Đề minh họa kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 10 - Đề số 3 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)

docx 4 trang Đăng Bình 12/12/2023 540
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 10 - Đề số 3 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_minh_hoa_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_10_de_so_3_tru.docx

Nội dung text: Đề minh họa kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 10 - Đề số 3 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020- TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN 2021 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP: 10 Thời gian làm bài 45 phút, không kể phát đề ĐỀ MINH HỌA Mã đề: 002 Họ và tên học sinh : Lớp : PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (8.0 điểm) Câu 1: Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các dòng sông lớn? A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thuỷ. B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển C. Cư dân ở đây sớm chế tạo ra công cụ bằng kim loại D. Có khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho gieo trồng Câu 2: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông: Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập, quốc gia nào được hình thành sớm nhất? A. Ân Độ. B. Ai Cập C. Trung Quốc D. Lưỡng Hà. Câu 3: Lực lượng sản xuất chính trong XH cổ đại phương Đông là: A. Nông dân công xã B. Nô lệ. C. Thợ thủ công. D. Thương nhân. Câu 4: Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì? A. Đồ đá B. Đồ đồng C. Đồ sắt D. Đồng thau, đồ đá, tre, gỗ Câu 5: Đứng đầu nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai? A. Vua chuyên chế. B. Đông đảo quốc tộc quan lại. C. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng nữ D. Quí tộc. Câu 6: Lực lượng đông đảo nhất của xã hội cổ đại phương Đông là tầng lớp nào? A. Nô lệ. B. Nông dân công xã C. Nông dân tự do D. Nông nô Câu 7: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp nào thấp nhất trong xã hội? A. Nô lệ B. Nông nô C. Nông dân công xã D. Tất cả các tầng lớp đó. Câu 8: Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội có phải có đặc trưng tiêu biểu nhất là gì? A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ. B. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ. C. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. D. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ. Câu 9: Địa bàn sinh sống của những cư dân ở Địa Trung Hải đông nhất ở đâu? A. ở nông thôn B. ở miền núi C. ở thành thị D. ở trung du Câu 10: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì? 1
  2. A. ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị. B. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia. C. ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị. D. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia. Câu 11: Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hỉa nằm trong tay thành phần nào? A. Quốc tịch phong kiến B. Vua chuyên chế C. Chủ hộ, chủ xưởng, nhà buôn D. Bô lão của thị tộc Câu 12: Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào? A. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc. B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc. C. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước. D. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão. Câu 13: Người nước nào đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4, nên họ định một tháng có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày? A. Hi Lạp B. Ai Cập C. Trung Quốc D. Rô-ma Câu 14: Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C? A. Ai Cập B. Hi Lạp C. Hi Lạp, Rô-ma D. Ai Cập, ấn Độ Câu 15: "Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông". Đó là định lí của ai? A. Pi-ta-go B. Ơ-clit C. Ta-let D. ác-si-mét Câu 16: I-li-at và Ô-đi-xê là bản anh hùng ca nổi tiếng của nước nào thời cổ đại? A. Hi Lạp B. Ai Cập C. Rô-ma D. Trung Quốc Câu 17: Tác phẩm nghệ thuật nổi itếng thế giới "Người lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi lô" của nước nào? A. Hi Lạp B. ấn Độ C. Trung Quốc. D. Rô-ma Câu 18: Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào? A. Hi Lạp B. ấn Độ C. Trung Quốc D. Rô-ma. Câu 19: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì? A. Vạn lí trường thành B. Tử cấm thành C. Ngọ môn D. Lũy Trường Dục. Câu 20: Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Tần tồn tại trong khoảng thời gian nào? 2
  3. A. 206 TCN - 221 B. 207 TCN - 222 C. 207 TCN - 221 D. 206 TCN - 212 Câu 21: Dưới thời Tần - Hán, Trung Quốc đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược nào? A. Việt Nam, ấn Độ B. Bán đảo Triều Tiên, Các nước phương Nam và Nam Việt. C. Mông Cổ, Cham-pa. D. Triều Tiên, ấn Độ, Việt Nam. Câu 22: ở Trung Quốc, Nho giáo là một trường phái tư tưởng xuất hiện vào thời kì nào? Do ai sáng lập? A. Thời cổ đại, do Khổng Minh sáng lập. B. Thời phong kiến Tần - Hán, do Khổng Tử sáng lập C. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do Mạnh Tử sáng lập D. Thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập. Câu 23: Quan điểm cơ bản của Nho giáo là đảm bảo tôn ti trật tự ổn định trong các quan hệ chủ yếu của xã hội. Đó là quan hệ nào? A. Vua-tôi, cha-con, bạn-bè. B. Vua-tôi, vợ-chồng, cha-con C. Vua-tôi, cha-con, vợ-chồng D. Các quan hệ trên. Câu 24: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung Phụ xử tử trung, tử bất trung bất hiếu" Đó là quan điểm của: A. Nho giáo. B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Thiên chúa giáo Câu 25: Sắp xếp theo thứ tự cho đúng với thuyết "ngũ thường" của Nho giáo. A. Nhân - Nghĩa - Lễ - Tín - Trí. B. Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. C. Nhân - Trí - Lễ - Nghĩa - Tín. D. Nhân - Nghĩa - Tín - Trí - Lễ. Câu 26: Vào thời kì nào ở Việt Nam, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến? A. Thời nhà Lý. B. Thời nhà Trần. C. Thời nhà Lê. D. Thời nhà Hồ. Câu 27: Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, ghi chép sự thật lịch sử của mấy ngàn năm từ thời kì nào đến thời kì nào? A. Thời Các triều đại truyền thuyết đến nhà Tần. B. Thời Các triều đại truyền thuyết đến thời Hán Vũ Đế. C. Thời nhà Tần đến nhà Hán. D. Thời nhà Hạ đến nhà Hán. Câu 28: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà nào? A. Thời nhà Hán B. Thời nhà Tần C. Thời nhà Đường D. Thời nhà Tống Câu 29: Vào thời nào Trung Quốc được thống nhất trở lại? A. Nhà Tống B. Nhà Đường. C. Nhà Minh D. Nhà Tuỳ Câu 30: Ai là người cướp ngôi nhà Tuỳ lập ra nhà Đường? 3
  4. A. Trần Thắng B. Ngô Quảng C. Lý Uyên D. Chu Nguyên Chương Câu 31: Trong khoảng thời gian từ năm 618 - 907 gắn liền với nhà nào ở Trung Quốc? A. Nhà Tống B. Nhà Đường C. Nhà Minh D. Nhà Tuỳ Câu 32: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là gì? A. Chế độ công điền B. Chế độ tịch điền C. Chế độ quân điền D. Chế độ lĩnh canh PHẦN II: TỰ LUẬN (2.0 điểm) Trình bày các chính sách của vương triều Đê-li và rút ra nhận xét. ĐÁP ÁN: - Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. - Về tôn giáo: thi hành chính sách mềm mỏng, xuất hiện sự phân biệt tôn giáo. - Về văn hóa: văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. - Về kiến trúc: xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới. - Vị trí của vương triều Đê-li: + Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây. + Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á. 4