Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 893 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Kèm đáp án)

pdf 4 trang Đăng Bình 11/12/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 893 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_ma_de_893.pdf
  • pdfHuongdancham GDCD 12.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 893 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học 2019 - 2020 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Giáo dục công dân 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 04 trang) Học sinh làm bài bằng cách chọn và tô kín một ô tròn trên Phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng của mỗi câu. Họ và tên học sinh: Lớp: Mã đề: 893 Số báo danh: Phòng thi : Trường THPT Câu 1: Vì anh G không giao hàng theo đúng hợp đồng như thỏa thuận nên anh S đã chấm dứt hợp đồng kinh doanh. Tức giận, anh G đã “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm” danh dự, nhân phẩm của ông S. Hành vi của anh G vi phạm A. dân sự - hành chính. B. dân sự - hình sự. C. hành chính - hình sự. D. dân sự - kỉ luật. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo cũng như công dân có tôn giáo khác nhau phải A. hỗ trợ nhau. B. bảo vệ nhau. C. tôn trọng nhau. D. giúp đỡ nhau. Câu 3: Tòa án nhân dân tỉnh Y xét xử vụ tham nhũng trong tỉnh không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lý. B. quyền và nghĩa vụ. C. nghĩa vụ pháp lý. D. quy trình xét xử. Câu 4: Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là thể hiện đặc trưng A. tính quyền lực bắt buộc chung. B. tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. tính quy định rộng rãi. D. tính quy phạm phổ biến. Câu 5: Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Tự chủ đăng ký kinh doanh. B. Tìm kiếm thị trường kinh doanh. C. Tự do buôn bán theo nhu cầu bản thân. D. Lựa chọn hình thức kinh doanh. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra? A. 18. B. 16. C. 15. D. 14. Câu 7: Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế hành vi trái pháp luật là nội dung của A. thực hiện pháp luật. B. trách nhiệm pháp lý. C. giáo dục pháp luật. D. trách nhiệm cá nhân. Câu 8: Hành vi thực hiện pháp luật nào dưới đây thuộc hình thức thi hành pháp luật? A. Tòa án nhân dân xét xử tội phạm. B. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô. C. Dừng đèn đỏ đúng nơi quy định. D. Không buôn bán hàng giả. Câu 9: Khi đến UBND phường Y để làm thủ tục đăng ký kết hôn, anh K và chị H đã hoàn thiện đầy đủ thủ tục theo hướng dẫn. Hành vi của anh K và chị H đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Trang 1/4 - Mã đề thi 893
  2. Câu 10: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. Ứng dụng khoa học kỹ thuật. B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. C. Tổ chức hội nghị khách hàng. D. Tham gia bảo hiểm xã hội. Câu 11: Anh G và anh Y là công nhân của Xí nghiệp M. Trong giờ làm việc, G và Y rủ N và S đến xí nghiệp xem bóng đá. Khi đến cổng, bảo vệ T không cho vào. Anh G đã năn nỉ anh T để N và S được vào xí nghiệp. Trong khi xem bóng đá, G và S xảy ra mâu thuẫn và xô xát. S đánh G bị thương phải nhập viện điều trị. Thấy bạn mình bị đánh, Y vào can ngăn thì bị S đánh bị thương phải khâu 5 mũi. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm kỷ luật? A. Anh G và T. B. Anh G, Y và T. C. Anh G, Y, N và S. D. Anh G, S và N. Câu 12: Một trong những nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động là A. gián tiếp. B. dân chủ. C. công khai. D. trực tiếp. Câu 13: Theo quy định của pháp luật, ngoài bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện A. trách nhiệm. B. yêu cầu. C. nhiệm vụ. D. nghĩa vụ. Câu 14: Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ A. thực tiễn đời sống xã hội. B. nhu cầu cá nhân. C. lợi ích xã hội. D. quyền công dân. Câu 15: Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thông qua A. quy trình làm việc. B. nguyên tắc lao động. C. thời gian làm việc. D. hợp đồng lao động. Câu 16: Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quan hệ lao động và A. công vụ nhà nước. B. quy tắc nhà nước. C. bí mật nhà nước. D. nguyên tắc nhà nước. Câu 17: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số đều có đại biểu của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Xã hội. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Chính trị. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật? A. Phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền. B. Phản ánh nhu cầu, lợi ích các giai cấp trong xã hội. C. Ban hành vì sự phát triển của xã hội. D. Do các thành viên trong xã hội thực hiện. Câu 19: Mọi công dân đều có quyền làm việc phù hợp với khả năng mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng A. trong điều kiện lao động. B. trong giao kết hợp đồng lao động. C. trong thực hiện quyền lao động. D. giữa lao động nam và nữ. Câu 20: Muốn tăng lợi nhuận cho cửa hàng, chị G đã nhập một số mặt hàng áo quần, phụ kiện giả có gắn nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng về bán. Chị G kể chuyện này với anh K và nhờ K vận chuyển số hàng trên (số lượng hàng hóa mà chị G nhập về tương đương với số lượng hàng thật có giá trị 25 triệu đồng). Khi vận chuyển hàng hóa trên đường, xe tải của anh K va chạm với xe máy của anh H đang chở bạn gái là Q đi ngược đường một chiều làm cho anh H bị thương nhẹ. Anh H yêu cầu bồi thường nhưng anh K không đồng ý. Hai bên xảy ra xô xát, anh H đập vỡ đèn xe tải của anh K. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm hành chính? A. G và H. B. G, K, H và Q. C. G và K. D. G, K và H. Trang 2/4 - Mã đề thi 893
