Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 489 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Kèm đáp án)

pdf 3 trang Đăng Bình 11/12/2023 530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 489 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_489_nam_hoc_2.pdf
  • pdfDAP AN SINH12 HK1-1920.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 489 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học 2019 - 2020 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 03 trang) Học sinh làm bài bằng cách chọn và tô kín một ô tròn trên Phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng của mỗi câu. Mã đề: 489 Họ và tên thí sinh: Lớp: Số báo danh: Phòng thi : Trường: THPT Câu 1: Ở thực vật, alen A qui định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a qui định tính trạng hạt xanh. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 hạt vàng : 1 hạt xanh? A. AA x aa. B. Aa x Aa. C. Aa x AA. D. aa x Aa. Câu 2: Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng? A. Lệch bội. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Đa bội. Câu 3: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,6Aa : 0,4aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,3. B. 0,4. C. 0,5. D. 0,2. Câu 4: Một phụ nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông. Họ sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh giống bố. Biết alen A quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh. Kiểu gen của 5 người trong gia đình trên lần lượt là A. XaXa, XAY, XAY, XaXa, XAY. B. Aa, aa, aa, Aa, aa. C. XAXa, XaY, XaY, XAXa, XaY. D. aa, Aa, Aa, aa, Aa. Câu 5: Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’-TAX GXT AGX-5’. Trình tự các nuclêôtit tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là A. 3’-AUG XGA UXG-5’. B. 5’-AUG XGA UXG-3’. C. 3’-AUG XAG UXG-5’. D. 5’-AUG GAU UXG-3’. Câu 6: Chủng vi khuẩn E. coli mang gen sản sinh insulin của người đã được tạo ra nhờ ứng dụng A. nhân bản vô tính. B. công nghệ gen. C. gây đột biến nhân tạo. D. công nghệ tế bào. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là thường biến? A. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng. B. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. C. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng. D. Trên cây hoa giấy màu đỏ xuất hiện cành hoa giấy màu trắng. Câu 8: Khi nói về di truyền liên kết gen hoàn toàn, nhận định nào sau đây sai? A. Ở ruồi giấm đực xảy ra hiện tượng liên kết gen hoàn toàn. B. Liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp. C. Các gen trên cùng 1 NST thường có xu hướng di truyền cùng nhau. D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST. Câu 9: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen (Aa; Bb; Dd) nằm trên 3 cặp NST khác nhau, tác động theo kiểu tương tác cộng gộp. Khi trong kiểu gen có thêm 1 gen trội bất kì thì làm cho chiều cao của cây tăng thêm 10 cm. Lúc trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 110 cm. Theo lí thuyết, chiều cao của cây cao nhất là A. 140 cm. B. 150 cm. C. 170 cm. D. 180 cm. Câu 10: Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả đối với A. vi sinh vật. B. thực vật. C. động vật. D. nấm. Trang 1/3 - Mã đề 489
  2. Câu 11: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ được gọi là A. ưu thế lai. B. bất thụ. C. siêu trội. D. thoái hóa giống. Câu 12: Mức phản ứng của cơ thể A. do môi trường quyết định. B. không di truyền được. C. do kiểu gen quy định. D. chính là thường biến. Câu 13: Theo F. Jacôp và J. Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (O) là nơi A. tổng hợp prôtêin ức chế. B. prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự dịch mã. C. enzim ARN pôlimeraza bám vào để khởi động phiên mã. D. prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã. Câu 14: Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây lá đốm thụ phấn cho cây lá xanh. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là A. 100% cây lá xanh. B. 100% cây lá đốm. C. 3 cây lá đốm : 1 cây lá xanh. D. 3 cây lá xanh : 1 cây lá đốm. Câu 15: Đối tượng được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật phân li và quy luật phân li độc lập là A. cà chua. B. đậu Hà Lan. C. ruồi giấm. D. chuột bạch. Câu 16: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho hai cây (P) có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau. Ở F1 thu được 448 cây, trong đó có 112 cây thân thấp, quả dài. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên? I. AaBb × aabb. II. Aabb × Aabb. III. AaBb × AaBb. IV. aaBb × aaBb. V. Aabb × aaBb. VI. AaBb × aaBb. A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 17: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ? A. Sơ đồ I. B. Sơ đồ III. C. Sơ đồ II. D. Sơ đồ IV. Câu 18: Ở người, có thể dùng chỉ số IQ để đánh giá A. chất lượng não bộ. B. sức đề kháng. C. sự lớn lên và trưởng thành. D. sự di truyền khả năng trí tuệ. Câu 19: Theo định luật Hacdi – Van bec, quần thể nào sau đây không đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. B. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. C. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. D. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Câu 20: Cho một quần thể thực vật tự thụ phấn bắt buộc, có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là (P): 0,1AA : 0,8Aa : 0,1aa. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F3 là A. 45%. B. 50%. C. 10%. D. 90%. Câu 21: Bộ ba nào sau đây không tham gia mã hóa axit amin? A. 5’-UGG-3’. B. 5’-AUG-3’. C. 5’-UAA-3’. D. 5’-AUA-3’. Câu 22: Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nuclêôtit được gọi là A. thể đột biến. B. đột biến mất 1 cặp nuclêôtit. C. đột biến điểm. D. đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit. Câu 23: Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là A. gen lặn. B. gen trội. C. gen đa alen. D. gen đa hiệu. Trang 2/3 - Mã đề 489
  3. Câu 24: Hình vẽ sau đây mô tả cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST thuộc dạng NST bình thường NST đột biến A. lặp đoạn NST. B. đảo đoạn NST. C. mất đoạn NST. D. chuyển đoạn NST. Câu 25: Cho hai cây đều có hai cặp gen dị hợp tử giao phấn với nhau thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1. Biết mỗi gen qui định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? I. Bố mẹ có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau. II. Hoán vị gen có thể xảy ra ở một giới. III. Các gen có thể liên kết hoàn toàn. IV. Đời con có tối đa 9 loại kiểu gen. V. Đời con có tối thiểu 3 loại kiểu gen. A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 26: Cá thể có kiểu gen AabbDd tiến hành giảm phân. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là A. 2. B. 16. C. 8. D. 4. Câu 27: Ở người, bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định. Khi nói về bệnh này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Bệnh được di truyền theo dòng mẹ. II. Bố hoặc mẹ bị bệnh thì tất cả đời con đều bị bệnh. III. Nếu bố bị bệnh thì tất cả con trai đều bị bệnh. IV. Bố và mẹ bình thường vẫn có thể sinh con bị bệnh. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 28: Ở ruồi giấm, alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng? A. XdXd × XDY. B. XDXD × XdY. C. XDXd × XDY. D. XDXd × XdY. Câu 29: Khi nói về hậu quả và vai trò của đột biến đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt. II. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n, ) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. III. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu, thường là thể tự đa bội lẻ. IV. Hiện tượng đa bội khá phổ biến ở thực vật nhưng lại tương đối hiếm ở động vật. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 30: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen aaBb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển thành 10 cá thể. Nếu chỉ xét về các gen trong nhân thì 10 cá thể này A. có khả năng giao phối với nhau. B. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau. C. có thể khác nhau về giới tính. D. có mức phản ứng giống nhau. HẾT Trang 3/3 - Mã đề 489