Đề minh họa kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

docx 10 trang Đăng Bình 09/12/2023 790
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_minh_hoa_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_h.docx

Nội dung text: Đề minh họa kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức % Tổng Tổng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm Kĩ cao TT năng Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời gian gian gian gian câu gian (%) (phút) (%) (phút) (%) (phút) (%) (phút) hỏi (phút) 1 Đọc 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 hiểu 2 Viết 5 5 5 5 5 5 5 5 01 20 20 đoạn nghị luận xã hội 3 Viết 20 10 15 10 10 20 5 10 01 50 50 bài nghị luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 06 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng Nội dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra, đánh nhận thức TT kiến thức/ kiến thức/ giá Vận Nhận Thông Vận kĩ năng kĩ năng dụng biết hiểu dụng cao 1 ĐỌC Thơ hiện Nhận biết: 2 1 1 0 4 HIỂU đại Việt - Nhận diện được phương Nam từ thức biểu đạt, thể thơ, các đầu thế kỉ biện pháp tu từ trong XX đến năm Thông hiểu: 1945/thơ - Hiểu được các thành nước phần nghĩa của câu; hiểu ngoài những đặc sắc về nội dung (Ngữ liệu và nghệ thuật của bài ngoài thơ/đoạn thơ. sách giáo khoa). Vận dụng: - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. 2 VIẾT Nghị Nhận biết: ĐOẠN luận về - Xác định được tư tưởng, VĂN một tư đạo lí cần bàn luận. NGHỊ tưởng đạo LUẬN lí - Xác định được cách thức XÃ HỘI trình bày đoạn văn. (khoảng Thông hiểu: 150 chữ) - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí. 1* Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản
  3. Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng Nội dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra, đánh nhận thức TT kiến thức/ kiến thức/ giá Vận Nhận Thông Vận kĩ năng kĩ năng dụng biết hiểu dụng cao thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục 3 VIẾT Nghị luận Nhận biết: 1* BÀI VĂN về một - Xác định được kiểu bài NGHỊ bài nghị luận; vấn đề nghị luận. LUẬN thơ/đoạn VĂN thơ: - Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ. HỌC - Lưu biệt khi xuất - Nêu nội dung cảm hứng, dương hình tượng nh.vật trữ tình, (Phan Bội đặc điểm nghệ thuật nổi Châu) bật của bài thơ/đoạn thơ. - Hầu Thông hiểu: Trời (Tản - Diễn giải những đặc sắc Đà) về nội dung và nghệ thuật - Vội vàng của bài thơ/đoạn thơ theo (Xuân yêu cầu của đề: tình cảm Diệu) quê hương, tư tưởng yêu nước; tình yêu trong sáng - Tràng cao thượng; quan niệm giang thẩm mĩ và nhân sinh mới (Huy mẻ ; sự kế thừa các thể Cận) thơ truyền thống và hiện - Đây đại hóa thơ ca về ngôn thôn Vĩ ngữ, thể loại, hình ảnh, Dạ (Hàn - Lí giải được một số đặc Mặc Tử) điểm của thơ hiện đại từ - Chiều đầu thế kỉ XX đến Cách tối (Hồ mạng tháng Tám 1945 Chí được thể hiện trong bài Minh) thơ/đoạn thơ. - Từ ấy Vận dụng: (Tố Hữu)
  4. Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng Nội dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra, đánh nhận thức TT kiến thức/ kiến thức/ giá Vận Nhận Thông Vận kĩ năng kĩ năng dụng biết hiểu dụng cao - Tôi yêu - Vận dụng các kĩ năng em dùng từ, viết câu, các phép (A.Puskin) liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 6 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TP ĐÀ NẴNG Năm học 2020 - 2021 ĐỀ MINH HỌA Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề. Họ và tên học sinh: Mã số học sinh: I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Nằm trong tiếng nói Nằm trong tiếng nói yêu thương Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời. Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con. Tháng ngày con mẹ lớn khôn, Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha, Đời bao tâm sự thiết tha Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ 1942 (Trích Trời mỗi ngày lại sáng, Huy Cận, NXB Văn học, 1958, tr.29) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Nằm trong tiếng nói yêu thương Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời. Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau ? Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con. Câu 4. Anh/Chị hãy rút ra thông điệp từ bài thơ trên. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
