Đề kiểm tra học kì II Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

doc 6 trang thuongdo99 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_dia_li_lop_9_nam_hoc_2017_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 Năm học 2017 – 2018 I. Mục tiêu: HS được kiểm tra về: 1. Kiến thức - Địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế xã hội của vùng Đông Nam Bộ, ĐBSH và ĐBSCL - Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo ở nước ta - Địa lí thành phố Hà Nội 2. Kĩ năng - Vẽ biểu đồ, chọn dạng biểu đồ thích hợp (biểu đồ tròn) quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSH và ĐBSCL năm 2014 3. Thái dộ - Học sinh có thái độ nghiêm túc, trung thực khi làm bài kiểm tra II. Ma trận đề: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng Tổng TN TL TN TL dụng bậc cao Vùng Đông Nam Bộ 1 1 0,5 0,5 Vùng ĐBSH và 2 1 3 ĐBSCL 1,0 3,0 4,0 Phát triển tổng hợp 2 1 3 kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi \ trường biển – đảo 1,0 3,0 4,0 Địa lí địa phương 1 1 2 tỉnh, thành phố 0,5 1,0 1,5 6 1 1 1 9 Tổng 3,0 3,0 3,0 1,0 10,0
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN ĐỊA LÍ 9 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Năm học 2017 – 2018 Thời gian 45 phút - Ngày: 14/4/2018 I: Trắc nghiệm:(3đ) Ghi vào bài kiểm tra những chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Những huyện đảo nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Ninh? a. Vân Đôn b. Cô Tô c. Phú Quốc d. Cồn Cỏ Câu 2: Ba trung tâm nào sau đây tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? a. Tp HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai b. Tp HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa c. Tp HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu d. Tp HCM, Biên Hòa, Đồng Nai Câu 3: Hiện nay, thành phố Hà Nội gồm bao nhiêu đơn vị hành chính cấp quận/huyện? a. 29 b. 63 c. 45 d. 30 Câu 4: Loại đất nào sau đây không có ở ĐBSCL? a. Đất phù sa b. Đất feralít c. Đất mặn d. Đất phèn Câu 5: Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước? a. ĐBSH b. Trung du miền núi Bắc Bộ c. ĐBSCL d. Đông Nam Bộ Câu 6:Nước ta có tất cả bao nhiêu huyện đảo? a. 10 b. 12 c. 15 d. 20 II: Tự luận (7đ) Câu 1: (3,0đ): Nước ta đang phát triển các ngành kinh tế biển nào ? Nêu các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Câu 2: (3,0đ): Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSH và ĐBSCL năm 2014 Đơn vị: Nghìn ha Các loại đất ĐBSH ĐBSCL Tổng diện tích đất 2106,0 4057,6 Đất nông nghiệp 769,3 2607,1 Đất lâm nghiệp 519,8 302,1 Đất chuyên dụng 318,4 262,7 Đất ở 141,0 124,3 a.Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSH và ĐBSCL năm 2014 b.Nhận xét và giải thích về tình hình sử dụng đất ở ĐBSH và ĐBSCL Câu 3 (1,0đ): Vì sao các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM cũng là các trung tâm dịch vụ lớn? - Hết –
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - MÔN ĐỊA LÍ 9 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Năm học 2017 – 2018 I.Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm (Nếu HS chọn thiếu hoặc thừa thì không cho điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án a, b c d b c b II. Tự luận (7 điểm): Câu 1: (3,0đ): * Các ngành kinh tế biển nước ta đang phát triển: (1đ) - Ngành khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản - Ngành du lịch biển – đảo - Ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển - Ngành giao thông vận tải biển * Phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển: - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. (0,5đ) - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. (0,5đ) - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức (0,5đ) - Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản, phòng chống ô nhiễm môi trường biển – đảo. (0,5đ) Câu 2: (3,0đ) a. Vẽ biểu đồ: - Xử lí số liệu: (1,0đ) Vùng So sánh tổng So sánh bán kính ĐBSH 1 1cm ĐBSCL 1,93 1,4 Đơn vị: % Các loại đất ĐBSH ĐBSCL Tổng diện tích đất 100 100 Đất nông nghiệp 36,5 64,2 Đất lâm nghiệp 24,7 7,4 Đất chuyên dụng 15,1 6,5 Đất ở 6,7 3,1 Đất khác và đất chưa sử dụng 17 18,8 - Vẽ biểu đồ tròn: đúng, chính xác, có chú giải, tên biểu đồ (1,0đ) b. * Nhận xét: (0,5đ)
