Đề minh họa kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

docx 14 trang Đăng Bình 09/12/2023 910
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_minh_hoa_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_h.docx

Nội dung text: Đề minh họa kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, LỚP 12 % Tổng Mức độ nhận thức Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TT Kĩ năng Số Thời Thời Thời Thời Thời Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ gian gian gian gian gian (%) (%) (%) (%) câu (phút) (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 2 Viết đoạn văn 5 5 5 5 5 5 5 5 01 20 20 nghị luận xã hội 3 Viết bài nghị 20 10 15 10 10 20 5 10 01 50 50 luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 06 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – LỚP 12 TT Nội Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung thức/Kĩ năng kĩ năng cần kiểm nhận thức kiến tra, đánh giá Vận thức/ Nhận Thôn Vận dụng Kĩ biết g hiểu dụng cao năng 1 ĐỌC Văn bản nghị Nhận biết: 2 1 1 0 4 HIỂU luận hiện đại - Xác định thông tin (Ngữ liệu ngoài được nêu trong văn sách giáo khoa) bản/đoạn trích. (câu 2) - Nhận diện phương thức biểu đạt. (câu 1) Thông hiểu: - Hiểu được cách triển khai lập luận. (câu 3) Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. (câu 4)
  3. TT Nội Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung thức/Kĩ năng kĩ năng cần kiểm nhận thức kiến tra, đánh giá Vận thức/ Nhận Thôn Vận dụng Kĩ biết g hiểu dụng cao năng 2 VIẾT Nghị luận về tư Nhận biết: 1 * ĐOẠN tưởng, đạo lí - Xác định được tư VĂN tưởng đạo lí cần bàn NGHỊ luận. LUẬN - Xác định được cách XÃ thức trình bày đoạn HỘI văn. (khoản Thông hiểu: g 150 - Diễn giải về nội chữ) dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.
  4. TT Nội Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung thức/Kĩ năng kĩ năng cần kiểm nhận thức kiến tra, đánh giá Vận thức/ Nhận Thôn Vận dụng Kĩ biết g hiểu dụng cao năng - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.
  5. TT Nội Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung thức/Kĩ năng kĩ năng cần kiểm nhận thức kiến tra, đánh giá Vận thức/ Nhận Thôn Vận dụng Kĩ biết g hiểu dụng cao năng 3 VIẾT Nghị luận về Nhận biết: 1 * BÀI một tác phẩm, - Xác định kiểu bài VĂN một đoạn trích nghị luận, vấn đề cần NGHỊ văn xuôi: nghị luận. LUẬN Chiếc thuyền - Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu, VĂN ngoài xa của tác phẩm Chiếc thuyền HỌC Nguyễn Minh ngoài xa. Châu - Nhớ vị trí đoạn trích, nhân vật; xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu, Thông hiểu: - Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ. - Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam, được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt,
  6. TT Nội Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung thức/Kĩ năng kĩ năng cần kiểm nhận thức kiến tra, đánh giá Vận thức/ Nhận Thôn Vận dụng Kĩ biết g hiểu dụng cao năng các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam. - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng
  7. TT Nội Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung thức/Kĩ năng kĩ năng cần kiểm nhận thức kiến tra, đánh giá Vận thức/ Nhận Thôn Vận dụng Kĩ biết g hiểu dụng cao năng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.
  8. TT Nội Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung thức/Kĩ năng kĩ năng cần kiểm nhận thức kiến tra, đánh giá Vận thức/ Nhận Thôn Vận dụng Kĩ biết g hiểu dụng cao năng Tổng 6 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100
  9. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2020 - TẠO 2021 TP ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn, lớp 12 ĐỀ MINH HỌA Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Mã số: I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, chúng ta phải đối mặt với vô số ý kiến khuyên ta nên trở thành dạng người nào, hành động ra sao và suy nghĩ như thế nào. Đám đông ngày càng bành trướng và khôn lanh hơn. Nhưng đám đông không ủng hộ bạn tự do tỏa sáng theo cách của mình. Đám đông sẽ không bao giờ ủng hộ con người trong chính bạn. Nó sẽ làm mọi cách để mài mòn và uốn nắn bạn theo đúng bức tranh vô sắc của nó. Một trong những chiến thuật của đám đông là kéo bạn khỏi những ưu tiên nội tâm bằng cách đẩy toàn bộ sự tập trung của bạn vào những thứ bên ngoài, những thứ trông có vẻ thú vị và hấp dẫn hơn hẳn. “Chiến thuật đánh lạc hướng” ấy càng dễ thành công hơn nhờ văn hóa mê muội “các ngôi sao”. Hãy nhìn độ phổ biến rộng rãi của các chương trình truyền hình như American Idol (Thần tượng Mĩ) trên khắp thế giới. Đừng hiểu lầm ý tôi. Đồng ý là việc thư giãn bằng cách xem giải trí là rất tốt, và tuyên dương ủng hộ tài năng của người tham gia là điều tốt đẹp. Những tấm gương ấy còn cho ta thêm động lực và cảm hứng để phát triển bản thân mình. Tuy nhiên, khi bị những bận rộn gấp gáp của người khác ám ảnh, ta lại trở thành kẻ thất bại vì ta chỉ dành năng lượng và sự chú tâm cho các thần tượng yêu quý, thay vì đầu tư nguồn lực quý giá ấy vào chính mình. Thêm nữa, bạn không thể hát bài ca của riêng mình nếu cứ ngâm nga theo âm giọng của người khác. (Trích Trân trọng chính mình – Patricia Spadaro, NXB Thanh niên, 2020, tr. 233-234) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, những điều bạn không được đám đông ủng hộ là gì? Câu 3. Nêu tác dụng của việc đề cập đến “độ phổ biến rộng rãi của các chương trình truyền hình như American Idol (Thần tượng Mĩ) trên khắp thế giới” trong đoạn trích. Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “bạn không thể hát bài ca của riêng mình nếu cứ ngâm nga theo âm giọng của người khác”? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Con người cần phải làm gì để được là chính mình? Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích cảm nghĩ của nhân vật Phùng về tấm ảnh được chọn trong đoạn trích: Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.
