Đề thi học kì II Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

docx 7 trang thuongdo99 2980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_dia_li_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.docx

Nội dung text: Đề thi học kì II Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

  1. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀTHI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: ĐỊA LÝ 9 NĂM HỌC 2018- 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: / 4/ 2019 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về: + Đặc điểm của các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, GTVT, thương mại, và đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế- xã hội của các vùng kinh tế Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa lý tỉnh- thành phố, phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo. + Hiểu và vận dụng được kiến thức phân tích được cơ cấu của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện,vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm, kĩ năng xác định và trả lời đúng câu hỏi. - Rèn kĩ năng xác định, khai thác thông tin trên bảng số liệu. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học - Rèn luyện tính kỉ luật của học sinh khi trong kiểm tra II. MA TRẬN
  2. Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL Vận dụng VD cao CÁC VÙNG - Biết được các đặc Hiểu vai trò của các Vận dụng kiến thức khai KINH TẾ điểm về tự nhiên, trung tâm kinh tế của thác bản đồ xác định được dân cư, các ngành vùng các vườn quốc gia ở vùng kinh tế, các trung đồng bằng sông Cửu Long tâm kinh tế của các vùng Số câu 6 2 8 1 17 Số điểm 1,5 0,5 2,0 1,0 5,0 - Biết được những Hiểu vai trò quan KINH TẾ BIỂN đặc điểm về các yếu trọng cuả việc phát ĐẢO tố tự nhiên, xã hội, triển tổng hợp các dân cư, sự phát triển ngành KT của các và phân bố của các vùng kinh tế và của ngành kinh tế biển biển đảo cũng như việc bảo vệ môi trường biển Số câu 2 2 2 6 Số điểm 0,5 0,5 1,25 2,25 ĐỊA LÝ - Biết được những Hiểu rõ đặc điểm dân Vận dụng kiến thức thực tế đặc điểm tự nhiên, cư, các ngành kinh tế giải thích về các làng nghề HÀ NỘI xã hội, dân cư, phân vủa Hà Nội bố và phát triển của các ngành kinh tế Số câu 4 3 1 8 Số điểm 1,0 0,75 1,0 2,75 Tổng số câu 16 13 2 31 Tổng số điểm 4,0đ 4,0đ 2,0đ 10đ Tỷ lệ 40% 40% 20% 100%
  3. PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Thời gian làm bài: 45 phút Năm học: 2018 - 2019 Ngày KT: / 4/ 2019 MÃ ĐỀ: 101- HK A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm Tô chì vào ô chữ cái có đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm( 0,25 điểm/ câu) Câu 1: Đông Nam Bộ có diện tích khoảng: A. 26.660 km2 B. 25.550 km2 C. 24.550km2 D. 23.550km2 Câu 2: Đông Nam Bộ là vùng: A. kinh tế còn chậm phát triển. B. kinh tế phát triển năng động C. chủ yếu phát triển kinh tế trên đất liền D. chủ yếu phát triển kinh tế trên biển Câu 3: Con sông nào sau đây nằm ở vùng Đông Nam Bộ? A. Sông Tiền giang B. Sông Hậu Giang C. Sông Đồng Nai D. Sông Thu Bồn Câu 4: Cây cao su của vùng Đông Nam Bộ được trồng nhiều ở: A. Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu B. Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu C. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai D. Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu Câu 5: Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng kinh tế nào? A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ Câu 6: Ý kiến thức nào đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng khác trong cả nước B. Là địa bàn còn hạn chế trong việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài C. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. D. Nông- Lâm- Ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của vùng. Câu 7: 50% giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ tập trung ở: A. Đồng Nai. B. Bình Dương C. Thành phố Hồ Chí Minh D. Bà Rịa- Vũng Tàu Câu 8: Vùng kinh tế nào sau đây dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất- nhập khẩu? A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Hồng C. Tây Nguyên D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 9: Đơn vị hành chính nào sau đây nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? A. Bắc Ninh B. Tây Ninh C. Quảng Ninh D. Trà Vinh Câu 10: Đặc điểm nào sau đây đúng với vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Là một bộ phận của Châu thổ sông Mê Công B. Giáp vịnh Thái Lan ở phía đông
