Đề kiểm tra học kì I môn Công nghệ Lớp 12 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS - THPT Song Ngữ (Có đáp án)

doc 5 trang Đăng Bình 06/12/2023 970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Công nghệ Lớp 12 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS - THPT Song Ngữ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_cong_nghe_lop_12_nam_hoc_2013_2014.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Công nghệ Lớp 12 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS - THPT Song Ngữ (Có đáp án)

  1. Sở GD – ĐT Bà Rịa Vũng Tàu ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2013 - 2014 Trường THCS – THPT Song Ngữ MÔN : CÔNG NGHỆ 12 o Thời gian : 45 phút Đề 1 A. Trắc nghiệm ( 4 điểm ) Câu 1: Cuộn cảm chặn được dòng điện cao tần là do A. hiện tượng cảm ứng điện từ. B. tần số dòng điện lớn. C. điện áp đặt vào lớn. D. dòng điện qua cuộn cảm lớn. Câu 2: Mạch lọc gồm A. cuộn dây và điện trở mắc phối hợp. B. cuộn dây và tụ mắc phối hợp . C. tranzito và điốt mắc phối hợp. D. điốt và tụ mắc phối hợp. Câu 3: Mạch tạo xung có chức năng A. khuếch đại tín hiệu điện về công suất. B. khuếch đại tín hiệu điện về điện áp. C. biến đổi năng lượng dao động có dạng xung thành năng lượng điện. D. biến đổi năng lượng điện thành năng lượng dao động có dạng xung. Câu 4: Khi thiết kế mạch nguyên lý không cần qua giai đoạn nào sau đây: A. Tính toán chọn linh kiện hợp lý. B. Thiết kế và lắp ráp trực tiếp mạch điện ngay từ ban đầu. C. Đưa ra và chọn lựa phương án hợp lý. D. Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế. Câu 5: Chức năng nào dưới đây không phải của tranzito A. là linh kiện điện tử dùng để tạo sóng. B. là linh kiện điện tử dùng để tạo xung. C. là linh kiện điện tử dùng để chỉnh lưu. D. là linh kiện điện tử dùng để khuếch đại tín hiệu. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của mạch chỉnh lưu cầu? A. Dễ lọc. B. Độ gợn sóng nhỏ. C. Chịu điện áp ngược gấp đôi điện áp làm việc . D. Tần số sóng là 100Hz. Câu 7: Mạch điện chỉnh lưu có chức năng: A. khuếch đại dòng điện và tín hiệu. B. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. C. là mạch điện ổn áp. D. là mạch điện lọc nguồn. Câu 8: Khi đo cường độ dòng điện xoay chiều A. dùng ampe kế xoay chiều mắc nối tiếp vật cần đo. B. dùng vôn kế xoay chiều mắc song song vật cần đo. C. dùng vôn kế xoay chiều mắc nối tiếp vật cần đo. D. dùng ampe kế xoay chiều mắc song song vật cần đo.
