Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 120 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang

doc 2 trang Đăng Bình 09/12/2023 490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 120 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_10_ma_de_120_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 120 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang

  1. SỞ GD-ĐT TP ĐÀ NẴNG KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT HÒA VANG NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 10 Mã đề: 120 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (6 Điểm): (Thời gian làm bài trắc nghiệm: 25 phút) Câu 1: Người ta truyền cho khí trong xi-lanh nhiệt lượng 110J. Chất khí nở ra thực hiện công 75J đẩy pittông lên. Nội năng của khí biến thiên một lượng là A. - 35 J. B. - 185 J. C. 185 J. D. 35 J. Câu 2: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40cm 3 khí ôxi ở áp suất 750mmHg, nhiệt độ 270C. Khi áp suất là 1500mmHg, nhiệt độ 150K thì thể tích của lượng khí đó là A. 0,16 cm3. B. 0,01 cm3. C. 10 cm3. D. 16 cm3. Câu 3: Tính chất nào sau đây không liên quan đến chất rắn kết tinh? A. Có tính dị hướng hoặc đẳng hướng. B. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. C. Có cấu trúc mạng tinh thể. D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 4: Độ biến thiên nội năng trong trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích? A. U = A B. U Q A C. U = Q - A D. U Q Câu 5: Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh dễ bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh thì khó bị nứt vỡ? A. Vì thủy tinh có hệ số nở khối lớn hơn thạch anh. B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn. C. Vì thạch anh cứng hơn thủy tinh. D. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn. Câu 6: Vật rắn nào dưới đây là vật rắn vô định hình? A. Thủy tinh. B. Băng phiến. C. Kim loại. D. Hợp kim. Câu 7: Khi xe đang đi với tốc độ 30 km/h hãm phanh thì đi thêm được quãng đường 4m. Nếu ban đầu tốc độ xe là 90 km/h thì khi hãm phanh xe sẽ chạy thẳng thêm được quãng đường bao nhiêu? Biết hệ số ma sát của mặt đường không thay đổi. A. 36 m. B. 42 m. C. 10 m. D. 20 m. Câu 8: Một vật có khối lượng 1 kg đang chuyển động với vận tốc 2 m/s, động lượng của vật là: A. 2 kg.m/s. B. 0,2 kg.m/s. C. 20 kg.m/s. D. 1 kg.m/s. Câu 9: Cơ năng của vật được bảo toàn trong trường hợp A. vật trượt có ma sát. B. vật rơi tự do. C. vật rơi có sức cản của không khí. D. vật rơi trong chất lỏng nhớt. Câu 10: Một khối khí lí tưởng được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến 6 lít thì áp suất biến đổi một lượng 0,5 atm. Áp suất ban đầu của chất khí là A. 0,3 atm B. 1,5 atm C. 0,75 atm D. 1,25 atm Câu 11: Công thức Q = mc(t2 – t1) dùng để xác định A. động lượng. B. động năng. C. nội năng. D. nhiệt lượng. Câu 12: Một vật khối lượng m gắn vào đầu 1 lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn l thì thế năng đàn hồi tính bằng công thức là 1 1 1 1 A. k. l B. k( ) l 2. C. m( l )2. D. m( l ). 2 2 2 2 Câu 13: Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không A. Lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 900. B. Lực cùng phương với phương chuyển dời của vật. C. Lực vuông góc với phương chuyển dời của vật. D. Lực hợp với phương chuyển dời một góc nhỏ hơn 900. Câu 14: Các tính chất nào sau đây là của phân tử chất khí? Trang 1/2 - Mã đề thi 120
  2. A. Dao động quanh vị trí cân bằng chuyển động. B. Luôn luôn tương tác với các phân tử khác. C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. D. Dao động quanh vị trí cân bằng. Câu 15: Công cơ học có công thức nào sau đây? Với α là góc hợp giữa hướng của lực và hướng chuyển dời. A. A = s.cosα B. A = F.s.cosα C. A = F.cosα D. A = F.s.sinα Câu 16: Một thước thép ở 10 0C có độ dài là 1000 mm. Hệ số nở dài của thép là 12.10 -6 K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 400C, thước thép này dài thêm bao nhiêu? A. 42 mm. B. 36 mm. C. 0,36 mm. D. 15mm. Câu 17: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng? A. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi. B. Nội năng là một dạng năng lượng. C. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. D. Nội năng là nhiệt lượng. Câu 18: Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định ? A. Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối, thể tích. B. Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối, khối lượng. C. Áp suất, thể tích, khối lượng. D. Thể tích, trọng lượng, áp suất. Câu 19: Chọn câu sai: A. Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. B. Nhiệt tự truyền từ vật này sang vật khác bất kỳ. C. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn. D. Độ biến thiên nội năng bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. Câu 20: Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng như hình V (1) bên. Trong các hình dưới, chọn đồ thị đúng? V1 p p p p (2) V2 T (1) (2) (2) (1) (2) (1) p0 p p2 p1 0 O T2 T1 p (1) (2) V V 1 T p2 T O T1 O V1 V2 O V2 V1 T2 O T2 T1 Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 4. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 1. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 Điểm): (Thời gian làm bài tự luận:20 phút) Câu 1 (2 điểm): Tại mặt đất người ta ném lên cao một vật có khối lượng 400g với vận tốc 20m/s. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Xác định: a. Cơ năng ban đầu của vật. b. Độ cao cực đại mà vật đạt được (dùng định luật bảo toàn cơ năng). c. Vận tốc, độ cao của vật tại nơi động năng bằng 2/3 lần thế năng. Câu 2 (2 điểm): Một lượng khí có thể tích 15 lít, áp suất 2 atm, nhiệt độ 270C thực hiện 2 quá trình biến đổi liên tiếp: Quá trình 1: đẳng áp, nhiệt độ tuyệt đối tăng gấp đôi. Quá trình 2: đẳng tích, áp suất cuối cùng là 3 atm. a. Tính thể tích ở cuối quá trình 1 và nhiệt độ ở cuối quá trình 2. b. Vẽ đồ thị (p,T) và (V,T) biểu diễn quá trình trên. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 120