Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 640 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang

doc 2 trang Đăng Bình 09/12/2023 650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 640 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_10_ma_de_640_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 640 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hòa Vang

  1. SỞ GD-ĐT TP ĐÀ NẴNG KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT HÒA VANG NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 10 Mã đề: 640 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (6 Điểm): (Thời gian làm bài trắc nghiệm: 25 phút) Câu 1: Việc để khe hở giữa hai đầu thanh ray đường sắt là ứng dụng của A. lực hấp dẫn. B. định luật II Niutơn. C. nguyên lí II nhiệt động lực học. D. sự nở vì nhiệt của vật rắn. Câu 2: Tìm phát biểu đúng. A. Nội năng của một vật chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. B. Nội năng của vật chính là nhiệt lượng của vật. C. Nội năng là một dạng năng lượng. D. Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của vật. Câu 3: Chất rắn vô định hình không có đặc tính nào dưới đây ? A. Nhiệt độ nóng chảy không xác định. B. Đẳng hướng. C. Nóng chảy ở nhiệt độ xác định. D. Không có cấu trúc tinh thể. Câu 4: Một thước thép ở 20oC có độ dài 1000mm. Hệ số nở dài của thép là 12.10 -6 K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 40oC, thước thép này dài thêm là: A. 0,24mm B. 3,2mm C. 0,42mm D. 2,4mm Câu 5: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật? A. Làm lạnh vật. B. Đưa vật xuống phía dưới. C. Cọ xát vật lên mặt bàn. D. Đốt nóng vật. Câu 6: Có bao nhiêu câu đúng cho quá trình biến đổi đẳng tích sau? a-Nhiệt độ tăng từ 200C lên 400C thì áp suất tăng gấp đôi. b-Áp suất của một lượng khí tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối. c-Nhiệt độ tăng từ 200K lên 400K thì áp suất tăng lên gấp đôi. d-Đồ thị trong hệ toạ độ (OpT) là đường hypebol. A. 4. B. 2. C. 1 D. 3. Câu 7: Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật có khối lượng 3 kg như bên. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian từ 1s đến 3s bằng: A. 3 kgm/s B. 9 kgm/s C. 12 kgm/s D. 4,5 kgm/s Câu 8: Chọn câu đúng. Động năng của vật giảm khi v A. các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau. 4,5 (m/s) B. các lực tác dụng lên vật sinh công âm. 3 C. các lực tác dụng lên vật không sinh công. 1,5 D. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. Câu 9: Một vật chịu tác dụng của lực kéo F có độ lớn là 80N thì chuyển O 1 2 3 t (s) động đều trên đường ngang có ma sát. Công của lực ma sát khi vật đi được quãng đường là 250cm là: A. công phát động, có độ lớn 200 J. B. công phát động, có độ lớn 5000 J. C. công cản, có độ lớn 200 J. D. công cản, có độ lớn 5000 J. Câu 10: Một ô tô có khối lượng 0,5 tấn bắt đầu chuyển động và đạt được tốc độ 36 km/h trên đoạn đường phẳng nhẵn ngang. Xung lượng của lực kéo tác dụng lên ôtô là: A. 1800 N.s B. 1800 kg.m/s C. 3600 N.s D. 5000 kg.m/s Câu 11: Người ta điều chế 40 cm3 khí ở áp suất 750mmHg và nhiệt độ 27oC. Thể tích lượng khí trên ở điều kiện chuẩn 760mmHg và nhiệt độ 0oC là A. 56 cm3. B. 36 cm3. C. 26 cm3. D. 46 cm3. Câu 12: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào không phù hợp với định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt? A. V ~ p. B. p ~ 1/ V . C. .p 1V1 p2D.V2 V ~ 1/ p. Trang 1/2 - Mã đề thi 640
  2. Câu 13: Một viên phấn có hình dạng và thể tích xác định là do A. giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực tương tác phân tử. B. giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hấp dẫn. C. giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực ma sát. D. giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực đàn hồi. Câu 14: Biểu thức diễn tả đúng quá trình chất khí vừa nhận nhiệt vừa thực hiện công là: A. ΔU = Q + A; Q 0. B. ΔU = Q + A; Q > 0; A > 0. C. ΔU = Q + A; Q > 0; A 0. p Câu 15: Một khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng áp (1) – (2) rồi đẳng tích (1) (2) – (3) Trong mỗi giai đoạn, khí nhận nhiệt hay tỏa nhiệt? ( 2) A. 1 – 2 nhận nhiệt; 2 – 3 tỏa nhiệt. (3) B. 1 – 2 tỏa nhiệt; 2 – 3 nhận nhiệt. C. 1 – 2 nhận nhiệt; 2 – 3 nhận nhiệt. O T D. 1 – 2 tỏa nhiệt; 2 – 3 tỏa nhiệt. Câu 16: Trong hệ tọa độ (OVT), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp? A. Đường hypebol. B. Đường thẳng song song với trục hoành. C. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ. D. Đường thẳng song song với trục tung. Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật. B. Động lượng của một vật có cùng đơn vị với năng lượng. C. Động lượng của một vật là một đại lượng vô hướng D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. Câu 18: Vật nào sau đây có cấu trúc tinh thể? A. Hạt muối ăn. B. Chiếc cốc thuỷ tinh. C. Chiếc cốc nhựa. D. Nệm cao su. Câu 19: ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I áp dụng cho A. quá trình đẳng tích. B. quá trình đẳng áp. C. quá trình đẳng nhiệt. D. cả ba quá trình đẳng tích, đẳng nhiệt, đẳng áp. Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai? Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi A. đều phụ thuộc vào mốc tính thế năng. B. đều cùng là một dạng năng lượng. C. đều cùng là đại lượng vô hướng. D. đều có cùng một công thức tính. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 Điểm): (Thời gian làm bài tự luận:20 phút) Bài 1 (2 điểm): Một vật có khối lượng m = 500g được thả trượt không vận tốc đầu từ đỉnh A của một dốc nhẵn AB như hình vẽ. A Biết góc α = 30o, động năng vật tại chân dốc B bằng 12,5J, gốc α thế năng tại B. Lấy g = 10 m/s2. C B a. Dùng phương pháp năng lượng, tính độ dài đoạn đường AB. b. Khi xuống dốc vật đi thêm một đoạn nữa rồi dừng lại tại C. Biết lực ma sát tác dụng lên vật trên đoạn đường BC là 50N. Tìm quãng đường BC. Bài 2 (2 điểm): Cho một lượng khí lý tưởng được xác định bằng các thông số 15 lít, áp suất 3 atm, nhiệt độ 300K. Biến đổi chất khí qua 2 quá trình liên tiếp sau: - Quá trình 1: Đẳng áp, nhiệt độ tăng đến 3270C. - Quá trình 2: Đẳng nhiệt, thể tích giảm đi 5 lít. a. Tính áp suất sau cùng của khí? b. Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên hệ tọa độ OPV; OPT.— HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 640