  4. C. Giáp Campuchia ở phía tây D. Có hệ thống đê sông, biển xây dựng lâu đời. Câu 11: Trung tâm kinh tế nào thuộc về vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Buôn Mê Thuột B. Bà Rịa- Vũng Tàu C. TP. Hồ Chí Minh D. Cần Thơ Câu 12: Ý kiến thức nào sau đây đúng với vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta. B. Là vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất nước ta C. Là vùng dân cư có trình độ dân trí cao nhất cả nước D. Là vùng có ngành dịch vụ phát triển nhất nước ta. Câu 13: Vùng đồng bằng sông Cửu Long có số dân đông chỉ đứng sau vùng: A. Tây Nguyên B. Đồng bằng sông Hồng C. Đông Nam Bộ D. Trung du miền núi Bắc Bộ Câu 14: Thành phần dân cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ngoài người Kinh có thêm: A. Khơ me, Hoa, Mông B. Chăm, Hoa, Thái C. Khơ me, Chăm, Hoa D. Hoa, Thái, Ê đê Câu 15: Sản lượng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm sản lượng lúa của cả nước? A. Trên 80% B. Trên 70% C. Trên 60% D. Trên 50% Câu 16: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là vùng kinh tế nào? A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Đồng bằng sông Hồng C. Tây Nguyên D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 17: Nước ta có đường bờ biển dài bao nhiêu km?: A. 3280 km B. 3270 km C. 3260 km D. 3250 km Câu 18: Vùng biển nước ta bao gồm: A. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế. B. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng thềm lục địa C. Vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa D. Vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Câu 19: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp giáp biển? A. 28 tỉnh, thành B. 38 tỉnh, thành C. 48 tỉnh, thành D. 58 tỉnh, thành Câu 20: Quần đảo nào sau đây thuộc tỉnh Khánh Hòa? A. Cô Tô B. Thổ Chu C. Hoàng Sa D. Trường Sa Câu 21: Các ngành kinh tế biển bao gồm có mấy ngành chính? A. 6 ngành B. 5 ngành C. 4 ngành D. 3 ngành Câu 22: Hà Nội tiếp giáp với mấy tỉnh, thành?
  5. A. 8 tỉnh, thành B. 7 tỉnh thành C. 6 tỉnh thành D. 5 tỉnh thành Câu 23: Tỉnh nào sau đây tiếp giáp với Hà Nội ở hai hướng tây và nam? A. Hòa Bình B. Bắc Ninh C. Thái Nguyên D. Vĩnh Phúc Câu 24: Các loại đất chính ở Hà Nội gồm: A. đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất phèn, đất mặn B. đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu, đất đồi núi C. đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất mặn D. đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất mùn, đất feralit Câu 25: Vườn quốc gia nào sau đây nằm trên địa phận Hà Nội? A. Cúc Phương B. Tam Đảo C. Ba Vì D. Ba Bể Câu 26: Hiện nay Hà Nội có bao nhiêu đơn vị hành chính quận? A. 13 quận B. 12 quận C. 11 quận D. 10 quận Câu 27: Làng nghề nào sau đây ở Hà Nội có nghề làm vàng quỳ nổi tiếng? A. Kiêu Kỵ B. Bát Tràng C. Vạn Phúc D. Vân Hà Câu 28: Dân tộc nào sau đây không phân bố ở Hà Nội? A. Hoa B. Dao C. Tày D. Nùng B. TỰ LUẬN : 3 điểm Câu 1 : 1 điểm Dựa vào Át Lát địa lý Việt Nam trang 8( Đất, thực vật và động vật) hãy xác định các vườn quốc gia ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ? Câu 2 : 1,0 điểm Tại sao Hà Nội lại được gọi là “ vùng đất tram nghề”? Câu 3: 1,0 điểm Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
  6. PHÒNG GD& ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: ĐỊA LÝ 9 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: / 4/ 2019 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÃ ĐỀ: 101- HK CHỦ ĐỀ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm:( 7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 ĐA D B C C D A C Câu 8 9 10 11 12 13 14 ĐA A B A D A B C Câu 15 16 17 18 19 20 21 0,25đ/ câu ĐA D A C C A D C Câu 22 23 24 25 26 27 28 ĐA A A B C D A A II. TỰ LUẬN (3.0 điểm) CÂU 1 Xác định được đầy đủ tên các vườn quốc gia ở vùng đồng bằng ( 1 đ) sông Cửu Long: Tràm Chim, U Minh Thượng, Phú Quốc, Cà 1,0 Mau, Côn Đảo Câu 2 - Hà Nội nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống: làng gốm 0,75 ( 1,0 đ) Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng vàng quỳ Kiêu Kị, làng mộc chạm Vân Hà, làng lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, làng tiện gỗ Nhị Khê, làng hoa Tây Tựu, làng hoa Ngọc Hà, làng quất Tứ Liên, làng đào Nhật Tân - Hà Nội có nhiều món ăn đặc sản: chả cá Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì, giò chả Ước Lễ, bánh dày Quán Gánh 0,25 Câu 3 Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng hải 1,0 ( 1,0đ) sản, khai thác khoáng sản biển, du lịch biển đảo, giao thông vận tải biển. Chỉ có phát triển đầy đủ các ngành kinh tế biển mới đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường biển. Môi trường biển là không thể chia cắt được vì vậy một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho các vùng biển đảo khác. Môi trường đảo, do biệt lập và có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm với sự tác động của con người do vậy sự tác động tiêu cực của con
  7. người cũng có thể biến môi trường đảo thành nơi con người không thể cư trú được. Tạo ra cơ cấu kinh tế biển đa dạng giải quyết được việc làm rộng rãi và cải thiện được đời sống của nhân dân Tổng 10 điểm BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ LÝ THỊ NHƯ HOA ĐỖ THÚY GIANG VŨ THỊ KIM CHÚC