Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

pdf 3 trang Đăng Bình 11/12/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019_2020_so.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học 2019 - 2020 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tôi được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục, nhiều đến mức tôi tin rằng từ bỏ, hoặc dừng lại, là một điều gì đó rất tệ. Tôi nghĩ mình PHẢI luôn cố gắng, PHẢI luôn nỗ lực, PHẢI luôn gồng mình, và nếu tôi không đạt được một điều gì đó, thì hẳn là TẠI tôi, DO tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Với niềm tin ấy, tôi đã cố gắng bằng hết sức mình để giành lấy những vị trí cao nhất trong trường học, trong những cuộc thi thố gần xa. Những năm tháng xuôi chèo mát mái trên ghế nhà trường càng khiến tôi ngây ngô tin rằng chỉ cần bạn có một kế hoạch, chỉ cần bạn cố gắng, chẳng có việc gì là không thể. Nhưng tôi sớm vỡ mộng khi bước ra khỏi môi trường học thuật. Mấy bận bị dồn ép, phải đối mặt với những cảnh huống quá sức chịu đựng, tôi nhận ra buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi, nhất là khi bạn phải buông bỏ những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. Một công việc ổn định nhàn thân? Một cái nghề được nhiều người trọng vọng? Một lối sống nghiêm túc chừng mực? Một gia đình nề nếp con cái có đủ mẹ đủ cha? Tôi ước gì ba mẹ đã dạy tôi rằng “Từ bỏ cũng là một lựa chọn”. (Cúc T., Sống như bạn đang ở sân bay, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) Câu 1: Khi “được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục”, “tôi” đã có những suy nghĩ gì? (1.0 điểm) Câu 2: Nêu tác dụng của những câu hỏi được sử dụng trong văn bản? (1.0 điểm) Câu 3: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi”? Vì sao? (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Từ bỏ cũng là một lựa chọn”. - Hết -
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 I. Hướng dẫn chung Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm) - Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức Đọc hiểu văn bản. - Học sinh có thể trình bày dưới hình thức gạch đầu dòng, trình bày theo ý. Phần Làm văn: (7,0 điểm) - Vận dụng kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội. - Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả. - Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. - Ý kiến có thể gợi nhiều cách hiểu khác nhau. Học sinh trình bày suy nghĩ riêng (đồng tình hoặc không đồng tình) miễn là có lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng phù hợp. Phần hướng dẫn chấm chi tiết là một gợi ý, một cách hiểu. II. Hướng dẫn chấm chi tiết Phần Câu Nội dung Điểm Những suy nghĩ của nhân vật “tôi”: mình phải luôn cố gắng, 1.0 phải luôn nỗ lực, phải luôn gồng mình, và nếu tôi không đạt 1 được một điều gì đó, thì hẳn là tại tôi, do tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Tác dụng của những câu hỏi được sử dụng trong văn bản: 1.0 - Gợi suy nghĩ, ấn tượng cho người đọc; - Thể hiện sự trăn trở của người viết về những áp lực, những 2 ràng buộc tinh thần mà xã hội đặt ra cho con người là quá nhiều; - Đưa ra những lí lẽ cụ thể làm rõ cho ý được nêu trước đó: những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. I. Đọc HS trả lời 2/3 ý được 1.0 điểm hiểu - HS trình bày theo quan điểm cá nhân hợp lí, thuyết phục. 1.0 - Gợi ý: + Khi theo đuổi mục tiêu, ước mơ, ta đã có sẵn những điều kiện, những yếu tố cần thiết để thực hiện. Ta tiêu tốn thời gian, công sức, vật chất để cố gắng về đích. 3 + Khi buông bỏ, ta chấp nhận mất tất cả để quay về điểm xuất phát. Buông bỏ nghĩa là ta phải thừa nhận sự kém cỏi về một mặt nào đó của bản thân, đối diện với dư luận; vì vậy, buông bỏ đòi hỏi sức mạnh của lòng dũng cảm. Bài làm có hình thức của một bài văn hoàn chỉnh, có đầy đủ bố cục 3 0.5 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. II. Làm Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ bỏ cũng là một lựa chọn. 0.5 văn a) Giải thích: 1.0 - “Từ bỏ”: dừng lại, không tiếp tục theo đuổi một điều gì đó.
  3. - Ý kiến khuyên chúng ta cần biết lựa chọn một thái độ sống, đó là dám từ bỏ những điều mình đang có và đang hướng đến. b) Bàn luận: 3.0 - Mỗi người luôn đề ra cho bản thân những mục tiêu, ước mơ, hoài bão. Nhưng trong thực tế cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng hiện thực hóa được những điều đó. Nếu cứ chạy theo những việc quá khả năng thì con người dễ đánh mất chính mình. - Từ bỏ những ràng buộc không cần thiết, không phù hợp cũng là cách để giảm bớt căng thẳng và cảm thấy tự do hơn. Từ đó, ta biết định hình giá trị của bản thân, làm mới chính mình, có cơ hội khám phá những điều thú vị khác. - Khi lựa chọn từ bỏ, ta cần tỉnh táo, suy xét để đưa ra quyết định và dũng cảm đối diện với những phản ứng tiêu cực đến từ xung quanh. - Phê phán những người không dám từ bỏ dù biết rằng những điều đó không phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, từ bỏ không có nghĩa là trốn tránh thực tế, là thụt lùi về ý chí, là ngại thể hiện khả năng của mình, là không dám ước mơ c) Bài học nhận thức và hành động: 1.0 - Từ bỏ cũng là một lựa chọn cần thiết để đi đến hạnh phúc. - Mạnh mẽ hơn, dám từ bỏ những điều khiến ta không được sống là chính mình. Bài làm sâu sắc, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc. 1.0 Lưu ý chung: Trên đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể, các đơn vị có thể thảo luận để thống nhất đáp án, giáo viên cần chú ý kĩ năng làm bài và sự sáng tạo của học sinh, tránh việc đếm ý cho điểm.