Đề thi giữa học kì I Sinh học Lớp 6 - Đề 605+606 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

doc 4 trang thuongdo99 1990
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì I Sinh học Lớp 6 - Đề 605+606 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_6_de_605606_nam_hoc_2020_2.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kì I Sinh học Lớp 6 - Đề 605+606 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I SINH HỌC 6 TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA Ngày kiểm tra: 11/11/2020 ĐỀ SỐ 605 Năm học: 2020 - 2021 (Bài thi gồm có 2 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: Lớp: I. Trắc nghiệm (5 điểm) Tô vào phiếu trắc nghiệm 1 ô tròn tương ứng với 1 chữ cái trước phương án trả lời đúng: Câu 1: Trong số các cây sau, có bao nhiêu cây có rễ cọc? Bưởi, Phượng, Dừa, Ngô, Rau cải A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 2: Trong cấu tạo của rễ, miền sinh trưởng đảm nhiệm chức năng gì? A. Làm cho rễ dài ra. B. Che chở cho đầu rễ. C. Hấp thụ nước và muối khoáng. D. Dẫn truyền. Câu 3: Cây nào có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân nhanh nhất? A. Mồng tơi. B. Bàng. C. Phượng. D. Bưởi. Câu 4: Để cho năng suất cao, chúng ta nên trồng cây cà chua ở loại đất nào? A. Đất đỏ bazan. B. Đất phù sa. C. Đất pha cát. D. Đất đá ong. Câu 5: Cây nào có rễ chùm? A. Cây bưởi. B. Rau cải. C. Cây cam. D. Hành hoa. Câu 6: Cây nào không có rễ thở? A. Bần. B. Bụt mọc. C. Phượng. D. Mắm. Câu 7: Khi trồng cây lấy sợi, để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, cây mọc cao và cho sợi tốt người ta thường làm gì? A. Cắt bỏ hết hoa. B. Cắt bỏ hết lá. C. Bấm ngọn cho cây. D. Tỉa cành xấu, cành bị sâu. Câu 8: Trong quá trình phân chia tế bào, bộ phận nào của tế bào được phân chia đầu tiên? A. Không bào. B. Chất tế bào. C. Nhân. D. Màng sinh chất. Câu 9: Lông hút ở rễ có chức năng gì? A. Tăng trưởng về chiều dài. B. Hút nước và muối khoáng. C. Vận chuyển các chất lên thân. D. Hô hấp. Câu 10: Cây hồ tiêu có rễ biến dạng thuộc loại rễ nào? A. Rễ củ. B. Rễ móc. C. Rễ thở. D. Giác mút. Câu 11: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật? A. Giúp cây chống được hạn hán. B. Giúp cây chống được các sâu bệnh. C. Giúp cây thích nghi với môi trường. D. Giúp cây sinh trưởng và phát triển. Câu 12: Nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định được gọi là A. hệ cơ quan. B. bào quan C. cơ thể. D. mô. Câu 13: Ở tế bào thực vật, thành phần nào nằm giữa vách tế bào và chất tế bào? A. Màng sinh chất. B. Nhân.
  2. C. Không bào. D. Lục lạp. Câu 14: Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, ta đặt mắt vào bộ phận nào của kính? A. Vật kính. B. Chân kính. C. Thị kính. D. Bàn kính. Câu 15: Tế bào ở giai đoạn nào có khả năng phân chia? A. Tế bào trưởng thành. B. Tế bào mới sinh. C. Tế bào chết. D. Tế bào mới sinh và tế bào trưởng thành. Câu 16: Nhóm nào gồm hai loài thực vật có cùng dạng rễ? A. Bèo tây và rau cải. B. Rau cải và tỏi. C. Cam và rau cải. D. Cam và bèo tây. Câu 17: Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của tế bào đã quyết định điều đó? A. Màng sinh chất. B. Nhân. C. Vách tế bào. D. Không bào. Câu 18: Trong cấu tạo của kính hiển vi, bộ phận nào để tập trung ánh sáng vào vật mẫu? A. Vật kính. B. Gương phản chiếu. C. Bàn kính. D. Thị kính. Câu 19: Hiện tượng nào không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật? A. Sự hút nước và muối khoáng của rễ. B. Sự gia tăng diện tích bề mặt của lá. C. Sự tăng dần kích thước của một củ cà rốt. D. Sự vươn cao của thân cây tre. Câu 20: Ở những bộ phận sinh dưỡng của cây, sau khi phân chia thì từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 8 B. 2 C. 1 D. 4 II. Tự luận (5 điểm) Câu 21 (2,0 điểm): Nêu thành phần chủ yếu của tế bào thực vật? Câu 22 (2,0 điểm): Nhà bạn An bán hoa tươi, bạn An nói những cây hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa huệ, chỉ có hoa, không có quả và hạt. Vậy bạn An nói có đúng không? Em hãy giải thích tại sao? Lấy ví dụ tên 1 loại cây thuộc nhóm thực vật có hoa và 1 loại cây thuộc nhóm thực vật không có hoa. Câu 23 (1,0 điểm): Dựa vào kiến thức đã học, em hãy đưa ra giai đoạn thu hoạch củ cải đạt năng suất cao nhất. Giải thích? Hết (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề)
