Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

doc 14 trang Đăng Bình 06/12/2023 1210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2018_2019_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra) Năm học: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Chủ đề I. ĐỌC HIỂU - Phương - Xác định Viết đoạn văn Sự tích Hồ Gươm thức biểu chỉ từ và chức ngắn trình bày Chỉ từ đạt. vụ ngữ pháp được suy nghĩ - Giải thích của chỉ từ của bản thân nghĩa của trong câu. được gợi ra từ từ. - Hiểu được ý đoạn trích. nghĩa đặc sắc của một chi tiết truyện. Số câu 2 2 1 5 Số điểm 1,0 2,0 1,0 4,0 Tỉ lệ 10 20 10 40 II. LÀM VĂN Biết vận dụng Văn tự sự kiến thức, kĩ năng để viết một bài văn kể chuyện sinh động, hấp dận. Số câu 1 1 Số điểm 6,0 6,0 Tỉ lệ 60 60 Tổng cộng: Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 1,0 2,0 1,0 6,0 10 Tỉ lệ 10 20 10 60 100
  2. KIỂM TRA HỌC KỲ I Điểm Chữ ký: Số phách Năm học: 2018 – 2019 GK1: . Môn: Ngữ văn – Khối 6 GK2: Thời gian: 90 phút Đề bài: I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. (Trích Sự tích Hồ Gươm, theo Nguyễn Đổng Chi, Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục – 2016, trang 41) Câu 1 (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm) Giải thích nghĩa của từ Hoàn Kiếm. Câu 3 (1,0 điểm) Tìm chỉ từ trong câu văn sau và cho biết chức vụ của chỉ từ đó. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Câu 4 (1,0 điểm) Sự việc “Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng.” (Vua trao gươm lại cho Rùa Vàng) thể hiện tư tưởng, tình cảm gì của dân tộc ta? Câu 5 (1,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ nội dung ý nghĩa của đoạn trích trên. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Em hãy tưởng tượng mình là Mị Nương, kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. (Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục - 2016) . Bài làm
  3. TRƯỜNG THCS TRẦN NGỌC QUẾ HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2018 - 2019 A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá được một cách tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm điểm cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài; Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 đến 10 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài và sự nỗ lực của học sinh. - Học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn chấp nhận cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách tính điểm với bài kiểm tra định kì. B. Đáp án I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Điểm Câu Đọc trích sau và thực hiện các yêu câu từ câu 1 đến câu 5: 1 Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 0,5 điểm Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích : tự sự. 2 Giải thích nghĩa của từ Hoàn Kiếm. 0,5 điểm Hoàn Kiếm: trả gươm. 3 Tìm chỉ từ trong câu văn sau và cho biết chức vụ của chỉ từ đó. 1,0 điểm Chỉ từ: đó – Chức vụ trong câu: trạng ngữ. 4 Sự việc “Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng.” (Vua trao 1,0 điểm gươm lại cho Rùa Vàng) thể hiện tư tưởng, tình cảm gì của dân tộc ta? Sự việc “Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng.”: thể hiện tư tưởng, tình cảm yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta. 5 Hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em 1,0 điểm được gợi ra từ nội dung ý nghĩa của đoạn trích trên. - HS viết đoạn văn đúng yêu cầu, diễn đạt trôi chảy, đúng ngữ pháp,
  4. không sai chính tả. -HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau. Gợi ý: +Nêu xuất xứ đoạn trích. +Nêu nội dung chính đoạn trích. +Trình bày suy nghĩ của bản thân. +Bài học nhận thức và hành động. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) 6,0 điểm Ý Em hãy tưởng tượng mình là Mị Nương, kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. (Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục - 2016) 1.Yêu cầu về kĩ năng: HS viết một bài văn kể chuyện (kể ở ngôi thứ nhất, đóng vai Mị Nương) có kết cấu bài chặt chẽ, bố cục rõ ràng, biết tách đoạn phần thân bài hợp lí, diễn đạt trôi chảy mạch lạc; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp, viết chữ dễ đọc, trình bày sạch sẽ. 2.Yêu cầu về kiến thức: HS có thể kể bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đầy đủ, hợp lí, thuyết phục. Cần nêu được các ý chính sau: Ý 1 Giới thiệu lí do Sơn Tinh, Thủy Tinh gặp nhau. 0,75 điểm Ý 2 Kể diễn biến sự việc: 4,5 điểm - Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và được rước tôi về núi. - Thủy Tinh không lấy được vợ, nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. - Kể lại cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh. Ý 3 -Kết thúc câu chuyện. 0,75 -Nêu ý nghĩa của truyện. điểm Lưu ý: Ngoài những ý trên học sinh có thể trình bày những ý khác nhưng hợp lí, thuyết phục, đặc biệt khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo mới mẻ. TỔNG ĐIỂM Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được yêu cầu về kĩ năng và kiến 10 điểm thức.
