Đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 3 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

doc 10 trang Đăng Bình 06/12/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 3 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_tieng_viet_lop_3_truong_tieu_hoc_tran_quoc_toan.doc

Nội dung text: Đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 3 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

  1. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 3 * Đọc văn bản sau: HÃY TIN VÀO SỨC CỦA MÌNH Một ngày kia, ốc sên con hỏi mẹ: “Mẹ ơi. Tại sao chúng ta phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế này? Thật mệt chết đi được!” Mẹ sên nói: - Con ơi, vì cơ thể của chúng ta không có xương chống đỡ nên chúng ta cũng chỉ có thể bò và bò cũng không nhanh. Sên con nói “ Chị sâu róm không có xương sống cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó? - Vì chị sâu róm sẽ trở thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy. - Nhưng em giun đất không có xương sống, bò cũng chẳng nhanh, cũng không biến hóa được, tại sao em ấy không đeo bình nặng giống chúng ta? - Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy. Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”. Sên mẹ an ủi con: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình. Chúng ta không dựa vào trời cũng chẳng dựa vào đất. Chúng ta phải dựa vào chính bản thân mình, con à!” Thúy Kiều – Lưu Dũng * Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Câu chuyện là cuộc đối thoại của những con vật nào? A. Ốc sên và sâu róm. B. Ốc sên và giun đất. C. Ốc sên mẹ và ốc sên con. Câu 2: Ốc sên con đã hỏi mẹ điều gì? A. Tại sao chúng ta phải đeo cái hũ vừa nặng vừa cứng trên lưng? B. Tại sao chúng ta phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng? C. Tại sao chúng ta phải đeo một vật vừa nặng vừa cứng trên lưng? Câu 3: Ốc sên mẹ trả lời con thế nào? A. Vì cơ thể chúng ta không có xương chống đỡ. B. Vì cơ thể chúng ta rất mềm. C. Vì cơ thể chúng ta rất yếu.
  2. Câu 4: Có mấy con vật được mẹ con ốc sên nhắc đến? A. 1 con, đó là B. 2 con, đó là C. 3 con, đó là Câu 5: Nối vế ở cột A với vế ở cột B để tạo thành câu có nghĩa: A B Sâu không nên dựa dẫm vào ai. Trong cuộc sống là con vật có hại cho cây trồng. Câu 6: Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau: Tại sao em ấy không đeo bình nặng giống chúng ta? Câu 7: Những câu sau nói về ốc sên. Câu nào đúng ghi Đ ; câu nào không đúng ghi S vào ô a. Ốc sên là loài động vật bò sát. b. Ốc sên là loài động vật thân mềm. Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong câu: “Chị sâu róm không có xương sống cũng bò chẳng nhanh.” Câu 9: Em hiểu được gì và sẽ làm gì sau khi đọc câu chuyện trên HẾT
  3. CHÍNH TẢ Bầu trời ngoài cửa sổ Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Trích Nguyễn Quỳnh II. TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm - 40 phút) Đề: Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) để kể về một kỉ niệm đáng nhớ trong thời gian đi học của em từ trước đến nay.
  4. ÔN TẬP TOÁN Câu 1: Viết tiếp vào chỗ chấm theo yêu cầu a/ Số 759 đọc là b/ Năm trăm hai mươi bảy viết là Câu 2: Tính nhẩm 8 x 7 = 5 x 9 = 49 : 7 = 27 : 9 = 7 x 6 = 6 x 0 = 30 : 5 = 54 : 6 = * Khoanh vào chữ đặt trước đáp án đúng và hoàn thành các bài tập sau : Câu 3: a/ Số thích hợp cần điền vào chỗ trống là số nào ? 9m 4cm = cm A. 94 B. 904 C. 940 1 b/ Số cần điền vào chỗ trống là số nào? của 24 lít bằng mấy lít ? 8 A. 3lít B. 24 lít C. 42lít c/ Đồng hồ chỉ mấy giờ A. 10 giờ 2 phút B. 10 giờ 10 phút C. 2 giờ 10 phút d/ 350 g 300g + 5g Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm A. Câu 4 : Đúng ghi (Đ), sai ghi (S) vào ô a/ Số liền sau của 390 là 391 b/ Số lớn nhất có ba chữ số là 998 A Câu 5: Viết vào chỗ kết quả đúng B a/ Hình ABCD có góc không vuông. D C b/ Hộp đựng phấn hình vuông, có độ dài một cạnh là 5cm. Chu vi hộp đựng phấn là cm
