Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2016_2017_truon.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Tổ tự nhiên MÔN SINH HỌC 9 ĐỀ SỐ 1 Năm học 2016- 2017 Thời gian: 45 phút Ngày thi 14 /04/2017 Câu 1: (3 điểm) a. Thế nào là một lưới thức ăn? b. Cho các loài sinh vật sau: Cây cỏ, nai, sâu ăn cỏ, vi sinh vật, cáo, gà rừng, dê, và hổ. Hãy lập 4 chuổi thức ăn . c. Ở địa phương em có quần xã nào? Kể tên loài trong quần xã sinh vật đó? Câu 2: (4 điểm) a. Ô nhiễm môi trường là gì? Trình bày các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? b. Em hãy kể ra những hoạt động của học sinh làm ô nhiễm môi trường tự nhiên ở xung quanh trường em.Em thấy hành động nào là nguy hại nhất? c. Con người cần làm gì trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên ở địa phương em? Câu 3:( 3 điểm) a. Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? cho ví dụ ? b. Dạng tài nguyên thiên nhiên nào cần được khai thác sử dụng nhiều hơn? Vì sao? c. Là học sinh, em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? Hết
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM CHẤM Năm học 2016 - 2017 SINH HỌC 9 HỌC KỲ II ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (3 điểm) a. Khái niệm lưới thức ăn (1 điểm): Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. b. Chuỗi thức ăn: (1 điểm mỗi ý đúng được 0,25 điểm) 1. Cỏ >Nai >Hổ >Vi sinh vật. 2. Cỏ >Dê >Hổ >Vi sinh vật. 3. Cỏ >Thỏ >Cáo >Vi sinh vật 4. Cỏ >Sâu ăn cỏ > Gà rừng > Cáo >Vi sinh vật c. Quần xã sinh vật ở địa phương(1 điểm) (kể 4 hệ sinh thái tiêu biểu mỗi hệ sinh thái 0,25 điểm) - Quần xã sinh vật ngoài bãi sông Hồng. - Quần xã sinh vật trong đồng. - Quần xã sinh vật trong đầm lầy. - Quần xã sinh vật trong ao hồ. Câu 2: (4 điểm) a. Ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi. Gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. . (1 điểm) *Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm: . (1 điểm) - Ô nhiễm do các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. - Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học. - Ô nhiễm do các chất phóng xạ. - Ô nhiễm do các chất rắn thảivà ô nhiễm do sinh vật gây bệnh. b. Em hãy kể ra những hành động của học sinh làm ô nhiễm môi trường .( 1điểm: mỗi ý đúng được 0,25 điểm) - Xả rác và vứt rác bừa bãi, đốt rác - Không phân loại rác để tận dụng giấy vụn, nhựa để làm kế hoạch nhỏ - Ý thức bảo vệ môi trường còn chưa cao. -Hành động nguy hại nhất (tùy học sinh lựa chọn phân tích) c .Con người cần hành động bảo vệ môi trường.( 1điểm: mỗi ý đúng được 0,25 điểm) -Nâng cao ý thức bảo vẹ môi trường vì môi trường là của chung tất cả mọi người. - Không vứt rác bừa bãi,luôn giữ môi trường sạch đẹp. - Trồng cây xanh, bảo vệ cây xanh. -Xử dụng hợp lý, tiết kiệm năng lượng. Câu 3: (3 điểm) a. Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên: (1 điểm) + Tài nguyên tái sinh: có khả năg phục hồi khi sử dụng hợp lý. VD: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật + Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt VD: tài nguyên khoáng sản, than đá + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường. VD: năng lượng gió, mặt trời b.Dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường không cạn kiệt cần được khai thác nhiều hơn. VD: năng lượng gió, mặt trời, sóng biển,suối nước nóng(1 điểm)
- c. Là học sinh, em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . ( mỗi ý đúng được 0,25 điểm) - Học sinh phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. - Giữ vệ sinh môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Tuyên truyền cho mọi người cùng nhau hiểu và tham gia bảo vệ thiên nhiên. - Không tiêu thụ buôn bán những sản vật quí hiếm của rừng. Người lập Nhóm trưởng Ban giám hiệu duyệt Phạm Thị Trung Hà Đào Thanh Mai Hoàng Thị Tuyết
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU – MA TRẬN Tổ tự nhiên ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC LỚP 9 NĂM HỌC: 2016-2017 TIẾT PPCT: 69 I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Củng cố kiến thức cơ bản của chương Hệ sinh thái,con người dân số và môi trường,bảo vệ môi trường. - Môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng con người cần có ý thức cải tạo, bảo vệ môi trường. - Con người cần khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, cần khai thác sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. 2. Kỹ năng : - Trình bày bài,ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra ,tư duy suy luận. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế 3.Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. 4. Năng lực : Tư duy , hiểu để vận dụng vào cuộc sống II.MA TRẬN ĐỀ Chương Biết 40% Hiểu 40% Vận dụng 20% Điểm Vận dụng cao Vận dụng Chương II 1a 1đ 1b 1đ 1c 1đ 3 Chương III 2a 2đ 2b,c 2đ 4 Chương IV 3a 1đ 3b 1đ 3c 1đ 3 Điểm 4 4 2 10