Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_6_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc
- Đề cương hki Ngữ văn 6.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN TỔ: XÃ HỘI LỚP 6 - NĂM HỌC: 2017 - 2018 TIẾT: 69 - 70 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: /12/2017 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm ) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại vào giấy kiểm tra chữ cái đứng đầu phương án đúng: Câu 1. Truyện truyền thuyết và cổ tích giống nhau ở những điểm nào? A. Là loại truyện dân gian. B. Là loại truyện kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, sự công bằng đối với sự bất công. D. Có chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Câu 2. “Tất cả những bạn học sinh lớp 6B” là? A. Một câu B. Cụm danh từ C. Cụm động từ D. Cụm tính từ Câu 3. Câu nào dưới đây không mắc lỗi dùng từ? A. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. B. Bạn Hiền là một học sinh ngoan nên chúng tôi rất yêu quí bạn Hiền. C. Có một số bạn còn bàng quang với lớp. D. Mắt cá huy hoàn muôn dặm phơi. Câu 4. Từ câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống hàng ngày? A. Phải mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. B. Phải tìm hiểu sự việc một cách toàn diện C. Không được chủ quan, kiêu ngạo. D. Không được khoe khoang. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 1 (2 điểm): Cho đoạn văn sau: “Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. (Trích “Thánh Gióng” – Sách giáo khoa, trang 20) a. Xác định thể loại của văn bản chứa đoạn văn trên và nêu khái niệm thể loại. b. Nêu ý nghĩa chi tiết đặc sắc được nói đến trong đoạn văn đó. Câu 2 (1 điểm): a. Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: - Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. b. Em hãy phát triển từ “con chim” thành một cụm danh từ đầy đủ các phần và sắp xếp vào mô hình cụm từ. Câu 3 (5 điểm): Trong nhà có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
- HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM (ĐỀ 1) I. Phần trắc nghiệm. (2 điểm) Mỗi đáp án đúng, đủ được 0,5 điểm CÂU 1 2 3 4 ĐÁP ÁN A, D B A A, C II. Phần tự luận. Câu 1 (3 điểm): a. - Thể loại: Truyện truyền thuyết (0,25 điểm) - Khái niệm truyện truyền thuyết: (0,75 điểm) + Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. (0,25 điểm) + Có yếu tố hoang đường, kì ảo. (0, 25 điểm) + Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về các sự kiện và nhân vật lịch sử đó. (0, 25 điểm) b. Ý nghĩa chi tiết Gióng bay về trời (1 điểm) - Gióng không màng danh lợi, địa vị, từ đó thể hiện quan niệm của nhân dân về người anh hùng. (0,5 điểm) - Khẳng định Gióng bất tử trong lòng nhân dân, đất nước. (0,5 điểm) Câu 2 (1 điểm): a. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: “yếu điểm” (0, 25 điểm) + Sửa lại: - Yếu điểm -> khuyết điểm/ nhược điểm. (0, 25 điểm) b. Phát triển được cụm danh từ gồm đủ 3 phần (0, 25 điểm) Sắp xếp đúng vào mô hình cụm từ. (0, 25 điểm) Câu 3 (5 điểm) 1. Yêu cầu * Yêu cầu chung: - Nội dung: kể về cuộc tranh luận giữa ba phương tiện: xe máy, xe đạp, ô tô và sự dàn xếp của mình. - Hình thức: + Viết đúng kiểu bài văn tự sự + Liên kết chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu + Tạo lập thành văn bản hoàn chỉnh, đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở - Thân - Kết. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể lựa chọn nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh khiến em nghe được cuộc tranh luận của ba phương tiện xe máy, xe đạp và ô tô. b. Thân bài: - Ưu điểm và nhược điểm của từng phương tiện: + Xe đạp
- + Xe máy + Ô tô - Sự xuất hiện của em và đưa ra lời khuyện c. Kết bài: Rút ra bài học cho chính bản thân mình. 2. Biểu điểm: - Mở bài và kết bài: 1 điểm. + Mở bài và kết bài đúng, đủ: 0,5 điểm. + Mở bài và kết bài đúng, đủ, có sáng tạo: 1 điểm. - Thân bài: 4 điểm - Điểm 4: đáp ứng đủ các yêu cầu trên, nội dung sâu sắc, cách kể hấp dẫn, thuyết phục, lời văn trong sáng, diễn đạt tốt. - Điểm 3 – 3,5: đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, đầy đủ nội dung, diễn đạt lưu loát, có thể mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 2,5 - 3: đáp ứng ½ yêu cầu trên, cơ bản thuyết minh được những đặc điểm chính, diễn đạt có thể chưa tốt nhưng không đến mức sai lệch ý, còn mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt. - Điểm 2: chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sơ sài, sa vào tả, mắc nhiều lỗi. - Điểm 1: bài làm quá sơ sài, gần như không đạt yêu cầu, không làm rõ nội dung thuyết minh, mắc quá nhiều lỗi. Điểm 0: không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: Giáo viên chấm bài căn cứ vào đáp án, biểu điểm cho các thang điểm còn lại. Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung thì vẫn cho điểm. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, bộc lộ năng khiếu viết văn và những tình cảm nhân văn đáng trân trọng. * Duyệt đề: Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Ngô Thị Thuỷ Ngô Thị Thủy
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU – MA TRẬN TỔ: XÃ HỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN LỚP 6 - NĂM HỌC: 2017 – 2018 TIẾT: 69 – 70 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: /12/2017 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức. - Đánh giá những kiến thức về văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học trong chương trình học kì I. + Văn bản : Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng; Treo biển. + Tiếng việt: Từ loại, cụm từ, chữa lỗi dùng từ. + Tập làm văn: Kể chuyện đời thường; kể chuyện tưởng tượng. 2. Kĩ năng. - HS biết cách làm bài tập trắc nghiệm, trả lời các dạng câu hỏi về kiến thức Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học. - Biết cách vận dụng kiến thức để làm các dạng bài tập - Biết cách đặt câu, viết đoạn để xây dựng một bài văn tự sự hoàn chỉnh. 3. Thái độ. - Thái độ làm bài nghiêm túc. - Phát huy tính cẩn thận, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Bồi dưỡng những tình cảm nhân văn trong sáng.