Đề kiểm tra học kì I Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

docx 3 trang thuongdo99 3550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2015_2016_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU – MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN HÓA HỌC 9 – NĂM HỌC 2015-2016 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá hs kiến thức về phần hóa học vô cơ như: các loại hợp chất vô cơ, kim loại. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết phương trình hóa học dựa vào tính chất và mối quan hệ giữa các chất vô cơ. Kĩ năng tính toán hóa học, vận dụng kiến thức hóa học giải thích hiện tượng trong thực tiễn. 3. Thái độ: Ham mê học tập và nghiêm túc trong kiểm tra thi cử. II. Ma trận: Mức độ kiến thức , kĩ năng Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Vận Tổng dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1- Các loại hợp 2 1 6 1 10 chất vô cơ (1đ) (1đ) (3đ) (0,5đ) (5,5đ) 2- Dãy HĐHH 2 2 của KL (1đ) (1đ) 2 2 3- Kim loại (1đ) (1đ) 2 2 4 - Tính theo (2,5đ) (2,5đ) phương trình hoá học 4 1 2 6 2 1 16 Tổng (3đ) (1đ) (1đ) (3đ) (2,5đ) (0,5đ) (10đ)
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN HÓA HỌC 9 – NĂM HỌC 2015-2016 I. Phần trắc nghiệm: (3điểm) Câu 1: Theo chiều giảm dần độ hoạt động hóa học của kim loại, dãy nào sau đây đúng: a) Zn, Fe, Al, Cu, Ag. b) Al, Zn, Fe, Cu, Ag. c) Fe, Cu, Zn, Ag, Au. d) Fe, Al, Cu, Mg, Pb. Câu 2: Khí SO2 được tạo thành từ phản ứng nào sau đây? a) K2SO3 + HCl. b) K2SO4+H2SO4. c) S + O2. d) CuCl+Na2SO3. Câu 3: Có thể điều chế FeCl2 từ phương pháp nào sau đây? a) Cho Fe tác dụng với dd HCl. b) Cho bột FeO tác dụng với dd HCl. c) Cho bột Fe tác dụng với dd CuCl2. d) Bột Fe tác dụng với khí clo. Câu 4: Rắc bột Al lên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng nào xảy ra? a) Bột nhôm cháy cho ngọn lửa màu xanh. b) Bột nhôm cháy sáng, có chất rắn màu trắng ở xung quanh đèn cồn c) Bột nhôm cháy sinh ra chất màu nâu đỏ. d) Bột nhôm không cháy. Câu 5: Dãy các kim loại nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? a) Al, Fe, Cu. b) Na, Zn, Ag. c) Na, K, Ca. d) Fe, Zn, Ag. Câu 6: Để làm sạch Ag từ hỗn hợp các bột kim loại: Fe, Al, Cu, Ag, người ta dùng dung dịch: a) H2SO4 loãng. b) HCl. c) CuSO4. d) AgNO3. II. Phần tự luận: Câu 1 (3 điểm): Viết phương trình hóa học cho sơ đồ chuyển hóa sau: (1) (2) (3) (4) (5) (5) Fe  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe2(SO4)3  FeCl3  FeCl2 Câu 2(3,5điểm): Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO vào 150ml dd HCl 2M. a) Viết phương trình hóa học. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu. c) Tính khối lượng dd H2SO4 20% cần để hòa tan hỗn hợp trên. Câu 3 (0,5 điểm) Hãy giải thích tại sao bột nở (NH 4)2CO3 lại có thể làm cho bánh to ra và xốp được? Cho NTK Cu = 64, Zn = 65, O = 16, S = 32, H = 1
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN HÓA HỌC 9 – NĂM HỌC 2015-2016 I. Phần trắc Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Mỗi câu 0,5đ nghiệm b a,c a,b,c b c d II. Phần tự Câu 1 Mỗi PT đúng 0,5đ luận 6 PT Câu 2 Mỗi PT 0,5đ x2 a) (1đ) Viết đúng PTHH (2 PT) b) (1,5đ) Tính đúng số mol HCl 0,5đ Tính đúng số mol CuO, ZnO 0,5đ Tính đúng %khối lượng mỗi oxit 0,5đ c, (1đ) Tính đúng số mol H2SO4 0.5đ Tính đúng khối lượng dd H2SO4 0,5đ Câu 3: Vì bột nở là muối (NH4) 2CO3 trôn cùng HS nêu được ý với bột cho vào lò nướng, muối (NH4) 2CO3 bị đúng 0,25đ nhiệt phân tạo thành khí NH3 và CO2 Khí Viết được PTHH không thoát được khỏi bề mặt chất bột dẻo nên 0,25đ tạo thành các lỗ rỗng làm cho bánh phồng lên và xốp PTHH: t0 (NH4)2CO3  NH3  + CO2  + H2O Người ra đề TTCM BGH Vũ Thị Thanh Thảo Vũ Thị Thanh Thảo