Đề minh họa kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 10 - Đề số 4 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)

docx 4 trang Đăng Bình 12/12/2023 170
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 10 - Đề số 4 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_minh_hoa_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_10_de_so_4_tru.docx

Nội dung text: Đề minh họa kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 10 - Đề số 4 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020- TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN 2021 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP: 10 Thời gian làm bài 45 phút, không kể phát đề ĐỀ MINH HỌA Mã đề: 001 Họ và tên học sinh : Lớp : PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (8.0 điểm) Câu 1: Những người nào không phải là nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông ? A. Tù binh của chiến tranh B. Nông dân nghèo không trả được nợ C. Hầu hạ trong nhà quí tộc D. Nông dân công xã . Câu 2: Vua ở Ai Cập được gọi là gì? A. Pha-ra-on. B. En-xi . Thiên tử. D. Thần thánh dưới trần gian Câu 3: "Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua". Câu nói đó được thể hiện trong quốc gia cổ đại nào ở phương Đông? A. Ai Cập B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Việt Nam Câu 4: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là gì? A. Chữ tượng ý B. Chữ La-tinh. C. Chữ tượng hình D. Chữ tượng hình và tượng ý Câu 5: Điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng: " là ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp". A. Chữ viết. B. Thiên văn học và lịch. C. Toán học. D. Chữ viết và lịch. Câu 6: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao? A. Trung Quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc. B. Ai Cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp. C. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa. D. ấn Độ. Vì phải tính thuế. Câu 7: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập thạo về hình học? A. Phải đo lại ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp. B. Phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân. C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vu. D. Phải tính toán các công trình kiến trúc. Câu 8: Kim Tự Tháp là thành tựu kiến trúc của cư dân nào? A. Lưỡng Hà B. Ai Cập C. Trung Quốc D. Ấn Độ Câu 9: Chữ số A rập, kể cả số 0 được dùng ngày nay là thành tựu của: A. Người Ai Cập cổ đại B. Người Lưỡng Hà
  2. C. Người La Mã cổ đại D. Người Ấn Độ cổ đại Câu 10: Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? A. Nông nghiệp lúa nước. B. Làm đồ gỗ, dệt vải C. Chăn nuôi gia súc. D. Buôn bán giữa các vùng. Câu 11: Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào? A. Đồng bằng B. Cao nguyên C. Núi và cao nguyên D. Núi Câu 12: Vào khoảng thời gian nào cư dân Đại Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt? A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN C. Khoảng thiên niên kỉ IIII TCN D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN Câu 13: Ngành sản xuất nào phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải? A. Nông nghiệp B. Thủ công nghiệp C. Thương nghiệp D. Câu A và B đúng. Câu 14: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu? A. Khắp các nước phương Đông. B. Khắp thế giới. C. Khắp Trung Quốc và ấn Độ D. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải Câu 15: Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu về? A. Từ Địa Trung Hải B. Từ Hắc Hải, Ai Cập C. Từ ấn Độ, Trung Quốc D. Từ các nước trên thế giới. Câu 16: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội? A. Chủ nô B. Nô lệ C. Nông dân D. Quý tộc Câu 17: Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào? A. Địa chủ và nông dân B. Quý tộc và nông dân C. Chủ nô và nô lệ. D. Chủ nô và nông dân công xã. Câu 18: ở Rô-ma, những người lao động khoẻ mạnh nhất được sử dụng làm gì? A. Làm việc ở xưởng thủ công B. Làm việc ở trang trại C. Làm đấu sĩ ở trường đấu D. Tất cả ở các lĩnh vực trên. Câu 19: Ngoài nô lệ là lực lượng đông nhất, trong xã hội Hi Lạp và Rô-ma còn có lực lượng nào cũng chiếm tỉ lệ khá đông? A. Nông dân B. Thương nhân C. Thợ thủ công D. Bình dân Câu 20: Vào năm nào nhà Tần thống nhất Trung Quốc? A. Năm 221 TCN. B. Năm 212 TCN. C. Năm 122 TCN. D. Năm 215 TCN. Câu 21: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại để cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Đó là chính sách của triều đại nào ở Trung Quốc? A. Nhà tần (221 - 206 TCN). B. Nhà Hán (206 TCN đến 220). C. Nhà Tuỳ (589-618). D. Nhà Đường (618-907)
  3. Câu 22: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào? A. Nhà Hạ. B. Nhà Hán. C. Nhà Tần. D. Nhà Chu. Câu 23: Nhà Tần ở Trung Quốc tồn tại bao nhiêu năm, sau đó nhà Hán lên thay? A. 10 năm B. 15 năm C. 20 năm. D. 22 năm Câu 24: Sự xuất hiện công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào giai đoạn lịch sử nào? A. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc B. Thời Tam quốc C. Thời Tây Tấn. D. Thời Đông Tấn. Câu 25: Năm 770 - 475 TCN, tương ứng với thời nào ở Trung Quốc? A. Thời Xuân Thu B. Thời Chiến Quốc C. Thời nhà Tần D. Thời nhà Hán. Câu 26: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ: A. Quan lại B. Quan lại và một số nông dân giàu có. C. Quý tộc và tăng lữ D. Quan lại, quý tộc, tăng lữ. Câu 27: Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất hiện từ đâu? A. Nông dân tự canh. B. Nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng. C. Tá điền. D. Nông dân giàu có bị phá sản. Câu 28: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là: A. Nông dân tự canh. B. Nông dân lĩnh canh. C. Nông dân làm thuê. D. Nông nô. Câu 29: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào? A. Quý tộc với nông dân công xã. B. Quý tộc với nô lệ. C. Địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. Địa chủ với nông dân tự canh. Câu 30: Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu định cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp. Đó là việc làm của triều đại nào? A. Nhà Hán B. Nhà Đường C. Nhà Tống D. Nhà Nguyên Câu 31: Đơn vị hành chính cao nhất dưới thời đại nhà Tần là gì? A. Trần, phủ. B. Quận, huyện. C. Huyện, xã D. Phủ, thành Câu 32: Khi bị chia rẽ, phân tán, đất nước ấn Độ chia thành mấy miền? A. Hai miền: Bắc - Nam B. Ba miền: Bắc - Nam - Trung . C. Bốn miền: Bắc-Nam-Trung-Đông. D. Ba miền: Tây Nam-Đông Bắc và Tây Bắc. PHẦN II: TỰ LUẬN (2.0 điểm) Trình bày sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ ĐÁP ÁN Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ:
  4. - Đến thế kỷ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nổi lên vai trò của nước Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam. - Về văn hóa, mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa riêng của mình trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ - chữ viết văn học nghệ thuật Hin-đu. - Văn hóa Ấn Độ thế kỷ VII - XVII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).