Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 6 (Cấp huyện, Cấp THCS) - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Hưng Hà (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 6 (Cấp huyện, Cấp THCS) - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Hưng Hà (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_cap_huyen_cap_th.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 6 (Cấp huyện, Cấp THCS) - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Hưng Hà (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI HƯNG HÀ Cấp huyện, cấp THCS năm học 2019-2020 Môn kiểm tra: Ngữ Văn 6 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề này gồm 01 trang) PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (8,0 điểm) Khi vào lăng viếng Bác Hồ kính yêu, nhà thơ Hải Như đã xúc động viết: Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa Trăng ơi trăng hãy yên lặng cúi đầu Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ. (Trích "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!) 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? 2 Cách diễn đạt về trăng trong đoạn thơ gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? 3. Ba từ "ngủ" trong câu 3, 4 giống và khác nhau như thế nào? 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10- 12 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (12,0 điểm) Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành. Có đứa con thông minh, tài giỏi là niềm hạnh phúc của mẹ cha. Tự hào về con của mình được vua phong làm trạng nguyên, người cha đã kể cho mọi người nghe câu chuyện về đứa con trai yêu dấu của mình. Em hãy thay lời người cha kể lại câu chuyện trên. HẾT
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN HƯNG HÀ Năm học 2019-2020 Môn kiểm tra: Ngữ văn 6 Câu Nội dung Điểm Câu 1 8,0điểm 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: Biểu cảm. 0,5điểm 2. Cách diễn đạt về trăng của nhà thơ Hải Như gợi cho em 1,0điểm nhiều cảm xúc và suy nghĩ về Bác Hồ kính yêu - Trăng là người bạn thủy chung của Bác. Giờ đây trăng vẫn là người bạn đang cùng chúng ta vào lăng viếng Người. Nghệ thuật nhân hóa diễn tả rõ ý ngày. - Trăng là người bạn thơ của Bác trong mọi hoàn cảnh. Qua trăng ta thấy con người thi sĩ của Bác Hồ. 3. Điểm giống nhau và khác nhau của ba từ "ngủ" trong câu 1,5điểm thơ 3 và 4 * Giống nhau: Cả ba từ "ngủ" đều xuất phát từ nghĩa chính: diễn tả 0,5điểm trạng thái nghĩ ngợi của con người trong một ngày. * Khác nhau: - Ngủ (1) ở câu 3 là nghĩa chính - suốt cuộc đời hoạt động cách 1,0điểm mạng của mình đã có biết bao đêm Bác không ngủ. Ý thơ ca ngợi tấm lòng của Bác lúc nào cũng lo lắng vì dân, vì nước, - Ngủ (2) và ngủ (3) câu 4 mang nghĩa chuyển, là cách nói giảm đau thương khi nói về việc Bác mất. - Ngủ (2) là động từ - Ngủ (3) là danh từ (trong giấc ngủ) - Cả hai câu thơ đều nói lên tình cảm của toàn dân đối với Bác và ca ngợi Bác. Bác sống mãi trong lòng mọi người dân. 4. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ 5,0điểm * Về hình thức 1,0điểm - Viết dưới hình thức một đoạn văn từ 10-12 câu - Các câu trong đoạn đảm bảo tính logic
- Câu Nội dung Điểm - Lơi văn giàu cảm xúc, hành văn lưu loát, trôi chảy. - Chữ viết rõ ràng, đễ đọc. * Về nội dung 3,0điểm Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần làm rõ một số nội dung sau: - Giới thiệu đoạn thơ cảm nhận: Bác Hồ - Người cha già kính yêu, 0,5điểm vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộ. Người luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà văn, nhà thơ. Khi vào lăng viếng Bác kính yêu nhà thơ Hải Như rất xúc động nhắn nhủ mọi người. - Cảm nhận giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. + Tác giả nhắn nhủ với mọi người khi vào viếng Bác "hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa" vì Bác đang chợp mắt phía kia. + Tác giả thì thầm gọi trăng: Nghệ thuật nhân hóa biến trăng thành người bạn thủy chung suốt chặng đường dài bất tử của Người. + Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Bác chưa bao giờ ngủ yên vì lo cho dân cho nước. + Ba từ "ngủ" với ba sắc thái khác nhau. Từ "ngủ" trong câu 3 ca ngợi sự hy sinh của Bác. Hai từ "ngủ" câu 4 thể hiện tấm lòng của toàn dân với Bác và ca ngợi sự bất tử của Người. - Nêu nhận thức của bản thân về việc học tập - noi gương Bác 0,5điểm Câu 2 Học sinh nhập vai người cha trong truyện "Em bé thông minh" kể lại truyện 1. Về hình thức - Học sinh viết thành bài văn có bố cục hoàn chỉnh. - Trình bày khoa học hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn tự sự 2điểm hoặc theo mạch kể của câu chuyện. - Bộc lộ được thái độ, cảm xúc của các nhân vật trong truyện, xen thêm lời thoại của các nhân vật cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. - Chữ viết rõ ràng, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả. - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất lời người cha trong câu chuyện. - Biết kết hợp với yếu tố miêu tả - biểu cảm. 2. Về nội dung : Cần kể theo thứ tự sau:
- Câu Nội dung Điểm a) Mở bài: Người cha giới thiệu về minh và tình huống kể. 1 điểm b) Thân bài: Người cha lần lượt kể lại diễn biến câu chuyện - Em bé giải câu đố của viên quan - Em bé giải câu đố lần thứ nhất của vua. - Em bé giải câu đố lần thứ hai của vua. - Em bé giải câu đố của sứ thần nước láng giềng. - Em bé được vua phong làm trạng nguyên (Học sinh có thể thay đổi thứ tự kể chuyện linh hoạt hợp lí, thêm bớt lời kể nhưng không xa văn bản hoặc thay đổi nội dung chính và nhân vật trong chuyện. c) Cảm nghĩ của người cha. 1điểm 3. Sáng tạo Bài viết có cách kể linh hoạt, đã biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự phù hợp, sáng tạo trong lời kể nhưng hợp lí - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, dùng từ). * Lưu ý: Các thầy cô chấm cần vận dụng biểu điểm một cách linh hoạt, đảm bảo tính công bằng, khách quan, trân trọng người dạy và người học.