  4. - Cả hai vùng đều có đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất. (SL) - Tỉ trọng đất chưa sử dụng của cả hai vùng còn khá cao, (SL) - ĐBSCL có đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao hơn ĐBSH nhưng tỉ trọng đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở lại thấp hơn so với ĐBSH. (SL) * Giải thích: (0,5đ) - ĐBSH và ĐBSCL là hai đồng bằng lớn được sông bồi đắp thường xuyên và là hai vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn của cả nước nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn. - Cả hai vùng đều có đất chưa sử dụng nhiều, cần phải cải tạo để đưa vào sử dụng. - ĐBSH dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, công nghiệp phát triển, tập trung nhiều đô thị nên tỉ trọng đất chuyên dùng và đất ở cao. Câu 3: (1đ) Các thành phố lớn như: Hà Nội và TP HCM cũng là các trung tâm dịch vụ lớn vì: - Có cơ sở hạ tầng tôt: giao thông, điện, nước - Là đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước: đường bộ, đường sắt, đường hàng không - Nơi tập trung các trường đại học, bệnh viện - Nơi tập trung đông dân cư nên thị trường tiêu thụ rộng lớn - Có trình độ dân trí cao, tập trung nguồn lao động có trình độ - Tập trung nhiều ngành kinh tế, là trung tâm công nghiệp lớn - Có sự đầu tư của nhiều ngành kinh tế - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn. - Hết - Ban giám hiệu TT/NT chuyên môn duyệt Người ra đề Nguyễn Xuân Lộc Đoàn Thị Hoa
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN ĐỊA LÍ 9 A. Lí thuyết: 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế xã hội ? 2. Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước ? 3. Nêu vị trí địa lí, phạm vi giới hạn của biển Đông và vùng biển Việt Nam ? 4. Nước ta đang phát triển những ngành kinh tế biển nào? Nêu các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển. 5. Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a. Cho biết những vùng kinh tế nào của nước ta có điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển. b. Nêu những biện pháp để ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. 6. Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh? 7: VÌ sao các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM cũng là các trung tâm dịch vụ lớn? B. Thực hành: 1. Vẽ biểu đồ: Tròn, miền, đường, cột trồng 2. Nhận xét và giải thích. BGH duyệt TT/NT chuyên môn duyệt Người lập Nguyễn Xuân Lộc Đoàn Thị Hoa
  6. BT1: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSH và ĐBSCL năm 2014 Đơn vị: Nghìn ha Các loại đất ĐBSH ĐBSCL Tổng diện tích đất 2106,0 4057,6 Đất nông nghiệp 769,3 2607,1 Đất lâm nghiệp 519,8 302,1 Đất chuyên dụng 318,4 262,7 Đất ở 141,0 124,3 a.Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSH và ĐBSCL năm 2014 b.Nhận xét và giải thích về tình hình sử dụng đất ở ĐBSH và ĐBSCL BT2: Cho bảng số liệu sau: Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (đơn vị: nghìn ha) Năm 1990 1995 2000 2007 2010 Cây CN hàng năm 542,0 716,7 778,1 864,0 797,6 Cây CN lâu năm 657,3 902,3 1451,3 1821,0 2010,5 Tổng số 1199,3 1619,0 2229,4 2685,0 2808,1 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2010. (cột trồng giá trị tuyệt đối) b. Nhận xét tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990-2010 c. Giải thích vì sao cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng BT3: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản của ĐBSCL và cả nước thời kì 1995 - 2005 (đơn vị: nghìn tấn) Năm 1995 2000 2004 2005 Tổng số ĐBSCL 822,2 1169,0 1622,1 1845,8 Tổng số cả nước 1584,4 2250,5 3143,0 3465,9 a. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản của cả nước trong đó có ĐBSCL thời kì 1995 – 2005 (cột trồng) b. Nhận xét và giải thích.