Đề ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi

pdf 15 trang thuongdo99 3390
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_mon_lich_su_lop_9_truong_thcs_le_loi.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi

  1. ĐỀ ÔN TẬP SỬ 9 – ĐỀ 1 Câu1:Kết luận nào được Nguyễn Ái Quốc ra từ Bản yêu sách gửi đến Hội nghị Vécxai? A. Phải đưa ra con đường cứu nước khác để đưa cách mạng đến thành công. B. Chỉ có thể dựa vào những lưc lượng khác ngoài Pháp để tiến hành cuộc cách mạng. C. Phải đoàn kết với nhân dân các nước đấu tranh chống đế quốc, chống tay sai. D. Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính mình. Câu2 : Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước? A. Sáng lập tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp. B. Gửi Bản yêu sách tới Hội nghị Vecxai. C. Tham dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Câu 3: Hoạt động tại Pháp những năm 1920 Nguyễn Ái Quốc không gửi bài đăng ở tờ báo nào? A. Người cùng khổ. B. Thư tín quốc tế. C. Nhân đạo. D. Đời sống nhân dân. Câu 4: Sau khi đọc Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7/1920) Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận gì? A. Độc lập dân tộc gắn với tự do của nhân dân. B. Kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề thời đại. C. Kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. D. Kết hợp cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản? A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản 1924 tại Liên xô. B. Gửi Gửi Bản yêu sách tới Hội nghị Vecxai.
  2. C. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản III năm 1920 D. Đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Câu 6: Nguyễn Ái quốc thành lập Hội liên Hiệp thuộc địa nhằm mục đích gì? A. Vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man củachủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa. B. Thức tỉnh các dân tộc bị áp bức bóc lột đứng lên đấu tranh. C. Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin đến các dân tộc thuộc địa. D. Tập hợp lực lượng thanh niên các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh. Câu7 : Mục đích việc lựa chọn ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có khác gì so với các bậc tiền bối? A. Đến Nhật Bản để tiếp thu tưởng cách mạng dân chủ tư sản. B. Đi sang phương Tây, đến nước Pháp để tiếp thu nền văn minh nước Pháp. C. Sang phương Tây, đến Pháp tìm hiểu kẻ thù để giúp đồng bào mình. D. Đến nhiều nước trên thế giới để cảm thông với đời sống cực khổ của nhân dân. Câu8 : Sự kiện nào gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi ở Liên Xô (1923- 1924)? A. Tham dự đại hội lần IV của Quốc tế Cộng sản. B. Tham dự đại hội lần V của Quốc tế Cộng sản. C. Tham dự đại hội lần VI của Quốc tế Cộng sản. D. Tham dự đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản. Câu 9: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924) có ý nghĩa gì? A. Là sự chuẩn bị về mặt tổ chức việc thành lập một chính đảng vô sản ở nước ta. B. Là sự chuẩn bị về mặt lực lượng cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở nước ta. C. Là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng- chính trị cho sự chuẩn bị cho một chính đảng vô sản ở nước ta. D. Là sự chuẩn bị về mặt vũ khí, quân trang , quân dụng cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở nước ta.
  3. Câu 10: Ý nào sau đây KHÔNG phải là ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng Mười Nga. B. Là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. C. Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam (chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối giải phỏng dân tộc). D. Cách mạng Việt Nam chính thức thoát khỏi sự nô dịch của nước ngoài và độc lập trên con đường của mình. Câu 11: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào KHÔNG thuộc Luận cương Chính trị (10/1930)? A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN. B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo. C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phân của cách mạng thế giới. D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông, đồng thời phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ vào phe vô sản giai cấp Câu 12: Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì? A Công nhân và nông dân. B. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông. C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sẩn và địa chủ phong kiến. D. Công nhân, nông dân, tư sản.
  4. Câu 13: Trong những năm 1929-1933, mâu thuẫn nào là chủ yếu trong xã hội Việt Nam? A. Giữa công nhân với tư sản B. Giữa địa chủ phong kiến với nông dân C. Giữa tư sản Việt Nam với tư bản nước ngoài D. Giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp Câu 14: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự phát triển của phong trào cách mạng 1930-1931? A. Địa chủ phong kiến tay sai tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh D. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm đời sống nhân dân cơ cực Câu 15: Cuộc đấu tranh ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã làm cho chính quyền thực dân phong kiến ở đây ra sao? A. Tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. B. Sụp đổ hoàn toàn từ tỉnh đến huyện. C. Không bị ảnh hưởng gì nhiều. D. Được tăng cường mạnh hơn. Câu 16: Hình thức chính quyền được thành lập ở Nghệ An- Hà Tĩnh trong những năm 1930-1931 là A. công xã.
