 1995 và năm 2005, dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ cột chồng D. Biểu đồ đường Câu 30. Cho bảng số liệu: Tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn 1998-2007 Năm Tổng số dân Số dân thành thị Tốc độ gia tăng dân (nghìn người) (nghìn người) số (%) 1998 75 456,3 17 464,6 1,55 2001 78 685,8 19 469,3 1,35 2003 80 902,4 20 869,5 1,47 2005 83 106,3 22 336,8 1,31 2007 85 154,9 23 370,0 1,21 Để thể hiện tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn 1998-2007, dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp B. Biểu đồ miền C.Biểu đồ cột chồng D. Biểu đồ đường Câu 31. Dựa vào bảng số liệu sau: DÂN SỐ VIỆT NAM TỪ 1921 - 2006 Năm 1921 1960 1976 1989 2006 Dân số ( triệu người ) 15,6 30,2 41 64,4 84,2 Để thể hiện tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn 1921-2006, dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ cột D. Biểu đồ đường Câu 32. Cho bảng số liệu về cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 – 2005 ( đơn vị : % )
  4. Năm 2000 2002 2003 2004 2005 Khu vực kinh tế Nông – lâm – ngư nghiệp 65,1 61,9 60,3 58,8 57,3 Công nghiệp – xây dựng 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 Dịch vụ 21.8 22,7 23,2 23,9 24,5 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Giảm tỉ lệ lao động trong khu vực II, tăng tỉ lệ khu vực I và III. B. Tăng tỉ lệ lao động khu vực II, giảm tỉ lệ lao động khu vực I và III, C. Giảm tỉ lệ lao động khu vực I, tăng tỉ lệ lao động khu vực II và III. D. Tăng tỉ lệ lao động khu vực I và II, giảm tỉ lệ lao động khu vực III. Câu 33. Địa phương nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp Lào? A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Quảng Ngãi. D. Bình Định. Câu 34. Địa phương nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không tiếp giáp Tây Nguyên? A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận. Câu 35. Địa phương nào sau đây có cả khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu ? A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Quảng Ngãi. D. Bình Định. Câu 36. Địa phương nào sau đây không có khu kinh tế ven biển ? A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Quảng Ngãi. D. Bình Định. Câu 37. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/ thành nào sau đây? A. Thừa Thiên - Huế. B. Đà Nẵng. C. Quảng Nam. D. Quảng Ngãi. Câu 38. Nhà máy thủy điện A Vương thuộc địa phương nào? A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Quảng Ngãi. D. Thừa Thiên – Huế. Câu 39. Địa phương nào sau đây không có sân bay ? A. Ninh Thuận. B. Khánh Hòa. C. Phú Yên. D. Bình Định. Câu 40. Địa phương nào sau đây không có cảng biển ? A. Ninh Thuận. B. Khánh Hòa. C. Phú Yên. D. Bình Định. Hết
  5. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Thời gian: 45 phút SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BR-VT Họ và tên HS: TRƯỜNG THPT HÒA HỘI Lớp: ĐỀ II BÀI KIỂM TRA (Đánh dấu X vào ô tương ứng) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án A B C D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đ/án A B C D Câu 1. Địa phương nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ không có cả sân bay và cảng biển ? A. Bình Thuận. B. Khánh Hòa. C. Phú Yên. D. Bình Định. Câu 2. Các ngành nào sau đây có trong tất cả các trung tâm công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Dệt, may và cơ khí. B. Luyện kim và đóng tàu . C. Cơ khí và chế biến nông sản. D. Sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản Câu 3. Ngành nào sau đây chỉ có ở trung tâm công nghiệp Quy Nhơn? A. Cơ khí. B. Dệt, may. C. Khai thác, chế biến lâm sản. D. Chế biến nông sản. Câu 4. Ngành nào sau đây không có ở trung tâm công nghiệp Quy Nhơn? A. Cơ khí. B. Dệt, may. C. Khai thác, chế biến lâm sản. D. Chế biến nông sản. Câu 5. Tỉnh nào của Tây Nguyên giáp Lào? A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đăk Lăk. D. Đăk Nông. Câu 6. Tỉnh nào của Tây Nguyên không tiếp giáp với nước khác? A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đăk Lăk. D. Lâm Đồng. Câu 7. Tuyến đường nào sau đây không nối Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên? A. 25 B. 26 C. 27 D. 14 C. Câu 8. Khoáng sản có giá trị kinh tế nhất của Tây Nguyên là A. đá axit. B. sắt C. dầu mỏ. D. bôxit. Câu 9. