Đề kiểm tra học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 555 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang (Kèm đáp án)

doc 2 trang Đăng Bình 09/12/2023 850
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 555 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_555_nam_hoc_2.doc
  • docdap an hoc ky 2 lop 10- 2020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 555 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang (Kèm đáp án)

  1. SỞ GD-ĐT TP ĐÀ NẴNG KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT HÒA VANG NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 10 Mã đề: 555 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (6 Điểm): (Thời gian làm bài trắc nghiệm: 25 phút) Cho nguyên tử khối các nguyên tố: Mg = 24; Zn = 65; Fe = 56; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; K = 39; Cu = 64. S=32, Na=23, H=1,O=16. Câu 1: Tính oxi hóa của các halogen giảm dần theo thứ tự nào sau đây: A. I2 > Br2 > Cl2 > F2. B. Cl2 > F2 > Br2 > I2. C. F2 > Cl2 > Br2 > I2. D. Cl2 > Br2 > I2 > F2 Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Flo là nguyên tố phi kim mạnh nhấtB. Tính axit tăng dần HI< HBr < HCl C. Iốt có tính thăng hoaD. Các halogen đều không phản ứng trực tiếp với oxi Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 10,08 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 9,56 gam so với ban đầu. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là A. 35,56 gam. B. 22,56 gam.C. 31,2 gam D. 35,04 gam. Câu 4: Cho hỗn hợp 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch axit H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được V lít khí SO2 (đktc) giá trị của V là: A.11,2 B. 22,4 C. 5,6D. 8,96 Câu 5: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH 2HBr + CO2 . Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của -5 phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10 mol/(l.s). Giá trị của a là: A. 0,018B. 0,014C. 0,012D. 0,016. o Câu 6: Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25 C). Trường hợp nào tốc độ phản ứng giảm ? A. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột (khuấy đều). B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. C. Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 50oC. D. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 giảm một nửa so với ban đầu. Câu 7: Hiện tượng đúng khi nhỏ dung dịch I2 vào hồ tinh bột, sau đó đun nóng lên, rồi để nguội là: A. Xuất hiện màu xanh, mất màu xanh, màu xanh quay trở lại. B. Xuất hiện màu xanh,và màu xanh không đổi khi đun nóng hay để nguội. C. Xuất hiện màu đỏ, mất màu đỏ, màu đỏ quay trở lại. D. Xuất hiện kết tủa màu xanh, mất màu xanh, màu xanh quay trở lại. Câu 8: Cho 200 gam dung dịch HX ( X: F,Cl, Br, I ) có nồng độ 21,9 % trung hoà vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 4M . Dung dịch axit trên là: A. HFB. HClC. HBrD. HI to Câu 9: Cho phương trình phản ứng : NaX(r) + H2SO4đặc nóng NaHSO4 + HX. X có thể là A. F, Cl, Br, IB. F, ClC. F, Cl, BrD. Br, I Câu 10: Nhận xét nào về H2SO4 đặc sau đây là không đúng? A. Làm quỳ tím hoá đỏB. Tác dụng với Cu tạo CuSO 4 và SO2 C. Tác dụng với Fe tạo FeSO4 và H2 D. Tác dụng với dung dịch BaCl2 Câu 11: Phát biểu nào sai khi nhận xét về khí H2S? A. Tan ít trong nướcB.Là khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí. C. Chất rất độc.D. Làm xanh quỳ tím ẩm Câu 12: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO(k) + H2O(k) CO2(k) + H2(k) H < 0. Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (1), (4), (5)B. (1), (2), (3) Đề gồm 02 trang Trang 1/Mã đề: 555
  2. C. (2), (3), (4)D. (1), (2), (4). Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 4,32 g một kim loại M có hóa trị 2 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,032 lit H2 (đktc). Kim loại đó là: A. MgB. ZnC. CuD. Fe Câu 14: Khí CO2 có lẫn tạp chất SO2. Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp vào dung dịch nào sau đây: A. Dung dịch NaOH dưB. Dung dịch nước Br 2 dư C. Dung dịch Ca(OH)2 dưD. Dung dịch Ba(OH) 2 dư Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh? A. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa. B. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa C. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường. D. S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Câu 16: Hòa tan 25,76 gam MgX2 vào nước thu được dung dịch A . Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 52,64 gam kết tủa. Halogen X là: A. FloB. CloC. BromD. Iot Câu 17: Mưa axit là hiện tượng xảy ra do môi trường không khí bị ô nhiễm. Mưa axit gây ra nhiều tác hại cho đời sống và sản xuất. Nguyên nhân chính gây ra mưa axit là do khi đốt nhiên liệu (dầu, than, khí đốt ) đã có một lượng lớn khí thoát vào không khí. Khí đó là: A. CO2 C. SO2 B. N2 D. O2 Câu 18: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lit SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch KOH 1M. Khối lượng của muối thu được là: A. 29,7 gB. 24 g C. 25,9 gB. 31,6 g Câu 19: Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: PCl5(k) PCl3(k) + Cl2(k) H>0 Yếu tố làm cân bằng hoá học dịch theo chiều thuận là A. Thêm chất xúc tácB. Hạ nhiệt độC. Thêm Cl 2 vàoD. Giảm áp suất  Câu 20: Cho cân bằng: 3H2 (k) + N2 (k)  2NH3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là: A. phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ B. phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ C. phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ D. phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 Điểm): (Thời gian làm bài tự luận:20 phút) Câu 1: (1,5 điểm) Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện, nếu có) : FeS H2S H2SO4 HCl Cl2 Br2 FeBr3 Câu 2: (1,5 điểm) Cho 17,52 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO. Cho X tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng, dư thu được 2,688 lít khí (đkc) . Viết PTHH và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. Câu 3: (1,0 điểm) Hòa tan 47,32 gam oleum A (H2SO4.3SO3) vào nước thu được 2 lít dung dịch A, để trung hòa 2 lít dung dịch A cần dùng Vlit dung dịch KOH 0,4M. a) Tính V b) Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào bao nhiêu gam nước để được 500g dung dịch H2SO4 39,2% Hết Đề gồm 02 trang Trang 2/Mã đề: 555