  3. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I SINH HỌC 6 TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA Ngày kiểm tra: 11/11/2020 ĐỀ SỐ 606 Năm học: 2020 - 2021 (Bài thi gồm có 2 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: Lớp: I. Trắc nghiệm (5 điểm) Tô vào phiếu trắc nghiệm 1 ô tròn tương ứng với 1 chữ cái trước phương án trả lời đúng: Câu 1: Trong cấu tạo của rễ, miền sinh trưởng đảm nhiệm chức năng gì? A. Hấp thụ nước và muối khoáng. B. Dẫn truyền. C. Che chở cho đầu rễ. D. Làm cho rễ dài ra. Câu 2: Nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định được gọi là A. mô. B. bào quan C. hệ cơ quan. D. cơ thể. Câu 3: Trong số các cây sau, có bao nhiêu cây có rễ cọc? Bưởi, Phượng, Dừa, Ngô, Rau cải A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Cây nào có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân nhanh nhất? A. Bàng. B. Mồng tơi. C. Bưởi. D. Phượng. Câu 5: Hiện tượng nào không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật? A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của lá. B. Sự hút nước và muối khoáng của rễ. C. Sự tăng dần kích thước của một củ cà rốt. D. Sự vươn cao của thân cây tre. Câu 6: Tế bào ở giai đoạn nào có khả năng phân chia? A. Tế bào chết. B. Tế bào mới sinh. C. Tế bào mới sinh và tế bào trưởng thành. D. Tế bào trưởng thành. Câu 7: Khi trồng cây lấy sợi, để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, cây mọc cao và cho sợi tốt người ta thường làm gì? A. Bấm ngọn cho cây. B. Cắt bỏ hết hoa. C. Tỉa cành xấu, cành bị sâu. D. Cắt bỏ hết lá. Câu 8: Lông hút ở rễ có chức năng gì? A. Tăng trưởng về chiều dài. B. Hút nước và muối khoáng. C. Hô hấp. D. Vận chuyển các chất lên thân. Câu 9: Trong cấu tạo của kính hiển vi, bộ phận nào để tập trung ánh sáng vào vật mẫu? A. Thị kính. B. Bàn kính. C. Gương phản chiếu. D. Vật kính. Câu 10: Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của tế bào đã quyết định điều đó? A. Nhân. B. Màng sinh chất.
  4. C. Không bào. D. Vách tế bào. Câu 11: Trong quá trình phân chia tế bào, bộ phận nào của tế bào được phân chia đầu tiên? A. Nhân. B. Chất tế bào. C. Không bào. D. Màng sinh chất. Câu 12: Để cho năng suất cao, chúng ta nên trồng cây cà chua ở loại đất nào? A. Đất phù sa. B. Đất đá ong. C. Đất pha cát. D. Đất đỏ bazan. Câu 13: Ở những bộ phận sinh dưỡng của cây, sau khi phân chia thì từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 1 B. 4 C. 2 D. 8 Câu 14: Nhóm nào gồm hai loài thực vật có cùng dạng rễ? A. Bèo tây và rau cải. B. Rau cải và tỏi. C. Cam và rau cải. D. Cam và bèo tây. Câu 15: Cây nào không có rễ thở? A. Bụt mọc. B. Phượng. C. Bần. D. Mắm. Câu 16: Ở tế bào thực vật, thành phần nào nằm giữa vách tế bào và chất tế bào? A. Màng sinh chất. B. Lục lạp. C. Không bào. D. Nhân. Câu 17: Cây nào có rễ chùm? A. Cây cam. B. Cây bưởi. C. Rau cải. D. Hành hoa. Câu 18: Cây hồ tiêu có rễ biến dạng thuộc loại rễ nào? A. Rễ củ. B. Rễ móc. C. Rễ thở. D. Giác mút. Câu 19: Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, ta đặt mắt vào bộ phận nào của kính? A. Thị kính. B. Bàn kính. C. Vật kính. D. Chân kính. Câu 20: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật? A. Giúp cây chống được hạn hán. B. Giúp cây thích nghi với môi trường. C. Giúp cây chống được các sâu bệnh. D. Giúp cây sinh trưởng và phát triển II. Tự luận (5 điểm) Câu 21 (2,0 điểm): Nêu thành phần chủ yếu của tế bào thực vật? Câu 22 (2,0 điểm): Nhà bạn An bán hoa tươi, bạn An nói những cây hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa huệ, chỉ có hoa, không có quả và hạt. Vậy bạn An nói có đúng không? Em hãy giải thích tại sao? Lấy ví dụ tên 1 loại cây thuộc nhóm thực vật có hoa và 1 loại cây thuộc nhóm thực vật không có hoa. Câu 23 (1,0 điểm): Dựa vào kiến thức đã học, em hãy đưa ra giai đoạn thu hoạch củ cải đạt năng suất cao nhất. Giải thích? Hết (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề)