Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề 691 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Kèm đáp án)

pdf 4 trang Đăng Bình 11/12/2023 740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề 691 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_12_ma_de_691_nam_hoc_201.pdf
  • xlsxDAP AN -DIA LI 12 -THPT.xlsx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề 691 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2019 - 2020 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: ĐỊA LÍ 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 40 câu, gồm 04 trang) Học sinh trả lời trắc nghiệm bằng cách chọn và tô kín một ô tròn trên Phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng của mỗi câu. Mã đề 691 Họ và tên học sinh: Lớp: Số báo danh: Phòng thi: Trường THPT: Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với đai nhiệt đới gió mùa nước ta ? A. Nhóm đất phù sa và đất feralit chủ yếu. B. Khí hậu mát mẻ quanh năm. C. Hệ sinh thái đa dạng. D. Mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển ? A. Kiên Giang. B. Bình Thuận. C. Cà Mau. D. Hậu Giang. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất mặn tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây ? A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không có hướng tây bắc - đông nam ? A. Sông Thương. B. Sông Mã. C. Sông Cả. D. Sông Đà. Câu 5: Vùng biển mà ở đó nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên là vùng A. lãnh hải. B. thềm lục địa. C. đặc quyền kinh tế. D. nội thủy. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc tỉnh (thành phố) nào dưới đây ? A. Quảng Trị. B. Đà Nẵng. C. Quảng Bình. D. Thừa Thiên Huế. Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây ở nước ta có tần suất bão lớn nhất ? A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Đông Bắc Bộ. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết biểu đồ khí hậu nào trong số các địa điểm dưới đây có biên độ nhiệt năm nhỏ nhất ? A. Lạng Sơn. B. Đà Nẵng. C. Cà Mau. D. Điện Biên. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Mã ? A. Sông Chu. B. Sông Bưởi. C. Sông Hiếu. D. Sông Luông. Câu 10: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. B. có địa hình cao nhất nước ta. C. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc - đông nam. D. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên. Câu 11: Hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất xảy ra ở A. trung du. B. miền núi. C. đồng bằng. D. ven biển. Trang 1/4 - Mã đề 691
  2. Câu 12: Nơi nào sau đây không có hiện tượng “phơn” khô nóng về mùa hạ ở nước ta ? A. Duyên hải miền Trung. B. Phía nam khu vực Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng Bắc Bộ. Câu 13: Cho biết điểm cực Đông của nước ta thuộc phạm vi lãnh thổ tỉnh nào sau đây ? A. Cà Mau. B. Điện Biên. C. Khánh Hòa. D. Hà Giang. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió mùa hạ hoạt động ở nước ta chủ yếu theo hướng nào ? A. Tây nam. B. Đông bắc. C. Tây bắc. D. Đông nam. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với thành phố Hồ Chí Minh ? A. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn. C. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn. D. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn. Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long ? A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. B. Trên bề mặt có nhiều đê sông. C. Là đồng bằng châu thổ. D. Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Campuchia ? A. Quảng Nam. B. Bình Phước. C. Lâm Đồng. D. Ninh Thuận. Câu 18: Bề mặt Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm A. không có ô trũng ngập nước. B. đất mặn và đất phèn chiếm diện tích lớn. C. không còn được bồi đắp phù sa. D. bị chia cắt thành nhiều ô. Câu 19: Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có A. chế độ dòng chảy thất thường. B. nhiều đợt lũ trong năm. C. nhiều phù sa. D. tổng lượng nước lớn. Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió Tây Nam có nguồn gốc từ khối khí Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta ? A. Gây khô hạn ở Tây Nguyên. B. Xuất phát từ vịnh Bengan. C. Gây mưa lớn cho Nam Bộ. D. Thổi theo hướng tây nam. Câu 21: Địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh chủ yếu là do A. có nhiều đá vôi. B. có độ dốc lớn. C. lượng mưa lớn theo mùa. D. mất lớp phủ thực vật. Câu 22: Cảnh quan tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là đới rừng A. nhiệt đới gió mùa. B. cận xích đạo gió mùa. C. ôn đới gió mùa. D. cận nhiệt đới gió mùa. Câu 23: Vùng ven biển miền Trung không phải là nơi A. có thềm lục địa thu hẹp. B. có nhiều bãi triều thấp phẳng. C. có đường bờ biển khúc khuỷu. D. có nhiều cồn cát, đầm phá. Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu ở nước ta ? A. Mang lại một lượng mưa lớn. B. Làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. C. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hạ . D. Làm cho gió mùa Đông Bắc lạnh hơn khi vào nước ta. Trang 2/4 - Mã đề 691