  2. Câu 9: Chọn câu sai: Điện trở là linh kiện điện tử dùng đề A. khuếch đại dòng điện. B. phân chia dòng điện. C. hạn chế dòng điện. D. phân chia điện áp trong mạch. Câu 10: Trong lớp tiếp giáp p – n A. dòng điện có chiều tự do. B. không có dòng điện qua lớp tiếp giáp. C. dòng điện chủ yếu đi từ n sang p. D. dòng điện chủ yếu đi từ p sang n . Câu 11: Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ có A. 1 điốt. B. 4 điốt. C. 3 điốt. D. 2 điốt. Câu 12: Khi cần thay thế một điện trở bị cháy có ghi 2K - 2W bằng các điện trở không cùng loại. Hãy chọn phương án đúng sau: A. Mắc song song 2 điện trở ghi 4K - 2W. B. Dùng 1 điện trở ghi 2K - 1W. C. Mắc song song 2 điện trở ghi 4K - 1W. D. Mắc nối tiếp 2 điện trở ghi 1K - 1W. Câu 13: Điốt bán dẫn có A. 7 lớp tiếp giáp p – n. B. 5 lớp tiếp giáp p – n. C. 1 lớp tiếp giáp p – n. D. 3 lớp tiếp giáp p – n. Câu 14: Nguồn điện một chiều không có khối chức năng nào sau đây A. mạch bảo vệ. B. mạch khuếch đại. C. mạch lọc nguồn. D. mạch chỉnh lưu. Câu 15: Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi mắc phối hợp: A. cuộn cảm với tụ điện. B. cuộn cảm với điện trở. C. điốt và tranzito. D. tụ điện với điện trở. Câu 16: Trong mạch đa hài tự dao động, theo ký hiệu sách giáo khoa công nghệ 12, khi R1 = R2, R3 = R4 = R = 10Ω; C1 = C2 = C = 2µF. Độ rộng xung là A. 12. B. 5. C. 28. D. 20. B- Tự luận ( 6 điểm ) Câu 1(3đ): Trình bày khái niệm và công dụng của mạch điện tử điều khiển? Câu 2(3đ): a. Ghi các vòng màu tương ứng với giá trị điện trở sau: 1,2 MΩ 5% b. Một tụ điện có ghi 20µF – 50V, mắc vào một nguồn điện xoay chiều 50V – 50Hz. Tính dung kháng của cuộn dây? c. Nếu mắc tụ điện trên vào nguồn một chiều có hiệu điện thế 50V thì tụ có tác dụng gì?
  3. Sở GD – ĐT Bà Rịa Vũng Tàu ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2013 - 2014 Trường THCS – THPT Song Ngữ MÔN : CÔNG NGHỆ 12 o Thời gian : 45 phút Đề 2 A. Trắc nghiệm ( 4 điểm ) Câu 1: Chọn câu sai: Điện trở là linh kiện điện tử dùng đề A. phân chia dòng điện. B. phân chia điện áp trong mạch. C. khuếch đại dòng điện. D. hạn chế dòng điện. Câu 2: Điốt bán dẫn có A. 7 lớp tiếp giáp p – n. B. 3 lớp tiếp giáp p – n. C. 5 lớp tiếp giáp p – n. D. 1 lớp tiếp giáp p – n. Câu 3:Trong lớp tiếp giáp p – n A. không có dòng điện qua lớp tiếp giáp. B. dòng điện chủ yếu đi từ n sang p. C. dòng điện chủ yếu đi từ p sang n. D. dòng điện có chiều tự do. Câu 4: Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ có A. 1 điốt. B. 2 điốt. C. 4 điốt. D. 3 điốt. Câu 5: Nguồn điện một chiều không có khối chức năng nào sau đây A. mạch khuếch đại. B. mạch chỉnh lưu. C. mạch lọc nguồn. D. mạch bảo vệ. Câu 6: Trong mạch đa hài tự dao động, theo ký hiệu sách giáo khoa công nghệ 12, khi R1 = R2, R3 = R4 = R = 10Ω; C1 = C2 = C = 2µF. Độ rộng xung là A. 12. B. 20. C. 5. D. 28. Câu 7: Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi mắc phối hợp: A. điốt và tranzito. B. cuộn cảm với tụ điện. C. tụ điện với điện trở. D. cuộn cảm với điện trở. Câu 8: Khi cần thay thế một điện trở bị cháy có ghi 2K - 2W bằng các điện trở không cùng loại. Hãy chọn phương án đúng sau: A. Mắc song song 2 điện trở ghi 4K - 1W. B. Dùng 1 điện trở ghi 2K - 1W. C. Mắc nối tiếp 2 điện trở ghi 1K - 1W. D. Mắc song song 2 điện trở ghi 4K - 2W. Câu 9: Cuộn cảm chặn được dòng điện cao tần là do A. điện áp đặt vào lớn. B. dòng điện qua cuộn cảm lớn. C. hiện tượng cảm ứng điện từ. D. tần số dòng điện lớn. Câu 10: Mạch tạo xung có chức năng A. biến đổi năng lượng điện thành năng lượng dao động có dạng xung. B. biến đổi năng lượng dao động có dạng xung thành năng lượng điện. C. khuếch đại tín hiệu điện về điện áp. D. khuếch đại tín hiệu điện về công suất. Câu 11: Khi thiết kế mạch nguyên lý không cần qua giai đoạn nào sau đây: A. Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế.