  6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. (Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 44) HẾT
  7. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 TẠO TP ĐÀ NẴNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MINH HỌA Môn: Ngữ văn, Lớp: 11 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm . trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: Lục bát 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng như Đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời không đúng thể thơ: không cho điểm 2 Biện pháp tu từ : Điệp ngữ “Nằm trong” 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng như Đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời không đúng biện pháp tu từ: không cho điểm: 0 điểm 3 Nội dung 2 câu thơ: 1,0 - Tiếng Việt gắn liền với dân tộc và con người Việt Nam - Tiếng Việt đã có từ rất lâu đời, là tiếng mẹ đẻ thiêng liêng đến với ta từ thuở ấu thơ trong từng lời mẹ hát, mẹ ru. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 01 trong 02 ý của đáp án: 0,5 điểm - Trả lời được một phần của ý 1 hoặc ý 2 trong đáp án : 0,25 điểm. Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong đáp án bằng cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 4 Thông điệp tác giả muốn nói đến: Tầm quan trọng của tiếng Việt 0,5 đối với người Việt Nam ta. Tiếng Việt là linh hồn của dân tộc Việt, sinh ra và tồn tại vì dân tộc vì thế cần giữ gìn và phát huy nét đẹp của tiếng Việt. Người dân Việt phải giữ tiếng nói của dân tộc mình. Đừng đánh mất và đừng để đồng hóa bởi những ngôn ngữ khác. Hướng dẫn chấm: - Học sinh rút ra được thông điệp, trình bày thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh có rút ra thông điệp nhưng chưa đủ thuyết phục: 0,25 - Học sinh không rút ra được thông điệp: Không cho điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0 Anh/Chị về ý nghĩa của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
  8. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Ý nghĩa của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Có thể theo hướng sau: Việc giao tiếp theo đúng chuẩn mực tốt đẹp là điều rất cần thiết để được tôn trọng và đạt hiệu quả trong giao tiếp. Tiếng Việt ta là linh hồn của dân tộc ta. Vì thế, giữ gìn sự trong sáng của tiêng Việt chính là giữ gìn bản sắc tốt đẹp của văn hóa và bảo vệ đất nước. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích hai khổ thơ đầu trong Từ ấy của Tố Hữu. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
  9. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích hai khổ thơ đầu trong bài Từ ấy của Tố Hữu. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, bài thơ Từ ấy và đoạn trích. 0,5 Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm. * Phân tích hai khổ thơ đầu của bài Từ ấy: 2,5 - Đoạn thơ thể hiện niềm vui lớn, lẽ sống lớn của nhà thơ khi gặp gỡ lí tưởng cộng sản. + Khổ 1 diễn tả niềm vui sướng, say mê của nhà thơ. Ánh sáng lí tưởng (nắng hạ, mặt trời chân lí) đã mở ra một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm; mang đến nguồn sức sống mới, tươi đẹp cho tâm hồn, cho hồn thơ của Tố Hữu (hồn tôi - vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim) + Khổ 2 thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ. Lí tưởng cách mạng đã mang đến ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân, sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung (buộc, trang trải, trăm nơi) để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc; từ đó khẳng định mối quan hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân. - Nghệ thuật: hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ giàu nhạc điệu, biện pháp tu từ gợi cảm; giọng thơ sảng khoái, hăm hở Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm. - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Đoạn thơ thể hiện tâm nguyện của người thanh niên yêu nước Tố Hữu: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, nhận thức được lẽ sống lớn của cuộc đời.
  10. - Đoạn thơ góp phần thể hiện vẻ đẹp thơ Tố Hữu, tiếng thơ trữ tình - chính trị. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 Hết