Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

docx 3 trang thuongdo99 3800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_2018_2019_t.docx

Nội dung text: Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2018 - 2019 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ĐỀ 1 Thời gian: 45 phút MÃ ĐỀ 4 Ngày 18.4.2019 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): (Ghi lại chữ cái trước một câu trả lời đúng nhất vào bài làm) Câu 1: Bản hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta ra đời năm bao nhiêu? A. 1948. B. 1946. C. 1947. D. 1945. Câu 2: Theo em tác hại nào của tệ nạn xã hội dưới đây là tác hại đối với xã hội? A. Thiệt hại kinh tế gia đình. B. Gây mất trật tự an ninh xã hội. C. Ảnh hưởng tới sức khỏe. D. Gia đình tan vỡ. Câu 3: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào dưới đây? A. Tàng trữ chất ma túy. B. Các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS. C. Tiêm chích ma túy. D. Gần gũi và giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng. Câu 4: Công dân không có quyền sở hữu những tài nào sau đây? A. Các bảo vật có giá trị văn hóa - lịch sử được phát hiện tình cờ. B. Của cải để dành. C. Tư liệu sinh hoạt. D. Vốn trong doanh nghiệp mà mình tham gia. Câu 5: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do ai ban hành? A. Công dân. B. Cán bộ. C. Các thành viên của một tổ chức nào đó. D. Nhà nước. Câu 6: Các quy định của pháp luật được áp dụng đối với ai? A. Tất cả cán bộ, công chức nhà nước. B. Tất cả các tổ chức, cá nhân. C. Tất cả các cơ quan nhà nước. D. Tất cả mọi người trong xã hội. Câu 7: Hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng tài sản của người khác? A. Mượn tài sản không trả đúng hạn. B. Nhặt được của rơi, chiếm giữ làm tài sản riêng. C. Khai thác, sử dụng tài sản đúng mục đích, đúng quy định theo hợp đồng thuê tài sản. D. Làm hỏng tài sản của người khác nhưng không sửa chữa, bồi thường. 1
  2. Câu 8: Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước thì họ có quyền? A. Tố cáo. B. Khiếu nại. C. Yêu cầu. D. Kiến nghị. Câu 9: Cách sử dụng quyền tự do ngôn luận nào dưới đây là sai? A. Tự do phát biểu ý kiến ở bất cứ nơi đâu, về bất cứ điều gì mình quan tâm. B. Gặp gỡ đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc cử tri phản ánh tình hình địa phương nơi cư trú. C. Trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp cơ sở, cơ quan, tổ dân phố nơi cư trú. D. Trực tiếp tham gia thảo luận các vấn đề của địa phương khi được hỏi ý kiến. Câu 10: Nội dung nào sau đây không thuộc về qui định của Hiến pháp? A. Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. C. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. D. Chế độ chính trị, chế độ kinh tế của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 11: Nội dung nào sau đây thuộc về qui định của Hiến pháp? A. Quản lí và sử dụng ngân sách nhà nước. B. Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo. C. Chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. D. Trình tự thủ tục đăng kí kinh doanh. Câu 12: Hành vi thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng? A. Lấy tiền nhà nước cho vay để lấy lãi cho mình. B. Trồng cây gây rừng. C. Không lãng phí điện nước. D. Tham gia lao động công ích. Câu 13: Viêc làm nào sau đây vi phạm pháp luật? A. Không giúp người cao tuổi lúc sang đường. B. Trả lại của rơi cho người mất. C. Cãi vã với anh chị em trong gia đình. D. Gây gổ đánh nhau với người trong xóm. Câu 14: Câu 1: Quyền tự do ngôn luận là của ai? A. Quyền của những người 18 tuổi trở lên. B. Quyền của cán bộ, công chức nhà nước. C. Quyền của cán bộ, phóng viên, biên tập viên các báo. D. Quyền của mọi công dân. 2
  3. Câu 15: Lựa chọn cụm từ cho trước điền vào chỗ trống sau: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có trong hệ thống pháp luật Việt Nam. A. hiệu lực pháp lí cao. B. hiệu lực pháp lí bắt buộc. C. hiệu lực pháp lí cao nhất. D. hiệu lực pháp lí. Câu 16: Từ khi đất nước ta thành lập đến nay có mấy bản Hiến pháp ra đời? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 17: Bản Hiến pháp hiện nay đang có hiệu lực là bản Hiến pháp năm nào? A. 2014. B. 2013. C. 2012. D. 2011. Câu 18: Theo em tác hại nào của tệ nạn xã hội dưới đây là tác hại đối với bản thân? A. Thiệt hại kinh tế gia đình. B. Gây mất trật tự an ninh xã hội. C. Ảnh hưởng tới sức khỏe. D. Xã hội rối ren. Câu 19: Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định.Thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? A. Tính cưỡng chế. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quy phạm phổ biến và tính xác định chặt chẽ. D. Tính xác định chặt chẽ. Câu 20: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp nào? A. Bắt buộc. B. Thuyết phục. C. Tuyên truyền, giáo dục. D. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (3 điểm): Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Liên hệ với bản thân? Câu 2 (2 điểm): Thái và Tú cùng học một lớp, do nghi ngờ Tú nói xấu mình nên Thái đã chửi và đánh Tú ngay trong lớp học làm cho Tú đã bị chảy máu đầu, trong khi đó các bạn ở lớp lại đứng reo hò cổ vũ. a. Nhận xét của em về hành vi của Thái và các bạn trong lớp Thái? b. Theo em, hành vi của Thái vi phạm những gì? c. Nếu em là bạn của Thái, khi chứng kiến cảnh đó em sẽ xử sự như thế nào? Chúc các em làm bài tốt! 3