  4. B. Thiết kế và lắp ráp trực tiếp mạch điện ngay từ ban đầu. C. Tính toán chọn linh kiện hợp lý. D. Đưa ra và chọn lựa phương án hợp lý. Câu 12: Khi đo cường độ dòng điện xoay chiều A. dùng vôn kế xoay chiều mắc song song vật cần đo. B. dùng vôn kế xoay chiều mắc nối tiếp vật cần đo. C. dùng ampe kế xoay chiều mắc song song vật cần đo. D. dùng ampe kế xoay chiều mắc nối tiếp vật cần đo. Câu 13: Mạch lọc gồm A. cuộn dây và tụ mắc phối hợp. B. cuộn dây và điện trở mắc phối hợp. C. điốt và tụ mắc phối hợp. D. tranzito và điốt mắc phối hợp. Câu 14: Chức năng nào dưới đây không phải của tranzito A. là linh kiện điện tử dùng để chỉnh lưu. B. là linh kiện điện tử dùng để khuếch đại tín hiệu. C. là linh kiện điện tử dùng để tạo sóng. D. là linh kiện điện tử dùng để tạo xung. Câu 15: Mạch điện chỉnh lưu có chức năng: A. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. B. là mạch điện ổn áp. C. là mạch điện lọc nguồn. D. khuếch đại dòng điện và tín hiệu. Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của mạch chỉnh lưu cầu? A. Độ gợn sóng nhỏ. B. Dễ lọc. C. Tần số sóng là 100Hz. D. Chịu điện áp ngược gấp đôi điện áp làm việc B. Tự luận (6đ) Câu 1(3đ): Trình bày khái niệm và phân loại mạch điện tử? Câu 2(3đ) a. Ghi các vòng màu tương ứng với giá trị điện trở sau: 5,6 KΩ 10%? b. Một cuộn dây thuần cảm có trị số điện cảm là 0,2H mắc vào một nguồn điện xoay chiều 120V – 50Hz. Tính cảm kháng của cuộn dây? c. Nếu mắc cuộn dây trên vào nguồn điện một chiều có hiệu điện thế 120V thì cuộn cảm này có tác dụng gì?
  5. Sở GD – ĐT Bà Rịa Vũng Tàu ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2013 - 2014 Trường THCS – THPT Song Ngữ MÔN : CÔNG NGHỆ 12 o Thời gian : 45 phút Trắc nghiệm: 4 điểm 1 câu đúng 0,25 điểm Đề 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 C D C B A D B C C A B D A B A D Đề 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 A B D B C C B A A D D D C B A C Tự luận : 6 điểm Đề 1 Đề 2 Trình bày đúng và đủ khái niệm 1,5đ Trình bày đúng và đủ khái niệm 1,5đ Trình bày đúng và đủ công dụng 1,5đ Trình bày đúng và đủ phân loại 1,5đ Nâu – Đỏ - Xanh lục – Kim nhũ(Nhũ vàng) 1đ Xanh lục – Xanh lam – Đỏ - Ngân nhũ(ngũ bạc) 1đ XC = 1/(C.2.f.π) = 159,26Ω 1đ XL = L.2.f.π = 125,6Ω 1đ Nếu mắc tụ vào nguồn một chiều thì tụ có tác Nếu mắc cuộn dây trên vào nguồn 1 chiều, do dụng ngăn cản dòng điện 1 chiều và tích điện cuộn dây thuần cảm nên cuộn dây không có tác trong tụ 1đ dụng gì với dòng điện cả 1đ