Đề thi học kì II Sinh học Lớp 7 - Mã đề 705 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 1820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Sinh học Lớp 7 - Mã đề 705 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_7_ma_de_705_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II Sinh học Lớp 7 - Mã đề 705 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA MÔN SINH HỌC 7 MÃ ĐỀ 705 Ngày 19/6/2020 (Đề gồm có 02 trang) Năm học 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 45 phút Họ, tên học sinh: Lớp: I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Tô vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đặc điểm của kiểu bay lượn ở các loài chim là A. bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió. B. cánh đập liên tục. C. cánh đập chậm rãi rồi liên tục. D. bay chủ yếu dựa vào động tác đập cánh. Câu 2: Lông tơ ở chim bồ câu có đặc điểm gì? A. Thường có ở cánh và đuôi. B. Có các sợi lông mảnh mọc riêng lẻ. C. Có các sợi lông mảnh mọc thành chùm lông xốp. D. Có các sợi lông làm thành phiến mỏng. Câu 3: Chi sau của dơi ăn sâu bọ có đặc điểm gì? A. To và khỏe. B. Biến đổi thành cánh da. C. Nhỏ và yếu. D. Biến đổi thành vây. Câu 4: Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc điểm sinh sản của chim bồ câu? A. Đẻ trứng và nuôi con bằng sữa diều. B. Chim trống chưa có cơ quan giao phối. C. Thụ tinh trong. D. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Câu 5: Nhóm động vật thuộc bộ Thú ăn sâu bọ là A. chuột chù, chuột chũi. B. sóc, nhím. C. chuột đồng, chuột chũi. D. bò, trâu. Câu 6: Đại diện nào thuộc nhóm Chim bơi? A. Đà điểu. B. Chim cánh cụt. C. Gà. D. Công. Câu 7: Chi sau của chim bồ câu có đặc điểm A. gồm 2 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt. B. gồm 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt. C. gồm 3 ngón trước, 1 ngón sau, không có vuốt. D. gồm 2 ngón trước, 1 ngón sau, không có vuốt. Câu 8: Đặc điểm thân hình thoi ở chim bồ câu có ý nghĩa A. làm giảm sức cản của không khí khi bay. B. làm nhẹ cơ thể và giữ nhiệt. C. phát huy được tác dụng của giác quan. D. làm đầu chim nhẹ. Câu 9: Đặc điểm của nhóm Chim bay là gì? A. Thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển. B. Thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc. C. Đi lại vụng về trên cạn. D. Có thể thích nghi với lối sống đặc biệt như bơi lội, ăn thịt. Câu 10: Loài chim có kiểu bay vỗ cánh là A. chim ri. B. chim ưng. C. đại bàng. D. hải âu. Câu 11: Đặc điểm của nhóm Chim chạy là A. có lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước. B. bộ xương cánh dài, khỏe. C. chân ngắn, có 4 ngón, có màng bơi. D. cánh ngắn, yếu; chân cao, to và khỏe. Câu 12: Cho các đặc điểm sau: 1. Có tập tính đào hang và lẩn trốn kẻ thù 2. Kiếm ăn vào buổi chiều hoặc ban đêm 3. Kiếm ăn vào ban ngày 4. Thức ăn là cây cỏ và lá cây Trang 1/2 - Mã đề 705
  2. Những đặc điểm nói về đời sống của thỏ là A. 2, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 13: Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì? A. Làm cho cơ thể nhẹ. B. Làm cho đầu nhẹ. C. Giữ nhiệt. D. Làm cho cánh khi dang ra có diện tích rộng. Câu 14: Bộ răng của bộ Thú gặm nhấm có đặc điểm như thế nào? A. Có cả răng cửa, răng nanh, răng hàm. B. Chỉ có răng cửa và răng nanh. C. Chỉ có răng nanh và răng hàm. D. Chỉ có răng cửa và răng hàm. Câu 15: Phát biểu nào đúng khi nói về đặc điểm sinh sản của thỏ? A. Con đực chưa có cơ quan giao phối. B. Đẻ con và nuôi con bằng sữa. C. Thụ tinh ngoài. D. Đẻ trứng và nuôi con bằng sữa diều. Câu 16: Đặc điểm có ở kanguru là A. có mỏ giống mỏ vịt. B. sống vừa ở nước ngọt vừa ở cạn. C. con sơ sinh sống trong túi da ở bụng mẹ. D. chưa có vú . Câu 17: Ưu điểm của hiện tượng đẻ con có nhau thai so với đẻ trứng là A. con non mới sinh được bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều. B. phôi lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai. C. sự phát triển của phôi phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. D. phôi lấy chất dinh dưỡng từ noãn hoàng. Câu 18: Thú mỏ vịt đẻ trứng nhưng lại xếp vào lớp thú vì A. có lông mao và có tuyến sữa. B. là động vật biến nhiệt. C. vừa ở nước, vừa ở cạn. D. có lớp mỡ dưới da dày. Câu 19: Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc điểm đời sống của chim bồ câu? A. Thích nghi với đời sống bay. B. Có tập tính làm tổ. C. Là động vật biến nhiệt. D. Là động vật hằng nhiệt. Câu 20: Cho các đặc điểm sau: 1. Cơ thể có lông vũ bao phủ 2. Cơ thể có lông mao bao phủ 3. Cổ dài, khớp đầu với thân 4. Chi trước biến đổi thành cánh 5. Chi sau tiêu giảm Đặc điểm nói về cấu tạo ngoài của chim bồ câu là A. 2, 4, 5. B. 3, 4, 5. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 5. II. Tự luận (5 điểm) Câu 21 (3 điểm): Sự sinh sản hữu tính (thụ tinh, phát triển phôi) và tập tính chăm sóc con (bảo vệ trứng, nuôi con) ở các loài cá chép, thằn lằn bóng đuôi dài, thỏ được thể hiện như thế nào? Câu 22 (1 điểm): Dựa vào cây phát sinh giới động vật, hãy cho biết châu chấu có quan hệ họ hàng gần với nhện hơn hay với ếch đồng hơn? Câu 23 (1 điểm): Vì thú có những giá trị kinh tế quan trọng nên chúng đã bị săn bắt, buôn bán một cách bừa bãi làm cho số lượng thú trong tự nhiên đang bị giảm sút nghiêm trọng. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài thú? HẾT (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề) Trang 2/2 - Mã đề 705