Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Mã đề 132 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Mã đề 132 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_lich_su_ma_de_132_truong_thpt_t.doc
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Mã đề 132 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG ĐỀ THAM KHẢO LỊCH SỬ 12 NĂM TRƯỜNG THPT Thái Phiên HỌC 2020-2021 Mã đề thi: 132 Câu 1: Hoạt động nào không nằm trong chủ trương “vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cáchmạng Thanh niên ? A. Tuyên truyền vận động cách mạng cho giai cấp công nhân. B. Đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ lao động với công nhân để tự rèn luyện. C. Tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh. D. vận động thành lập một chính đảng cộng sản. Câu 2: Tháng 6/1950, ta chủ trương mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích cơ bản là gì? A. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung. B. Đánh bại quân Pháp, kết thúc cuộc kháng chiến. C. Đánh bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. D. Phá tan cuộc hành quân mùa đông của Pháp. Câu 3: “ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập ấy’. Đoạn tư liệu trên được trích trong văn kiện nào ? A. Tuyên ngôn độc lập. B. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi. C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến Câu 4: Một trong những lí do khiến Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) có tầm quan trong đặc biệt đối với cách mạng tháng Tam năm 1945? A. Xây dựng khối đoàn kết toàn dân. B. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Xác định đúng kẻ thù của dân tộc. Câu 5: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Chính phủ đã thực hiện biện pháp có tính lâu dài để giải quyết nạn đói là: A. phát động phong trào “ Nhường cơm sẻ áo”, “ Hũ gạo cứu đói” B. kêu gọi “ Tăng gia sản xuất ! Tăng gia sản xuất ngay ! Tăng gia sản xuất nữa !” C. nghiêm trị những người đầu cơ, tích trữ gạo, kêu gọi nhường cơm se áo. D. quyên góp, điều hoà gạo giữa các địa phương trong cả nước. Câu 6: Trận đọ sức giữa bộ đội chủ lực của ta và quân viễn chinh Mĩ ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) đã chứng tỏ điều gì? A. Quân ta đã đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ B. Bộ đội chủ lực của ta đủ khả năng đánh bại quân viễn chinh Mĩ C. Quân ta đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ D. Cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới Câu 7: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975) kết thúc với thắng lợi của chiến dịch nào sau đây? A. Chiến dịch Biên giới. B. Chiến dịch Việt Bắc. C. Chiến dịch Hồ Chí Minh. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trang 1/7 - Mã đề thi 132
- Câu 8: Từ ngày 14-8-1945, ở nhiều địa phương, đã phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền dựa trên tình hình thực tế và A. Chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh B. Lời kêu gọi “ sắm sữa vũ khí đuổi thù chung” của Tổng bộ Việt Minh. C. Chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Trung ương Đảng D. Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc. Câu 9: Từ ngày 06/1 đến ngày 07/02/1930 tại Hương Cảng – Trung Quốc đã diễn ra sự kiện thành lập A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. An Nam Cộng sản Đảng. C. Đông Dương Cộng sản Đảng. D. Đảng Cộng sản Đông Dương Câu 10: Sau chiến thắng nào của quân ta đã cho thấy sự suy yếu của Quân đội Sài Gòn và sự can thiệp của Mĩ là rất hạn chế ? A. Chiến thắng ở Buôn Mê Thuột B. Chiến thắng ở Tây Nguyên C. Chiến thắng ở Phước Long và đường số 14 D. Chiến thắng ở Quảng Trị. Câu 11: Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ về nước, nhằm tận dụng xương máu của người Việt, đó là âm mưu của chiến lược A. “Chiến tranh đặc biệt”. B. “Chiến tranh cục bộ”. C. “Chiến tranh đơn phương”. D. “Việt nam hóa chiến tranh”. Câu 12: Tổng thống Mĩ NichXơn đến thăm Trung Quốc , Liên Xô năm 1972 nhằm mục đích gì ? A. Là bước càn thiết để Mĩ thực hiện chiến lược Cam kết và mở rộng. B. Thiết lập quan hệ đồng minh với hai nước. C. Thực hiện sách lược hoà hoãn, thoả hiệp để chống lại phong trào cách mạng thế giới. D. Hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật với hai nước này. Câu 13: Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ ? A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) B. Sự ra đời của khối NATO (9-1949) C. Sự hình thành hệ thống XHCN sau chiến tranh thế giới thứ hai D. Thông điệp của Tổng thống Truman trước Quốc hội Mĩ (3-1947) Câu 14: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. trung tâm kinh tế - quân sự lớn nhất thế giới. C. trung tâm kinh tế - văn hoá hàng đầu thế giới D. trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới. Câu 15: Tại sao nói, việc các nước ASEAN kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác (2/1976) đã đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN? A. Đưa ra được những mục tiêu của tổ chức trong quá trình hoạt động. B. Khẳng định xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh. C. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức; khẳng định hợp tác hơn nữa giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. D. Mở ra việc giải quyết mối quan hệ với các nước Đông Dương theo chiều hướng đối thoại. Trang 2/7 - Mã đề thi 132
- Câu 16: Với chiến thắng Ấp Bắc (tháng 1/1963), quân dân miền Nam Việt Nam bước đầu làm thất bại các chiến thuật nào của Mĩ? A. Lấn chiếm và tràn ngập lãnh thổ. B. Trực thăng vận và thiết xa vận. C. Tìm diệt và bình định. D. Tìm diệt và lấn chiếm. Câu 17: Điều kiện chính trị cơ bản nào để phát huy sức mạnh toàn diện của Đất nước đưa cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa xã hội . A. sau khi hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khóa VI. C. sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. D. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ Câu 18: Chiến thắng nào của quân và dân Việt Nam thắng lợi đã hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Nguỵ nhào” ? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. C. Hiệp định Pari được kí kết năm 1973. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 Câu 19: Đặc điểm khác biệt của các nước Mĩ Latinh so với các nước ở châu Á và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Hầu hết giành được độc lập hoàn toàn. B. Giành độc lập từ sớm, nhưng lệ thuộc vào Mĩ. C. Là thuộc địa của thực dân phương Tây. D. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển. Câu 20: Nguyên nhân sâu xa của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX là? A. Chính sách “ bế quan toả cảng” của nhà Nguyễn. B. Chính sách “ cấm đạo” của triều đình nhà Nguyễn. C. Trừng phạt nhà Nguyễn về sự phản bội hiệp ước Véc xai (1787). D. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường. Câu 21: Nội dung nào sau đây là một trong những điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930-1931? A. mục tiêu đánh Pháp và phong kiến để giành độc lập B. Là phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo C. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. D. Lần đầu tiên công nhân, nông dân tiến hành bãi công, biểu tình. Câu 22: Bản hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế đối với cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ? A. Thiên Tân (1885) B. Patơnốt (1884) . C. Giáp Tuất (1874) . D. Nhâm Tuất (1862) . Câu 23: Đảng ta xác định nhiệm vụ chính của kế hoạch quân sự Đông – xuân (1953- 1954 ) là A. giải phóng đất đai B. tiêu diệt sinh lực địch C. buộc địch phải phân tán lực lượng D. giải phóng dân. Câu 24: Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt nam được Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương ( tháng 7/1936 )xác định đó là A. đánh đuổi đế quốc Pháp và phong kiến tay sai Trang 3/7 - Mã đề thi 132
- B. chống phát xít, chống chiến tranh, giành độc lập dân tộc C. đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh Câu 25: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam A. Tiểu tư sản B. Công nhân C. Tư sản dân tộc D. Nông dân Câu 26: Nội dung nào không phải là nguyên tắc của Liên Hợp Quốc A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước C. Duy trì hào bình và an ninh thế giới D. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của dân tộc Câu 27: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi là A. Đảng Lao động Đông Dương B. Đảng Cộng Sản Việt Nam. C. Đảng Cộng sản Đông Dương D. Đảng Lao động Việt Nam A Câu 28: Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng (1946-1954 ) là A. kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài B. phải liên kết với cuộc kháng chiến ở Lào và Campuchia C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài D. kháng chiến toàn diện và trường kì Câu 29: Mục tiêu của Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (đầu tháng 12/1953) là A. tiêu diệt địch, giải phóng vùng Tây Bắc tạo điều kiện giải phóng Trung Lào B. tiêu diệt địch, giải phóng vùng Tây Bắc tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào C. tiêu diệt địch, giải phóng vùng Việt Bắc tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào D. tiêu diệt địch, giải phóng vùng Việt Bắc tạo điều kiện giải phóng Trung Lào Câu 30: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam hiện nay là A. sự chuyển biến của thời đại se quyết định vận mệnh của quốc gia. B. sự ủng hộ của các lực lượng quốc tế-yếu tố tiên quyết. C. nội lực đất nước- nhân tố quyết định nhất. D. sức mạnh dân tộc và thời đại có vai trò then chốt, không thể tách rời. Câu 31: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960 ) ở miền Nam Việt Nam ? A. Làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ C. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm D. Đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn Lực lượng sang thế tiến công Câu 32: Điểm khác cơ bản giữa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với các Đảng Cộng sản trên thế giới là A. phong trào công nhân giữ vai trò quyết định. B. chủ nghĩa Mác- Lênin giữ vai trò quyết định. C. tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo. D. có sự kết hợp với phong trào yêu nước. Trang 4/7 - Mã đề thi 132
- Câu 33: Nhận định nào dưới đây là nguyên nhân quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chóng Mĩ cứu nước (1954-1975 ) A. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. B. Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của ba dân tộc Đông Dương. C. Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đõ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa. D. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh Câu 34: Bài học kinh nghiệm nào trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được Đảng Lao động Việt Nam vận dụng thành công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954- 1975)? A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và dân vận B. Tăng cường đoàn kết trong nước và quốc tế. C. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với thời đại, sức mạnh trong nước và quốc tế. D. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh. Câu 35: Từ năm 1919 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động cách mạng ở những nước nào? A. Pháp, Trung Quốc, Thái Lan B. Pháp, Nga, Trung Quốc C. Pháp, Anh, Liên Xô D. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc Câu 36: Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ”(1965-1968 )với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ( 1961-1965) của Mĩ ở miền Nam ? A. Loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới B. Quân viễn chinh Mĩ trực tiếp tham chiến C. Nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ D. Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mĩ Câu 37: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam đã A. giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. B. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. C. buộc Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. D. buộc Mĩ phải bắt đầu triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” Câu 38: Cuộc cách mạng đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu phần mềm là: A. Cách mạng dân tộc dân chủ B. Cách mạng Xanh C. Cách mạng chất xám D. Cách mạng trắng Câu 39: “ Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân”, đay là một chủ trương quan trọng được đề ra trong A. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (2-1943 ) B. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (3-1945 ) C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 -1941 ) D. Hội nghị Ban Chấp hành ương Đảng (11-1939 ) Câu 40: Tổ chức chính trị của tư sản và địa chủ ở nam Kỳ giai đoạn 1919-1925 là ? A. Đảng Lập Hiến B. Đảng Thanh Niên C. An Nam cộng sản Đảng D. Công Hội HẾT Trang 5/7 - Mã đề thi 132
- PHIẾU ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM MÔN Lịch Sử 12 Mã đề: 132 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D Trang 6/7 - Mã đề thi 132
- Trang 7/7 - Mã đề thi 132