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2014 Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2014 Than (Triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 34,1 44,8 41,1 Dầu mỏ (Triệu tấn) 2,7 7,6 16,3 18,5 15,0 17,4 Điện (Tỉ kWh) 8,8 14,7 26,7 52,1 91,7 141,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện sản lượng than, dầu mỏ và điện nước ta, giai đoạn 1990 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
  6. A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 10. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2014 Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2014 Than (Triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 34,1 44,8 41,1 Dầu mỏ (Triệu tấn) 2,7 7,6 16,3 18,5 15,0 17,4 Điện (Tỉ kWh) 8,8 14,7 26,7 52,1 91,7 141,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện nước ta, giai đoạn 1990 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 11. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2014 Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2014 Than (Triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 34,1 44,8 41,1 Dầu mỏ (Triệu tấn) 2,7 7,6 16,3 18,5 15,0 17,4 Điện (Tỉ kWh) 8,8 14,7 26,7 52,1 91,7 141,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng than, dầu mỏ và điện nước ta, giai đoạn 1990 – 2014? A. Than tăng không liên tục. B. Dầu mỏ tăng không liên tục. C. Điện tăng 16,1 lần. D. Điện tăng không liên tục. Câu 12. Cho bảng bảng số liệu Giá trị sản suất công nghiệp của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm ( Đơn vị: nghìn tỉ đồng ) Năm 2000 2004 2007 Đông Nam Bộ 98,5 170,9 261,1 Đồng bằng sông Cửu Long 18,5 32,3 54,6 Để thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2000 – 2007, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 13. Cho bảng số liệu Dân số và sản lượng lúa của Việt Nam trong thời kì 1981 – 2004 Năm 1981 1990 1994 1996 1999 2004 Số dân(triệu người) 54,9 66,2 72,5 75,4 76,3 82,0 Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,4 19,2 23,5 26,4 31,4 35,8 Sản lượng bình quân theo đầu người năm 2004 tương ứng là A. 436,6 kg/người. B. 346,4 kg/người. C. 512,7 kg/người.D. 432,3 kg/người. Câu 14. Cho bảng số liệu Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2014 Năm 2005 2014 Tổng số (nghìn người) 42774,9 52744,5 Nông - lâm - thủy sản (%) 55,1 46,3 Công nghiệp - xây dựng (%) 17,6 21,4 Dịch vụ (%) 27,3 32,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
  7. Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2014, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ tròn. Câu 15. Số lượng tỉnh và thành phố của Đông Nam Bộ hiện nay là A. 5 tỉnh. B. 6 tỉnh. C. 7 tỉnh. D. 8 tỉnh. Câu 16. Với dân số khoảng 12 triệu người (2006), diện tích 23,6 nghìn km2, mật độ dân số trung bình của vùng Đông Nam Bộ đạt khoảng A. 310 người/km2. B. 410 người/km2. C. 508 người/km2. D. 610 người/km2. Câu 17. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc A. Bà Rịa - Vũng Tàu. B. TP. Hồ Chí Minh. B. Bình Dương. D. Tây Ninh. Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ ? A. Là vùng có nền kinh tế hàng hóa phát triển sớm. B. Là vùng có nhiều tiềm năng to lớn để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. C. Đường bờ biển ngắn, ít có giá trị về khai thác và nuôi trồng thủy sản. D. Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chất lượng cao. Câu 19. Tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng Đông Nam Bộ là A. dầu khí và sét cao lanh. B. dầu khí và quặng sắt. C. dầu khí và bôxit. D. dầu khí và cát thủy tinh, cát xây dựng. Câu 20. Nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ ? A. Thác Mơ. B. Đa Nhim. C. Cần Đơn. D. Trị An. Câu 21. Công trình thủy lợi Dầu Tiếng được xây dựng tại tỉnh A. Tây Ninh. B. Đồng Nai. C. Bình Dương. D. Bình Phước. Câu 22. Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là A. cà phê. B. cao su. C. hồ tiêu. D. điều. Câu 23. Nơi nghỉ mát lí tưởng cho vùng Đông Nam Bộ và cả nước là A. Thủ Dầu Một. B. Biên Hoà. C. Vũng Tàu. D. Nha Trang. Câu 24. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng kinh tế có những thế mạnh tương đồng về A. khai thác tài nguyên khoáng sản. C. trồng cây công nghiệp lâu năm. B. phát triển chăn nuôi gia súc. D. khai thác lâm sản. Câu 25. Đặc điểm không đúng với vùng Đông Nam Bộ là A. giá trị sản lượng nông nghiệp lớn nhất cả nước. C. vùng kinh tế năng động nhất cả nước. B. cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước. D. giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước. Câu 26. Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là A. vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta. B. vùng chuyên canh cây lương thực hàng đầu của nước ta. C. vùng chuyên canh cây thực phẩm hàng đầu của nước ta. D. vùng chăn nuôi gia súc hàng đầu của của nước ta. Câu 27. Nguồn điện năng được sản xuất chủ yếu ở Đông Nam Bộ là A. nhiệt điện chạy bằng khí thiên nhiên. B. thuỷ điện. C. nhiệt điện chạy bằng than. D. điện chạy bằng dầu nhập khẩu. Câu 28. Đông Nam Bộ là vùng có thế mạnh về đánh bắt hải sản chủ yếu là do A. ít chịu ảnh hưởng của bão. B. có nhiều rừng ngập mặn ven biển. C. nằm kề các ngư trường lớn. D. có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 29. Tác động của ngành công nghiệp dầu khí đến nền kinh tế của Đông Nam Bộ là A. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. B. tạo việc làm cho người lao động. C. đảm bảo an ninh, quốc phòng. D. đa dạng hoá các sản phẩm của vùng. Câu 30. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long ? A. Long An. B. Tiền Giang. C. Tây Ninh. D. Vĩnh Long. Câu 31. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
  8. A. đất phù sa ngọt. B. đất xám. C. đất mặn. D. đất phèn. Câu 32. Nhóm đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở A. Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên. B. Đồng Tháp Mười và vành đai ven biển vịnh Thái Lan. C. Vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan D. Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và vành đai ven biển Đông Câu 33. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long ? A. Lượng mưa lớn (1300 - 2000mm/năm), tập trung từ tháng 3 đến tháng 9. B. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm từ 25 - 270C. C. Khí hậu biểu hiện rõ tính chất cận xích đạo. D. Tổng số giờ nắng cao, trung bình 2200 - 2700 giờ/năm. Câu 34. Loại khoáng sản nào sau đây không có ở Đồng bằng sông Cửu Long A. Đá vôi. B. Than bùn. C. Cát thủy tinh. D. Dầu khí. Câu 35. Mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài từ A. Tháng 10 - tháng 4 năm sau. B. Tháng 11 - tháng 4 năm sau. C. Tháng 12 - tháng 4 năm sau. D. Tháng 9 - tháng 4 năm sau. Câu 36. Trở ngại lớn nhất đối với sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. hiện tượng xâm nhập mặn. B. thiếu nước ngọt. C. cháy rừng. D. sâu bệnh. Câu 37. Bốn tỉnh có diện tích lúa lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. Kiên Giang, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp. B. Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp. C. Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp. D. Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An. Câu 38. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước dựa trên ưu thế về A. diện tích rộng lớn. B. nguồn lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa. C. khí hậu cận xích đạo. D. áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật. Câu 39. Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là A. lợn, trâu, bò. B. lợn, bò, vịt. C. lợn, bò, dê. D. lợn, dê, vịt. Câu 40. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, đá vôi phân bố chủ yếu ở tỉnh A. An Giang. B. Kiên Giang. C. Đồng Tháp. D. Tiền Giang. HẾT