Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 11 - Mã đề 271 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hòa Vang (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 11 - Mã đề 271 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hòa Vang (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_11_ma_de_271_nam_hoc_20.doc
- dap an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 11 - Mã đề 271 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hòa Vang (Kèm đáp án)
- SỞ GD-ĐT TP ĐÀ NẴNG KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT HÒA VANG NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 11 Mã đề: 271 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (6 Điểm): (Thời gian làm bài trắc nghiệm: 25 phút) Câu 1: Thấu kính không được dùng trong thiết bị nào sau đây? A. Máy in B. Đèn chiếu. C. Máy ảnh. D. Máy quang phổ. Câu 2: Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi chiếu ánh sáng từ A. từ nước vào thủy tinh flin. B. từ benzen vào nước. C. từ benzen vào thủy tinh flin. D. từ chân không vào thủy tinh flin. Câu 3: Muốn có ảnh ảo qua thấu kính hội tụ thì vật sáng phải có vị trí trong khoảng nào? A. Ngoài đoạn OF. B. Ngoài đoạn OF’. C. Trong đoạn OF’. D. Trong đoạn OF. Câu 4: Đường đi của tia sáng qua thấu kính ở hình nào sau đây là sai? F’ O F F’ O F F O F O F’ F’ Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 4 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 1 Câu 5: Nếu chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ A. luôn lớn hơn góc tới. B. luôn nhỏ hơn góc tới. C. luôn bằng góc tới. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới. Câu 6: Một khung dây hình vuông cạnh 20 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng. Trong thời gian 1/5 s, cảm ứng từ của từ trường giảm từ 1,2 T về 0. Suất điện động cảm ứng của khung dây trong thời gian đó có độ lớn là A. 240 mV. B. 1,2 V. C. 2,4 V. D. 240 V. Câu 7: Trong hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính L, A là điểm vật A ’ thật, A’ là ảnh của A tạo bởi thấu kính. Nhận xét nào đúng ? x A. L là thấu kính phân kì. B. Độ lớn số phóng đại nhỏ hơn 1. y C. A’ là ảnh thật. D. Tiêu điểm là giao điểm của xy và AA’. A’ Câu 8: Có 2 tia sáng song song nhau truyền trong nước. Tia (1) gặp mặt thoáng tại I, tia (2) gặp một bản thủy tinh hai mặt song song, đặt sát mặt nước như hình vẽ. Nếu tia (1) phản xạ toàn phần thì tia (2) đến K K r A. sẽ truyền theo chiều ngược lại I J B. phản xạ toàn phần. i i C. toàn bộ ló ra không khí. (1) (2) D. một phần ló ra không khí, một phần phản xạ. Câu 9: Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó A. giảm 2 lần. B. tăng 4 lần. C. vẫn không đổi. D. tăng 2 lần. Câu 10: Một dòng điện chạy trong một khung dây tròn 20 vòng, đường kính 20 cm với cường độ 10 A thì cảm ứng từ tại tâm khung dây là A. 0,4π mT. B. 0,02πmT. C. 20πμT. D. 0,2 mT. Trang 1/2 - Mã đề thi 271
- Câu 11: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều A. hoàn toàn ngẫu nhiên. B. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch. C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài. D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài. Câu 12: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 45 0 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là A. 2 B. . 3 / 2 C. . 2 D. 3 Câu 13: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi A. sự biến thiên từ trường Trái Đất. B. sự chuyển động của mạch với nam châm. C. sự chuyển động của nam châm với mạch. D. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch. Câu 14: Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều A. từ dưới lên trên. B. từ trên xuống dưới. C. từ phải sang trái. D. từ trái sang phải. Câu 15: Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ? A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ. B. Trùng với hướng của từ trường. C. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện. D. Có đơn vị là Tesla. Câu 16: Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là A. cáp dẫn sáng trong nội soi. B. thấu kính. C. gương phẳng. D. gương cầu. Câu 17: Trong một từ trường có chiều từ trong ra ngoài, một điện tích âm chuyển động theo phương ngang chiều từ trái sang phải. Nó chịu lực Lo – ren – xơ có chiều A. từ trái sang phải. B. từ dưới lên trên. C. từ trong ra ngoài. D. từ trên xuống dưới. Câu 18: Nhận định nào không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài? A. phụ thuộc độ lớn dòng điện. B. phụ thuộc hình dạng dây dẫn. C. phụ thuộc môi trường xung quanh. D. phụ thuộc bản chất dây dẫn. Câu 19: Khi cho hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn cách nhau một khoảng a, mang hai dòng điện cùng độ lớn I và ngược chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây có giá trị A. 8.10-7I/ a. B. 2.10-7.I/a. C. 0. D. 4.10-7I/a. Câu 20: Một điện tích 10-6 C bay với vận tốc 104 m/s xiên góc 300 so với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 0,5 T. Độ lớn lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích là A. 252 mN. B. 25 N. C. 2,5 N. D. 2,5 mN. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 Điểm): Câu 1 (2 điểm): Cho 2 dòng điện cùng nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Dòng điện chạy trong dây dẫn tròn bán kính 5 cm có cường độ I1 = 2A và dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng có cường độ I 2 = 5A. Khoảng cách O từ dòng điện thẳng đến tâm của dòng điện tròn là 10 cm. a. Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại tâm O của vòng dây tròn. b. Giữ nguyên chiều của I 1, hỏi I 2 phải có chiều và cường độ bằng bao nhiêu để cảm ứng từ tại tâm của dòng điện tròn bằng 0? Câu 2 (2 điểm): Vật sáng AB cách thấu kính 10 cm, qua thấu kính L cho ảnh ảo cao bằng nửa vật. a. Lập luận để nhận biết loại của thấu kính L. b. Xác định tiêu cự của thấu kính. c. Vẽ ảnh qua thấu kính trong trường hợp trên. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 271