  5. B. Xô viết. C. Công hội đỏ. D. Chính phủ liên hiệp. Câu 17: Chính sách nào không phải của chính quyền Xô viết Nghệ- Tĩnh trong những năm 1930-1931? A. Chia ruộng đất công cho dân cày. B. Xóa nợ cho dân nghèo. C. Bãi bỏ thuế thân. D. Cải cách ruộng đất. Câu 18: Từ trong phong trào cách mạng 1930-1931 đã xuất hiện A. lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. B. lá cờ đỏ búa liềm. C. lá cờ ba màu xanh, trắng, đỏ. D. lá cờ hai màu xanh, đỏ . Câu 19: Hình thức đấu tranh chủ yếu của quần chúng công nông Nghệ- Tĩnh trong phong trào 1930-1931 là A. hô hào diễn thuyết đòi chính quyền thực dân phong kiến giải tán. B. xuất bản sách báo tiến bộ làm diễn đàn đấu tranh, tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến. C. tổ chức tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phương.
  6. D. phát động khởi nghĩa vũ trang, tấn công thẳng vào bộ máy chính quyền của bọn thực dân, phong kiến. Câu 20: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam? A. Vì Việt Nam phụ thuộc vào Pháp B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền kinh tế Pháp C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp D. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp. Câu 21: Bản chất của chính quyền Xô viết là A. chính quyền của dân. B. chính quyền của dân, do dân, vì dân. C. chính quyền của đảng cách mạng. D. chính quyền của nhà nước vì nhân dân. Câu 22: Hoàn thiện nội dung sau: “phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ- Tĩnh là một sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Phong trào đã ” A. đánh bại hoàn toàn bọn thực dân Pháp và bọn phong kiến. B. làm lung lay tận gốc chính quyền thực dân phong kiến ở nông thôn. C. để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng tháng Tám năm 1945 D. là cuộc tập dượt thứ hai cho cách mạng tháng Tám năm 1945.
  7. Câu 23: Phong trào 1930-1931 bùng nổ và chính quyền Xô viết được thành lập đã khẳng định điều gì? A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam B. Sự trưởng thành của giai cấp nông dân. C. Đường lối đúng đắn của Đảng và sự lớn mạnh của giai cấp nông dân D. Đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. Câu 24: Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì? A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân B. Thành lập được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh D. Quần chúng được tập dượt trong đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Câu 25: Phong trào cách mạng 1930-1931 để lại những bài học kinh nghiệm gì? A. Bài học về vận động quần chúng đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang B. Bài học về xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị C. Bài học về đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa giành chính quyền D. Bài học về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh
  8. ĐỀ ÔN TẬP SỬ 9 – ĐỀ 2 Câu 1: Từ Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc trở về Quảng Châu- Trung Quốc (tháng 11/ 1924) nhằm mục đích gì? A. Gây dựng cơ sở, chuẩn bị về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. B. Liên lạc với nhưng người yêu nước Việt Nam để chuẩn bị lực lượng cho các mạng Việt Nam. C. Trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam. D. Truyền bá lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin cho các thanh niên yêu nước Việt Nam. Câu 2: Tháng 6/1925 Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào ở Quảng Châu Trung Quốc? A. Hội Những người Việt Nam yêu nước. B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. C. Hội liên hiệp thuộc địa. D. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông Câu 3: Mục đích của chủ trương “vô sản hóa” là gì? A. Cử một số người đi học tại trường Đại học Phương Đông Liên Xô B. Tập hợp những tri thức trẻ và thanh niên yêu nước. C. Đưa hội viên vào các nhà máy hầm mỏ để tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh. D. Phát động các phong trào chấn hưng đất nước. Câu 4: Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu được tập hợp và in thành cuốn sách nào? A. Đường Kách mệnh. B. Bản án chế độ thực dân Pháp. C. Luận cương chính trị B. Chính cương vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng.
