Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 9 - Mã đề 111 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

doc 2 trang thuongdo99 3510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 9 - Mã đề 111 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_dia_li_lop_9_ma_de_111_nam_hoc_2020_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 9 - Mã đề 111 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

  1. Trường THCS Trưng Vương Năm học 2020 – 2021 Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Lớp : Môn thi: ĐỊA LÍ 9 Mã đề: 111 Thời gian làm bài: 45 phút Lưu ý: - Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và máy tính bỏ túi. - Học sinh tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất nước ta là A. xuất khẩu. B. nhập khẩu. C. nội thương. D. ngoại thương. Câu 2: Thành phố nào sau đây không phải là trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? A. Lạng Sơn. B. Hạ Long. C. Hòa Bình. D. Thái Nguyên. Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Các dân tộc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, trồng rừng và chăn nuôi gia súc. B. Nhờ thành tựu của công cuộc Đổi mới, đời sống của đồng bào các dân tộc được cải thiện. C. Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể về nhiều tiêu chí phát triển dân cư, xã hội. D. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc: Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho, Câu 4: Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa của nước ta là A. đường sông. B. đường bộ. C. đường sắt. D. đường hàng không. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp cả Trung Quốc và Lào ? A. Quảng Ninh. B. Lai Châu. C. Sơn La. D. Điện Biên. Câu 6: Thế mạnh nổi bật của tiểu vùng Tây Bắc là A. nuôi trồng thủy, hải sản. B. khai thác khoáng sản. C. phát triển thủy điện. D. phát triển nhiệt điện. Câu 7: Tây Bắc có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc là do A. có nhiều rừng. B. nằm sâu trong nội địa. C. có nhiều sông dài và dốc. D. địa hình cao, hiểm trở chắn gió. Câu 8: Ở Trung du miền núi Bắc Bộ, cây lương thực chính được trồng chủ yếu là A. lúa, khoai. B. khoai, sắn. C. ngô, khoai. D. lúa, ngô. Câu 9: Trung du miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng kinh tế hoặc quốc gia nào sau đây? A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 10: Dầu khí thường được vận chuyển bằng loại hình vận tải nào? A. Đường ống. B. Đường sắt. C. Đường bộ. D. Đường hàng không. Câu 11: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? A. Thái Nguyên. B. Lạng Sơn. C. Hòa Bình. D. Bắc Ninh. Câu 12: Chè San (Shan) – thương hiệu chè nổi tiếng của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ - được xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới thuộc tỉnh nào? A. Hà Giang. B. Sơn La. C. Tuyên Quang. D. Thái Nguyên. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết nhận định nào dưới đây là đúng về ngành du lịch nước ta? A. Khách du lịch quốc tế chủ yếu đến từ Nhật Bản. B. Số lượt khách du lịch nội địa không ổn định. C. Doanh thu du lịch tăng nhanh, liên tục. D. Số lượt khách du lịch quốc tế nhiều hơn khách nội địa. Câu 14: Vật nuôi nào ở Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng nhiều nhất cả nước? A. Lợn. B. Gà. C. Trâu. D. Ngựa. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu Hữu Nghị nằm ở tỉnh nào của Trung du miền núi Bắc Bộ ? A. Lào Cai. B. Lạng Sơn. C. Quảng Ninh. D. Điện Biên. Câu 16: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Có dân số đông nhất cả nước. B. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng. C. Có diện tích lớn nhất cả nước. D. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào. Trang 1/2 - Mã đề thi 111
  2. Câu 17: Hoạt động thương mại giữa các vùng khác nhau phụ thuộc vào A. nguồn lao động, vị trí địa lí và cơ sở hạ tầng. B. cơ sở hạ tầng, giao thông và địa hình. C. quy mô dân số, sức mua và sự phát triển kinh tế. D. tỉ lệ dân thành thị, giới tính và khí hậu. Câu 18: Tỉnh duy nhất giáp biển của Trung du miền núi Bắc Bộ là A. Quảng Ninh. B. Lạng Sơn. C. Bắc Giang. D. Thái Nguyên. Câu 19: Tài nguyên trữ lượng lớn và có vai trò quan trọng nhất đối với tiểu vùng Đông Bắc là A. sắt. B. than. C. bô-xit. D. thiếc. Câu 20: Mạng lưới đường sông có lưu vực vận tải dài nhất ở nước ta là A. sông Hồng. B. sông Đồng Nai. C. sông Cửu Long. D. sông Thái Bình. Câu 21: Đâu không phải mặt hàng nhập khẩu chính của nước ta? A. nhiên liệu. B. lương thực. C. máy móc. D. nguyên liệu. Câu 22: Cho bảng số liệu sau : Tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Việt Nam thời kì 2000 – 2016 (triệu USD) Năm 2000 2005 2010 2016 Xuất khẩu 14 482,7 32 447,1 72 236,7 176 580,8 Nhập khẩu 15 636,5 36 761,1 84 838,6 174 978,4 Biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000 – 2016? A. Miền. B. Tròn. C. Cột ghép. D. Đường. Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về hoạt động xuất, nhập khẩu nước ta ? A. Hàng xuất khẩu nhiều nhất là nông, lâm, thủy sản. B. Giá trị nhập khẩu tăng liên tục. C. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta là: khoáng sản, hàng tiêu dùng, thiết bị. D. Hàng nhập khẩu nhiều nhất là hàng tiêu dùng. Câu 24: Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu ở câu 22? A. Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu. B. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng liên tục. C. Năm 2016, giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. D. So với 2000, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu năm 2016 đều tăng hơn 10 lần. Câu 25: Việt Nam hòa mạng Internet vào năm A. 1995. B. 1997. C. 1999. D. 2001. Câu 26: Di sản thiên nhiên thế giới nào ở Trung du miền núi Bắc Bộ được UNESCO công nhận? A. Tam Đảo. B. Vịnh Hạ Long. C. Sa Pa. D. Hang Pác Bó. Câu 27: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của nước ta hiện nay là A. Hà Nội, Đà Nẵng. B. Đà Nẵng, Hải Phòng. C. Hải Phòng, Hà Nội. D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Câu 28: Cho bảng số liệu Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tỉ đồng) Năm Tiểu vùng 2000 2005 2010 2013 Đông Bắc 10657,7 43434,3 157954,4 243244,5 Tây Bắc 541,1 2083,7 8030,7 16625,8 Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc giai đoạn 2000 – 2013 là biểu đồ A. đường. B. tròn. C. cột ghép. D. miền. Câu 29: Tổng chiều dài đường sắt chính tuyến của nước ta là A. 2500 km. B. 3260 km. C. 2632 km. D. 4500 km. Câu 30: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới là do A. khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. B. tập trung nhiều dân tộc thiểu số. C. có diện tích lớn nhất cả nước. D. lượng mưa hàng năm lớn. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 111