Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 145 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

docx 5 trang thuongdo99 2880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 145 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_8_ma_de_145_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 145 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN Môn thi: . www.testpro.com.vn Lớp: Thời gian: Ngày thi: Đề thi môn công dân 8 (40) (Mã đề 145) Câu 1 : Thế nào là giữ chữ tín? A. Biết trọng lời hứa và tin tưởng lẫn nhau. B. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người với mình. C. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. D. Biết tin tưởng nhau và làm tròn trách nhiệm. Câu 2 : Câu nào sau đây thể hiện sự liêm khiết? A. Làm giàu chính đáng. B. Lạm dụng chức quyền. C. Tham ô tài sản. D. Nhận hối lộ. Câu 3 : Biểu hiện của tình bạn không phải là lệch lạc, tiêu cực? A Thường xuyên tụ tập chơi bời, quậy phá. . B Chơi với bạn vì muốn lợi dụng bạn. . C Nói xấu, gán ghép, trêu chọc bạn. . D Cùng nhau làm việc tốt. . Câu 4 : Hành vi nào sau đây tôn trọng lẽ phải? 1
  2. A Đi học theo ý muốn. . B Coi thường Luật Giao thông đường bộ. . C Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường như trồng cây gây rừng, tiết kiệm điện . nước, vứt rác đúng nơi quy định. D Nói chuyện, cười đùa vô duyên ở những nơi công cộng. . Câu 5 : Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây về tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội? A. Tham gia hoạt động chính trị - xã hội để góp phần vào công việc chung. B. Tham gia hoạt động chính trị - xã hội là cơ hội để mỗi cá nhân thể hiện sự nổi bật của mình. C. Tham gia hoạt động chính trị - xã hội là cơ hội phát triển khả năng của bản thân. D. Tham gia hoạt động chính tị - xã hội là điều kiện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Câu 6 : Hành vi nào dưới đây là vi phạm kỉ luật? A. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. B. Đốt rừng làm nương, rẫy. C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền. D. Đi học muộn trốn tiết. Câu 7 : Em không tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Học sinh không cần phải rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo vì nhiệm vụ chính của học sinh là học tập. B. Lao động tự giác và sáng tạo giúp nâng cao năng suất, chất lượng công việc. C. Lao động tự giác và sáng tạo giúp mỗi người tự hoàn thiện phẩm chất, năng lực của bản thân. D. Sự sáng tạo trong lao động thể hiện ở việc luôn nghĩ ra cách làm khác với moi người. Câu 8 : Đặc điểm của tình bạn không trong sáng, lành mạnh? A. Phù hợp với nhau về quan niệm sống, đồng cảm. B. Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. C. Chân thành, tin cậy, có trách nhiệm. D. Bao che cho nhau trong mọi trường hợp. Câu 9 : Câu nào không phải là ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật? 2
  3. A Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hành động. . B Bảo vệ quyền lợi của mọi người. . C Tìm hiểu và nắm vững nội qui của nhà trường, địa phương. . D Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung. . Câu 10 : Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tôn trọng học hỏi các dân tộc khác? A. Phải tiếp thu một cách chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống dân tộc khi học hỏi các dân tộc khác. B. Dùng xen lẫn tiếng nước ngoài với tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày là biểu hiện của sự học hỏi nền văn hóa các dân tộc khác. C. Học sinh chỉ cần tìm hiểu văn hóa dân tộc mình để giữ gìn bản sắc. D. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là công việc của những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Câu 11 : Hành vi nào dưới đây là đúng về pháp luật và kỉ luật? A. Nội quy của nhà trường, quy định của cơ quan cũng là pháp luật vì mọi người đều phải tuân theo. B. Pháp luật chỉ cần thiết với những người không có tính kỉ luật. C. Kỉ luật của tập thể phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước. D. Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong cũng có thể coi là pháp luật vì Đội là một tổ chức chính trị của tuổi thiếu niên. Câu 12 : Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải? A. Công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn. B. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi bản thân theo hướng tích cực. C. Không chấp nhận và không làm những việc sai trái. D. Là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi bản thân theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những việc sai trái. Câu 13 : Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống để thành một câu hoàn chỉnh về vai trò của pháp luật và kỉ luật: “Những qui định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một . chung để rèn luyện và thông nhất hoạt động”. A. Yêu cầu. B. Mục đích. C. Phương hướng. D. Chuẩn mực. Câu 14 : Biểu hiện nào sau đây là giữ chữ tín? A. Nói một đằng làm một nẻo. B. Mai hẹn Lan đi xem phim. Nhưng đến ngày hôm đấy, Mai ngủ 3
  4. quên không đi xem phim để Lan chờ rất lâu. C. Cô giáo hứa với học sinh: “Ai mà có tiến bộ trong tuần này thì sẽ có thưởng”. Cả lớp đồng ý cho Lan là người tiến bộ và cô thưởng cho Lan một phần thưởng đáng giá. D. Công ty A kí kết hợp đồng với công ty B. Sau khi nhận tiền công ty B bỏ trốn, không hoàn thành điều khoản trong hợp đồng. Câu 15 : Biểu hiện nào là không giữ chữ tín? A Hoàn thành tốt công việc được giao. . B Cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình. . C Luôn đúng hẹn với mọi người. . D Chỉ giữ lời hứa với người quen, người thân. . Câu 16 : Câu thành ngữ nào dưới đây có liên quan đế việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Tương kế tựu kế. B. Tương thân tương ái. C. Phú quý sinh lễ nghĩa. D. Ăn cơm nhà nọ, kháo cà nhà kia. Câu 17 : Ý nào sau đây thể hiện tôn trọng người khác? A. Giúp đỡ bạn bè. B. Châm chọc người bị dị tật. C. Hút thuốc nơi công cộng. D. Vô lễ với giáo viên, người lớn. Câu 18 : Pháp luật là gì? A. Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp thuyết phục. B. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. C. Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp giáo dục. D. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục. Câu 19 : Hành vi nào sau đây biểu hiện giữ chữ tín? A. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho cá nhân. 4
  5. B. Đỗ lỗi cho người khác. C. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật. D. Thực hiện đúng kí kết hợp đồng. Câu 20 : Em tán thành với ý kiến dưới đây về tự lập? A. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập. B. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng. C. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững. D. Thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân. Hết 5