  5. Câu 6: Nối phép tính ở cột A với kết quả đúng ở cột B A B x : 9 = 101 252 84 : 2 x 6 909 Câu 7: Tính: 63 3 178 569 112 + - x . 530 289 6 . . . 1 Câu 8: Một cửa hàng có 45 máy bơm, đã bán số máy bơm đó. Hỏi cửa hàng còn lại 9 bao nhiêu máy bơm ? Bài giải Câu 9: Một số giảm đi 7 lần, rồi cộng thêm 47 thì được 50. Số cần tìm là: HẾT
  6. ÔN TẬP TIẾT VIỆT HẠT MUỐI Nhà ông nội Tuấn ở vùng biển miền Trung. Giống như những người dân trong làng, ông nội sống chủ yếu bằng nghề làm muối. Nhiều người tưởng rằng chỉ cần đưa nước biển vào ruộng là có muối. Họ đâu có thấu hiểu sự vất vả, cơ cực của nghề muối. Từ khi làm nền, đắp bờ chứa nước biển cho tới khi thu hoạch từng váng muối đóng kết, ông nội phải dang mình trong cái nắng cháy da, cháy thịt của vùng muối. Không có nắng có gió thì không có muối. Càng đổ mồ hôi, càng bỏng xót vì hơi mặn , vì nắng thì càng hi vọng được mùa. Rồi những khi trời mưa dông bất chợt, công lao của ông nội mất trọn bởi muối tan theo nước mưa trở về với biển. Hạt muối Tuấn ăn hôm nay không đơn giản chỉ là nước biển kết tinh mà còn có lẫn mồ hôi, nước mắt và công sức của bao người, trong đó có cả mồ hôi, nước mắt của ông nội. Theo KIM HÀI * Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Ông nội Tuấn sống chủ yếu bằng nghề gì ? A. Làm ruộng B. Làm muối C. Làm vườn Câu 2: Nghề làm muối là nghề thế nào? A. Nhẹ nhàng, chỉ cần dẫn nước biển vào ruộng. B. Giống như nghề làm ruộng, chỉ cần làm đất, đắp bờ. C. Vất vả, cơ cực, phải dang mình trong cái nắng cháy da, cháy thịt. Câu 3: Để có muối, người ta phải làm những việc gì ? A. Chỉ cần dẫn nước biển vào ruộng. B. Chỉ cần làm nền, đắp bờ, che cho muối khi mưa. C. Làm nền, đắp bờ, dẫn nước, dang mình trong nắng gió.
  7. Câu 4: Vì sao trong nghề làm muối “Càng đổ mồ hôi, càng bỏng xót vì hơi mặn , vì nắng thì càng hi vọng được mùa.”? A. Vì càng nắng to, bỏ nhiều công, muối càng mau kết tinh. B. Vì hơi mặn làm cho muối kết tinh nhanh. C. Vì mồ hôi làm cho muối kết tinh nhanh. Câu 5: Bạn nhỏ hiểu: Trong hạt muối mình ăn chứa đựng những gì? A. Nước biển kết tinh. B. Vị mặn của nước biển. C. Mồ hôi, nước mắt và công sức của người làm muối. Câu 6: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai ?”trong câu dưới đây: “Họ đâu có thấu hiểu sự vất vả, cơ cực của nghề muối.” Câu 7: Điền dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào cuối các câu sau: a. Các bạn nhớ trân trọng những hạt muối nhé b. Bạn nhỏ trong bài tên gì Câu 8: Hoàn thành các câu sau để được câu theo mẫu Ai là gì? a. Ông nội Tuấn b. .là nghề rất cơ cực, vất vả. Câu 9: Qua bài đọc trên, em học và làm được điều gì? HẾT
  8. CHÍNH TẢ Nói với em Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm cô Tấm rất hiền. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi con khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay. Theo Vũ Quần Phương II. TẬP LÀM VĂN: (6 đ) Đề: Em hãy viết một bức thư cho người thân để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em.
  9. ÔN TOÁN Câu 1: Tính nhẩm: 8 x 5 = 9 x 0 = 49 : 7 = 30 : 6 = Câu 2: a/ Đọc số: - 457: b/ Viết số: - Năm trăm hai mươi tám : * Khoanh vào chữ đặt trước đáp án đúng và hoàn thành các bài tập sau : Câu 3: a/ Số thích hợp cần điền vào chỗ trống là số nào ? 7m 5cm = cm A. 75 B. 705 C. 750 b/ 1 kg = g Số cần điền vào chỗ chấm là: A. 1000g B. 100g C. 10g c/ Đồng hồ chỉ mấy giờ ? A. 12 giờ 3 phút B. 3 giờ 12 phút C. 3 giờ d/ 45 lít gấp lên 2 lần thì được : A.100 lít B. 90 lít C. 80 lít Câu 4 : a/ Số liền trước của số 999 là: A. 900 B. 909 C.998 b/ Số liền sau của 390 là: A.391 B. 389 C. 400 Câu 5:
  10. a/ Hình bên có mấy góc vuông? A. 1 B. 2 C. 3 b/ Hình bên có mấy góc không vuông? A. 3 B. 1 C. 2 Câu 6: Đúng ghi (Đ), sai ghi (S) vào ô 36 : 4 x 5 = 45 12 x 4 : 2 = 24 Câu 7: Tính: 84 4 185 962 123 + - x . 540 482 3 . . . Câu 8: Anh có 25 viên bi, em có gấp đôi số viên bi của anh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu viên bi ? Bài giải Câu 9: Cho các chữ số 5 ; 7 ; 8. Hãy viết số lớn nhất có ba chữ số từ các chữ số đã cho. HẾT