  5. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra) Năm học: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Chủ đề I. ĐỌC HIỂU - Xác định - Phân tích tác Viết đoạn văn -Rằm tháng giêng phương thức dụng của biện nêu suy nghĩ - Từ đồng nghĩa. biểu đạt pháp tu từ. của bản thân chính. - Nội dung dựa vào nội - Tìm từ chính của bài dung ý nghĩa đồng nghĩa. thơ. bài thơ. Số câu 2 2 1 5 Số điểm 1,0 2,0 1,0 4,0 Tỉ lệ 10 20 10 40 II. LÀM VĂN Biết vận dụng Văn biểu cảm kiến thức, kĩ năng để viết một bài văn biểu cảm theo yêu cầu đề cho. Số câu 1 1 Số điểm 6,0 6,0 Tỉ lệ 60 60 Tổng cộng Số câu 2 2 1 1 5 Số điểm 1,0 2,0 1,0 6,0 10 Tỉ lệ 10 20 10 60 100
  6. KIỂM TRA HỌC KỲ I Điểm Chữ ký: Số phách Năm học: 2018 – 2019 GK1: . Môn: Ngữ văn – Khối 7 GK2: Thời gian: 90 phút Đề bài: I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc bài dịch thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Rằm tháng giêng, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục - 2016, trang 141) Câu 1 (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài dịch thơ. Câu 2 0,5 điểm) Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ bát ngát . Câu 3 1,0 điểm) Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Câu 4 (1,0 điểm) Nội dung chính của bài thơ là gì? Câu 5 (1,0 điểm) Em có suy nghĩ gì về tình cảm của Bác được thể hiện qua bài thơ trên? II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Em yêu cây bàng (hoặc cây phượng) trường em . Bài làm
  7. TRƯỜNG THCS TRẦN NGỌC QUẾ HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2018 - 2019 A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá được một cách tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm điểm cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài; Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 đến 10 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài và sự nỗ lực của học sinh. - Học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn chấp nhận cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách tính điểm với bài kiểm tra định kì. B. Đáp án I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Điểm Câu Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 1 Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài dịch 0,5 điểm thơ. - Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài dịch thơ: biểu cảm. 2 Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ bát ngát . 0,5 điểm -2 từ đồng nghĩa với từ bát ngát : mênh mông, bao la, 3 Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; - Phép tu từ : điệp từ “xuân” - Tác dụng của phép điệp từ: nhấn mạnh/nổi bật không khí mùa xuân hòa vào từng cảnh vật. 4 Nội dung chính của bài thơ là gì? 0,5 điểm Nội dung chính của bài thơ: Cảnh đẹp đêm trăng rằm tháng giêng, tình yêu thiên nhiên, yêu nước của Bác.
  8. 5 Em có suy nghĩ gì về tình cảm của Bác được thể hiện qua bài 1,0 điểm thơ trên. - HS viết đoạn văn đúng yêu cầu, diễn đạt trôi chảy, đúng ngữ pháp, không sai chính tả. - Có thể viết theo gợi ý sau: + Cảm nhận được tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Bác qua cảnh đẹp của đêm trăng vào rằm tháng giêng trong những năm kháng chiến chống Pháp. + Bày tỏ thái độ và tình cảm của em đối với Bác. + Bài học nhận thức và hành động. - Chú ý cách diễn đạt của học sinh nếu dài hơn số dòng quy định vẫn chấp nhận. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) 6,0 điểm Ý Em yêu cây bàng (hoặc cây phượng) trường em. 1. Yêu cầu về kĩ năng: HS viết một bài văn biểu cảm có kết cấu bài chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, thuyết phục; lời văn trong sáng, gợi cảm, viết chữ dễ đọc, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp, trình bày sạch sẽ. 2. 2.Yêu cầu về kiến thức: HS nêu những suy nghĩ, cảm xúc về cây bàng (hoặc cây phượng) có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý chính sau đây: Ý 1 Nêu cảm xúc chung về cây bàng (hoặc cây phượng) mà em yêu quý. 0,75 điểm Ý 2 - Cây bàng (hoặc cây phượng) mà em yêu được trồng ở vị trí nào 4,5 điểm trong trường? (trước cổng trường, trong sân trường, bên ven đường dẫn vào trường) - Vì sao em lại có cảm tình với loài cây đó (cơ sở cho cảm nghĩ của em). + Gắn bó suốt những năm tháng học dưới mái trường. + Lưu dấu những kỉ niệm tuổi học trò. + - Cây bàng (hoặc cây phượng) đã để lại trong lòng em những điều gì
  9. đặc biệt (cho bóng mát, nơi cùng bạn bè nô đùa, trò chuyện, tâm tình, ) Ý 3 Khẳng định ý nghĩa của cây bàng (hoặc cây phượng) đối với em 0,75 điểm trong cuộc sống hiện tại và khi em đã trưởng thành, rời xa mái trường, rời xa cây bàng (hoặc cây phượng). Lưu ý: Ngoài những ý trên học sinh có thể trình bày những ý khác nhưng hợp lí, thuyết phục, đặc biệt khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo mới mẻ. TỔNG Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được yêu cầu về kĩ năng và kiến 10 điểm CỘNG thức.
