Đề thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Song Ngữ (Có đáp án)

docx 3 trang Đăng Bình 06/12/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Song Ngữ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_nam_hoc_2013_20.docx

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Song Ngữ (Có đáp án)

  1. Sở Giáo Dục và Đào Tạo Trường THPT Song Ngữ ĐỀ THI HKI NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN: GDCD Lớp: 10 Câu 1: Thế nào là sự thống nhất giữa các mặt đối lập? Cho 2 VD? (3đ) Câu 2: Giải thích quan điểm: thực tiễn là cơ sở của nhận thức? Cho VD? (3đ) Câu 3: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử? (3đ) Em mong ước sống trong một gia đình, xã hội như thế nào? (1đ) Hết
  2. Sở Giáo Dục và Đào Tạo Trường THPT Song Ngữ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HKI NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN: GDCD Lớp: 10 Câu 1: (3đ) - Thống nhất giữa các mặt đối lập là 2 mặt đối lập liên hệ hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. (1đ) - Ví dụ: Cây nở hoa, hoa tàn. Trong kinh tế: ngưởi sản xuất >< người tiêu dung. (2đ) Câu 2: (3đ) - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức vì: Mỗi người, mỗi thế hệ không chỉ có những nhận thức do thực tiễn và kinh nghiệm trực tiếp đem lại mà còng kế thừa, tiếp thu những tri thức các thế hệ trước, của người khác đem lại. Mọi sự hiểu biết của con người đều trược tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng. Vd: Người nông dân dựa vào thời tiết để trồng trọt cây cối đúng mùa vụ. Các nhà khoa học tính toán được lịch, thời gian quay của mặt trời, mặt trăng. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.
  3. Vd: Khi biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, bàn tay con người trở nên khéo léo hơn, tư duy phát triển hơn. Câu 3:  Nói con người là chủ thể của lịch sử vì: a. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình. (1đ) Loài người hình than khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động. Nhờ đó, con người tự tách mình ra khỏi thế giới động vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội bắt đầu. b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. (1đ) - Để tồn tại, phát triển con người cần có cái ăn, cái mặc, nhà ở và các phương tiện sinh hoạt khác. Do đó, con người lao động tạo ra của cải, vật chất để nuôi sống xã hội. - Con người không ngừng sản xuất, sáng tạo, tạo ra của cải vật chất, đảm bảo sự tồn tại xã hội, thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội. - Đời sống sinh hoạt hàng ngày và kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, đấu tranh là đề tài vô tận cho con người sáng tác nghệ thuật, các công trình khoa học ra đời. c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. (1đ) - Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. - Các cuộc cách mạng xã hội đã thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, phương thức sản xuất mới xuất hiện thúc đẩy mọi mặt của đời sống xã hội phát triển.  Em muốn sống trong một gia đình ( HS tự làm theo ý hiểu) (1đ)