  3. Câu 25: “Gió mùa Đông Nam” ở đồng bằng Bắc Bộ thực chất là A. Tín phong bán cầu Nam. B. gió mùa Đông Bắc. C. gió mùa Tây Nam. D. Tín phong bán cầu Bắc. Câu 26: Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng các cảng biển? A. Các vịnh cửa sông. B. Các bãi triều rộng. C. Các đảo ven bờ. D. Các vũng, vịnh nước sâu. Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây làm cho đất ở Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm phèn, nhiễm mặn ? A. Bề mặt đồng bằng không có đê. B. Diện tích đồng bằng rộng lớn. C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn. D. Địa hình thấp, nhiều cửa sông. Câu 28: Điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng ở miền núi nước ta ? A. Đất đai, khí hậu đa dạng. B. Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. C. Có các cao nguyên và thung lũng rộng lớn. D. Nguồn thủy năng dồi dào, cung cấp nước tưới. Câu 29: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có A. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. B. nền nhiệt độ cả nước cao. C. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt. D. tổng bức xạ trong năm lớn. Câu 30: Nơi có sự đối lập rõ rệt giữa hai mùa mưa khô ở nước ta là A. Nam Bộ và Tây Nguyên. B. duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. C. miền Nam và miền Trung. D. miền Bắc và miền Nam. Câu 31: Nguyên nhân nào dưới đây làm cho đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc nước ta có độ cao trung bình thấp hơn so với miền Nam ? A. Lượng mưa trung bình năm lớn. B. Không chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam. C. Nhiều dãy núi có hướng vòng cung. D. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn. Câu 32: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có A. tổng bức xạ lớn. B. địa hình đa dạng. C. sông ngòi dày đặc. D. khoáng sản phong phú. Câu 33: Đất chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta là A. phù sa. B. feralit. C. xám bạc màu. D. mùn thô. Câu 34: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở HÀ NỘI Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ (oC) 18,1 17,5 22,2 24,4 29,5 30,6 30,1 29,1 29,0 26,1 24,2 19,9 Lượng mưa (mm) 16,6 10,0 34,0 58,8 290,0 188,5 428,1 314,4 229,7 94,4 28,2 84,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê 2018) Để thể hiện nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất ? A. Miền. B. Kết hợp. C. Tròn. D. Cột. Câu 35: Tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi đã tạo nên A. sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên theo độ cao. B. sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên theo Bắc - Nam. C. sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi. D. thiên nhiên nhiệt đới ẩm và ảnh hưởng sâu sắc của biển. Câu 36: Cho biểu đồ: Trang 3/4 - Mã đề 691
  4. Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây là đúng về lượng mưa của Huế và Hà Nội ? A. Tháng mưa ít nhất của Huế là tháng 1. B. Hà Nội mưa nhiều nhất vào tháng 12. C. Mùa mưa của Huế đến chậm hơn Hà Nội. D. Lượng mưa tháng cao nhất của Hà Nội lớn hơn Huế. Câu 37: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn ? A. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và mất lớp phủ thực vật. B. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn. C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn. D. Mưa lớn và nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào. Câu 38: Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở vùng nào sau đây ở nước ta ? A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Đồng bằng Bắc Bộ. Câu 39: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta ? A. Thổi từ tháng XI đến tháng IV năm sau. B. Gây mưa phùn ở nửa cuối mùa đông. C. Gây nên mùa đông lạnh cho cả nước. D. Gây mưa khi gặp dãy Trường Sơn Bắc. Câu 40: Cho bảng số liệu: MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NHIỆT ĐỘ Ở HÀ NỘI VÀ CÀ MAU (Đơn vị: oC) Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Địa điểm tháng I tháng VII cả năm Hà Nội 18,1 30,1 25,1 Cà Mau 26,7 27,5 27,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê 2018) Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh về nhiệt độ của hai địa điểm trên ? A. Biên độ nhiệt độ nhiệt năm của Hà Nội lớn hơn Cà Mau. B. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội thấp hơn Cà Mau. C. Cà Mau có nhiệt độ trung bình năm cao hơn Hà Nội. D. Biên độ nhiệt độ nhiệt năm của Hà Nội nhỏ hơn Cà Mau. Hết Ghi chú: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài. Trang 4/4 - Mã đề 691