  10. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra) Năm học: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng thấp Chủ đề I. ĐỌC HIỂU - Xác định Phân tích tác Viết đoạn - Vào nhà ngục phương thức dụng của biện văn ngắn biểu đạt chính. pháp tu từ. nêu cảm nghĩ Quảng Đông cảm - Thể thơ. của em về tác tác giả của bài - Nói quá thơ. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ 10 10 10 30 II. LÀM VĂN Biết vận dụng Văn thuyết kiến thức, kĩ minh năng để viết một bài văn thuyết minh về một giống vật. Số câu 1 1 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70 70 Tổng cộng: Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 1,0 1,0 1,0 7,0 10 Tỉ lệ 10 10 10 70 100
  11. KIỂM TRA HỌC KỲ I Điểm Chữ ký: Số phách Năm học: 2018 – 2019 GK1: . Môn: Ngữ văn – Khối 8 GK2: Thời gian: 90 phút Đề bài: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu, Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. Đã khách không nhà trong bốn biển, Lại người có tội giữa năm châu. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Phan Bội Châu, Ngữ văn 8, Tập một, NXB Giáo dục – 2016, trang 146) Câu 1(0 5điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. Câu 2 (0,5 điểm) Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì ? Câu 3 (1,0 điểm) Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau đây: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Câu 4 (1,0 điểm) Từ nội dung ý nghĩa của bài thơ, hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích. . Bài làm
  12. TRƯỜNG THCS TRẦN NGỌC QUẾ HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2018 - 2019 A. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá được một cách tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm điểm cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị từng bài. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 đến 10 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài và sự nỗ lực của học sinh. - Học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn chấp nhận cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đarm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách tính điểm với bài kiểm tra định kì. B. ĐÁP ÁN: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Điểm Câu Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 1 Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. 0,5 điểm Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn: biểu cảm. 2 Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì ? 0,5 điểm - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ : thất ngôn bát cú Đường luật (thất ngôn bát cú). 3 Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau 1,0 điểm đây: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. - Biện pháp tu từ : nói quá /khoa trương - Tác dụng của phép nói quá: Nhấn mạnh chí khí kiên cường theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời vẫn cười ngạo nghễ trước sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù. 4 Từ nội dung ý nghĩa của đoạn văn, em hãy viết đoạn văn (từ 5 1,0 điểm đến 7 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về nhà chí sĩ yêu nước
  13. Phan Bội Châu. Học sinh trình bày được những suy nghĩ của bản thân bằng nhiều cách. Sau đây là một vài gợi ý: + Bài thơ phong thái ung dung, khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh ngục tù của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. + Thái độ và tình cảm của em đối với Phan Bội Châu. + Bài học nhận thức và hành động . - Chú ý cách diễn đạt của học sinh, có thể HS viết nhiều hơn số dòng quy định thì vẫn chấp nhận. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Ý Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích. 1.Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết làm bài văn thuyết minh về giống vật nuôi có ích (chó, trâu, gà, vịt, chim, ) chọn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, chính xác, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp, trình bày sạch sẽ, viết chữ đẹp, dễ đọc. 2.Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Cần nêu được các ý chính sau: Ý 1 Giới thiệu giống vật nuôi có ích. 1,0 điểm Ý 2 Thuyết minh về giống vật nuôi có ích 5,0 điểm - Nguồn gốc lịch sử - Đặc điểm: hình dáng chung của con vật, trọng lượng, - Nêu giá trị (công dụng) của giống vật đó. +Giá trị về kinh tế. +Giá trị tinh thần + - Nêu cách nuôi (thức ăn) và chăm sóc (phòng bệnh) Ý 3 Vai trò của giống vật nuôi đó trong đời sống hiện nay. 1,0 điểm Lưu ý: Ngoài những ý trên học sinh có thể trình bày những ý khác nhưng hợp lí, thuyết phục, đặc biệt khuyến khích những suy nghĩ sáng
  14. tạo mới mẻ. TỔNG Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được yêu cầu về kĩ năng và kiến 10 điểm CỘNG thức Ninh Kiều, ngày 15 tháng 12 năm 2018 DUYỆT CỦA BGH TTCM Nguyễn Thị Kim Loan