  9. Câu 5: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919- 1925 là gì? A.Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. B.Truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin về Việt Nam. C.Chuẩn bị về mặt tư tưởng- chính trị cho sự thành lập Đảng. D.Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Câu6: Giai cấp ,tầng lớp nào tham gia vào phong trào cách mạng Việt Nam ( 1926 – 1927) ? A. Tư sản , công nhân , giáo viên ,sinh viên. B. Công nhân ,viên chức,học sinh học nghề. C. Địa chủ, công nhân ,tư sản, tiểu tư sản. D. Công nhân, nông dân, học sinh ,sinh viên. Câu 7: Hình thức đấu tranh chính của phong trào cách mạng Việt Nam (1926 -1927 )là : A.bãi công . B.biểu tình. C.đấu tranh vũ trang. D.đập phá máy móc. Câu 8 : Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1926 – 1927 là: A. đã buộc thực dân pháp phải nhượng bộ. B. các phong trào diễn ra tự phát vì mục tiêu kinh tế. C. các phong trào phát triển mạnh mẽ , diễn ra trên phạm vi toàn quốc. D. có sự phối hợp đấu tranh kết thành làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ rộng lớn. Câu 9: Tổ chức cách mạng nào được thành lập vào tháng 7 – 1928 ? A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. An Nam cộng sản đảng. C. Việt Nam Quốc dân đảng.
  10. D. Đông Dương Cộng sản đảng. Câu 10: Tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng chủ yếu hoạt động ở đâu? A. Bắc Kì. B. Trung Kì. C. Nam Kì. D. Cả Bắc Kì ,Trung Kì, Nam Kì. Câu 11:Vì sao tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng lại bị phân hóa? A. Nội bộ Tân Việt không thống nhất. B.Ảnh hưởng của lí luận và tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê Nin. C. Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam. D. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Câu 12: Lá cờ “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào ? A.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B.Đông Dương Cộng sản đảng. C.An Nam Cộng sản đảng. D.Tân Việt cách mạng đảng. Câu 13. Ba tổ chức cách mạng thành lập năm 1929 có tên là: A. Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng, Đông Dương cộng sản Đảng . B. Việt Nam Quốc dân Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn, Việt Nam quốc dân Đảng. C.Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên Đoàn, An Nam cộng sản Đảng. D. Việt Nam Cách mạng Thanh Niên, Tân Việt Cách mạng Đảng ,Việt Nam Quốc dân Đảng. Câu 14 : Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên thành lập ở đâu ? A. Số nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội. B. Số nhà 48 phố Hàng Ngang – Hà Nội. C. Nhà số 8 Lê Thái Tổ - Hà Nội. D. Số nhà 90 Thợ Nhuộm – Hà Nội.
  11. Câu 15. Sự kiện nào đánh dấu bước đầu thắng thế của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản? A.Sự thành lập các tổ chức cách mạng. B. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản năm 1929. C. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Sự ra đời của Việt Nam Quốc Dân đảng. Câu 16 : Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là : A.một tất yếu của lịch sử . B.do yêu cầu của Quốc tế Cộng Sản. C.bước phát triển mới của phong trào nông dân. D.kết quả của sự hợp nhất các tổ chức cách mạng. Câu 17.Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là : A.bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B.xu thế của cuộc vân động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. C.mốc chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam. D.bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam. Câu 18. Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam có những hạn chế gì? A.Nội bộ những ngườ cộng sản Việt Nam chia rẽ, mất đoàn kết ,ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam. B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi. C. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại . D. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng. Câu 19: Địa điểm diễn ra Hội nghị thành lập Đảng ở đâu?
  12. A. Ma Cao (Trung Quốc) B. Hương Cảng (Trung Quốc) C. Đài Loan (Trung Quốc) D. Quảng Châu (Trung Quốc) Câu 20: Ai là người soạn thảo “Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt”? A. Trần Phú B. Nguyễn Văn Cừ C. Nguyễn Ái Quốc D. Hồ Tùng Mậu Câu 21: Vì sao cần phải hợp nhất ba tổ chức Đảng cộng sản? A. Vì đây là thời cơ đã chín muồi B. Ba tổ chức Cộng sản này hoạt động rất hiệu quả C. Ba tổ chức Cộng sản này hoạt động còn riêng rẽ, chưa thống nhất D. Ba tổ chức Cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng Câu 22: Lí do nào sau đây KHÔNG đúng về việc Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập (3/2/1930) ? A. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản. B. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc đó. C. Yêu cầu của Quốc tế Cộng sản. D. Để thay thế vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Câu 23: Giải thích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930) được thể hiện như thế nào? A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là
  13. Đảng Cộng sản Việt Nam B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên đê hội nghị thông qua C. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam D. Thống nhất các tổ chức cộng sản và soạn thảo cương lĩnh chính trị của Đảng. Câu 24: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp: A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ. B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân, C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân. Câu 25: Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây KHÔNG đúng? A Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng. C. Sự phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam. D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.