  10. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông (Chiếc thuyền ngoài xa , Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2017, tr. 78) HẾT
  11. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KÌ II – TP ĐÀ NẴNG Năm học 2020-2021 ĐỀ MINH HỌA ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 02 trang Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0.75 1 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm 2 Những điều bạn không được đám đông ủng hộ : 0.75 + Tự do tỏa sáng theo cách của mình. + Con người trong chính bạn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng và đủ như đáp án: 0,75 điểm; - Học sinh trả lời 01 trong 02 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn “Nhưng đám đông không ủng hộ bạn tự do tỏa sáng theo cách của mình. Đám đông sẽ không bao giờ ủng hộ con người trong chính bạn” vẫn cho: 0,75 điểm. 3 Tác dụng của việc đề cập đến “độ phổ biến rộng rãi của các chương 1.0 trình truyền hình như American Idol (Thần tượng Mĩ) trên khắp thế giới”: + Tạo tính sinh động, hấp dẫn và tăng sức thuyết phục cho lập luận. + Làm nổi bật ý: “Chiến thuật đánh lạc hướng” ấy càng dễ thành công hơn nhờ văn hóa mê muội “các ngôi sao”. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ 2 ý: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm 4 - Đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần. 0.5 - Có thể lí giải theo một trong các hướng: Đồng tình: chịu ảnh hưởng của đám đông con người sẽ đánh mất mình. Không đồng tình: chịu ảnh hưởng của đám đông con người sẽ nhận được những bài học bổ ích cho bản thân. Đồng tình một phần: kết hợp hai hướng lí giải trên. Hướng dẫn chấm: - Đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần: 0.25 điểm. - Lí giải hợp lí, thuyết phục: 0,25 điểm. - Không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu: 0 điểm
  12. II LÀM VĂN 7.0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Con người 2.0 cần phải làm gì để được là chính mình? a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Cách sống để được là chính mình. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ cách sống để được là chính mình. Có thể theo hướng sau: Sống là chính mình: sống thật, sống với những gì tự nhiên vốn có, không gò bó, ép buộc phải sống giống bất kì ai Để được sống là chính mình, mỗi người cần biết trân trọng giá trị của bản thân; theo đuổi đam mê ; thể hiện cá tính của mình trong suy nghĩ và hành động; không để bản thân bị chi phối, áp đặt bởi người khác Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích cảm nghĩ của nhân vật Phùng về tấm ảnh được chọn 5,0 trong bộ lịch năm ấy a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
  13. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nghĩ của nhân vật Phùng 0,5 về tấm ảnh trong đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích (0,25 điểm) 0,5 * Cảm nghĩ của nhân vật Phùng về tấm ảnh được chọn: 2,5 - Cảm nghĩ của Phùng về tấm ảnh : + Bức ảnh đen trắng nhưng nếu ngắm kĩ thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai. Đây là biểu tượng cho cái đẹp của cuộc sống . + Nhìn bức ảnh lâu hơn, Phùng thấy hình ảnh người đàn bà thô kệch, lam lũ Hình ảnh này là sự thật trần trụi của cuộc sống. - Từ cảm nghĩ của nhân vật Phùng, nhà văn muốn nói đến mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật phải rút ngắn khoảng cách với cuộc sống, tiếp cận cuộc sống nhiều chiều, toàn diện; dành mối quan tâm đặc biệt cho con người - Đoạn trích góp phần làm nên kết cấu vòng tròn: mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện; giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Đoạn trích thể hiện quan niệm sâu sắc, mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời của nhà văn. - Đoạn trích góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  14. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm Hết