  3. Câu 21: Nghi ngờ chị G ăn cắp bí quyết kinh doanh của công ty để bán cho anh S, Giám đốc T đã điều chuyển chị sang bộ phận công việc nặng nhọc, độc hại. Hành vi của Giám đốc T đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng A. trong chuyển đổi nơi làm việc. B. trong thực hiện quyền lao động. C. giữa lao động nam và nữ. D. trong giao kết hợp đồng lao động. Câu 22: Chị H và chị K được tuyển dụng vào Sở Z cùng một ngày. Vì có trình độ chuyên môn thạc sĩ tốt nghiệp nước ngoài nên chị K được Giám đốc T cho hưởng mức lương cao hơn. Thấy vậy, chị H tỏ thái độ bực tức và tung tin đồn chị K sử dụng bằng giả. Trước sức ép của dư luận, chị K đã tự ý nghỉ việc. Biết chuyện, Giám đốc T đã chỉ đạo cho Trưởng phòng Q chuyển chị H sang bộ phận pha chế hóa chất độc hại mà không cho hưởng phụ cấp. Để trả thù, chị H thuê anh S bắt cóc con trai Giám đốc T để tống tiền. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Giám đốc T, chị K và anh Q. B. Chị H, K và Giám đốc T. C. Chị H, anh S và chị K. D. Chị H, K, Giám đốc T và anh Q. Câu 23: Công ty Y không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị cơ quan có chức năng lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của cơ quan chức năng là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Cưỡng chế pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 24: Z là một xã miền núi vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số nên nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn kinh doanh tốt. Nhờ đó, xã Z có kinh tế ngày càng phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Xã hội. B. Cạnh tranh. C. Kinh doanh. D. Kinh tế. Câu 25: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định ở văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây? A. Bộ luật và Thông tư. B. Pháp lệnh và Nghị định. C. Luật và Bộ luật. D. Hiến pháp và luật. Câu 26: Đối với công dân, pháp luật có vai trò là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích A. hợp pháp. B. cao quý. C. cá nhân. D. tuyệt đối. Câu 27: Cửa hàng của chị K đăng ký kinh doanh quần áo trẻ em. Nhận thấy khách hàng có nhu cầu về mặt hàng mỹ phẩm nên chị đã đăng ký thêm mặt hàng này. Chị K đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chủ động mở rộng quy mô. B. Thay đổi loại hình dọạnh nghiệp. C. Lựa chọn hình thức kinh doanh. D. Tích cực nhập khẩu nguyên liệu. Câu 28: Vì muốn có con trai để nối dõi tông đường nên anh K đã ngoại tình với chị D. Biết chuyện, bà S - mẹ anh K rất vui mừng và thường xuyên nói bóng gió để anh K li hôn với vợ là chị P. Buồn bực, chị P đã bán căn nhà hai vợ chồng đang sống (chị được thừa kế trước khi kết hôn) mà không hỏi ý kiến anh K. Nghe con gái tâm sự, bà Y đã gọi điện mắng chửi hai mẹ con bà S thậm tệ. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh K, bà Y và bà S. B. Anh K, bà S và chị P. C. Anh K, chị D và bà S. D. Bà S và bà Y. Câu 29: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là A. chủ thể. B. ưu việt. C. đại diện. D. tối cao. Trang 3/4 - Mã đề thi 893
  4. Câu 30: Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật A. cấm. B. bắt buộc làm. C. quy định làm. D. cho làm. Câu 31: Sau khi tốt nghiệp Đại học Xây dựng, anh T xin cấp giấy phép mở công ty tư nhân. Cơ quan chức năng đã cấp giấy phép kinh doanh cho anh T. Trong trường hợp này, pháp luật đang thể hiện vai trò là phương tiện để công dân A. thi hành theo pháp luật. B. thực hiện nghĩa vụ kinh doanh. C. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. D. thực hiện sở thích kinh doanh. Câu 32: Vì công ty làm ăn thua lỗ, anh Q đã bán mảnh đất bố mẹ để lại cho anh trước khi kết hôn mà không hỏi ý kiến vợ. Biết chuyện, chị S đã tức giận và bỏ về nhà mẹ đẻ sinh sống. Hành vi của chị S đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Tài sản riêng. B. Hôn nhân. C. Nhân thân. D. Tài sản chung. Câu 33: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 34: Vì thiếu tiền chơi điện tử nên H (10 tuổi), T (15 tuổi), K (17 tuổi) bàn bạc để trộm cắp tài sản. Theo nhiệm vụ được phân công, H đứng canh chừng bên ngoài để T và K trèo vào nhà bà Y ăn trộm. Sau khi lấy được 3 triệu đồng tiền mặt thì bị bà Y phát hiện, hô hoán, H, T, K vội vã lên xe máy tẩu thoát. Hành vi của những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. T và K. B. H và K. C. K. D. H, T và K. Câu 35: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp là biểu hiện của nội dung quyền bình đẳng trong A. lao động. B. hợp tác. C. kinh doanh. D. phát triển thị trường. Câu 36: Đặc trưng nào dưới đây làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật? A. Tính quy phạm pháp luật. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 37: Chương VII Điều 111 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Con đã thành niên không chung sống với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, trong trường hợp cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” là thể hiện mối quan hệ giữa A. pháp luật với gia đình. B. pháp luật với xã hội. C. gia đình với xã hội. D. pháp luật với đạo đức. Câu 38: Vợ chồng giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển về mọi mặt là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ A. tài sản. B. họ hàng. C. nhân thân. D. gia đình. Câu 39: Nhà nước thực hiện việc cộng điểm ưu tiên khi thi tuyển vào các trường đại học đối với học sinh là người dân tộc thiểu số là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Nghiên cứu. B. Xã hội. C. Học tập. D. Giáo dục. Câu 40: Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm A. độ tuổi và trình độ. B. độ tuổi và nhận thức. C. độ tuổi và hành vi. D. nhận thức và hành vi. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 893