Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 2 - Trường THPT Hòa Hợi (Có đáp án)

doc 5 trang Đăng Bình 06/12/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 2 - Trường THPT Hòa Hợi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2020_de_so_2_truong.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 2 - Trường THPT Hòa Hợi (Có đáp án)

  1. Bộ đề chuẩn cấu trúc ĐỀ DỰ ĐOÁN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2021 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Xin trút một đời vào sức nặng bàn chân Góp với đô thành, đô thành nổi dậy Nếu Trái Đất là trái tim vĩ đại Tim sẽ đập vì bước chân Việt Nam Bạn thấy không cả nước đã lên đường Tôi yêu quá những ngả đường gặp gỡ Những đội ngũ. Những đường lên cửa mở Những giá trị định hình trong sức gió ta đi. (Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Giải Phóng, 1974) Câu 1. Nêu phương thức biếu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Nêu ý hiếu của anh/chị về câu thơ: “Nếu Trái Đất là trái tim vĩ đại/Tim sẽ đập vì bước chân Việt Nam” Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Xin trút một đời vào sức nặng bàn chân ”. Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về khí thế lên đường chiến đấu được truyền tải trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn 200 chữ bàn luận về quan hệ giữa khát vọng và thành công. Câu 2 (5 điểm) Xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân đã để chi tiết dòng nước mắt xuất hiện hai lần trong buổi chiều nhập nhoạng. Lần đầu: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho so kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? Lần thứ hai: Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chỉ cái lúc này. cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
  2. Qua việc cảm nhận chi tiết trên, hãy bàn luận vẻ đẹp tình mẫu tử qua hình tượng bà cụ Tứ. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Yêu cầu Điền câu trả lời Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là biểu cảm. Nhận biết về (Nhà thơ thể hiên những tình cảm, cảm xúc của mình về cuộc kháng chiến vĩ đại kiến thức của dân tộc) Câu thơ “Neu Trải Đất là trái tim vĩ đại/Tim sẽ đập vì bước chân Việt Nam ” nói lên sức mạnh kinh trời của quân và dân Việt Nam, cũng là bước chân khổng lồ mà Nhận biết và Câu 2 đất nước ta đã tiến trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng trong bản đồ lịch sử thông hiểu dân tộc. Sức mạnh ấy khiến cả thế giới ngỡ ngàng, nhận ra sức sống mãnh liệt của Tổ quốc ta. Biện pháp tu từ hoán dụ: “một đời” chỉ tất cả sức lực của một con người Tác dụng: Câu 3 Thông hiểu + Về hình thức: Giúp câu thơ trở nên hình ảnh, giàu sức gợi. + Về nội dung: Diễn tả tâm trạng rạo rực, bầu nhiệt huyết sục sôi của người chiến sĩ muốn góp sức mình với dân tộc trong công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước. Về hình thức: 5-7 dòng, diễn đạt mạch lạc. - Về nội dung: Nêu lên khí thế chiến đấu hừng hực với tinh thần quyết tâm ra trận Câu 4 Vận dụng của người chiến sĩ, muốn góp một phần công sức của mình cho công cuộc vĩ đại của dân tộc. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn: - Xác định đúng vấn đề nghị luận. - Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí. - Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ. - Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đảm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: Có nhiều hướng trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý: Câu Nội dung Đoạn văn
  3. Giải thích + Vấn đề - Khát vọng và thành công 0.25 điểm + Giải thích - Khát vọng là dam mê cháy bỏng, quyết tâm thực hiện - Thành công là đạt được mục đích đề ra, là kết quả hoàn hảo mà mình mong muốn. Phân tích/ Mối quan hệ - Người có khát vọng sẽ nỗ lực hết mình để đạt được thành công (dẫn chứng Bình luận giữa khát vọng nhà khoa học Nobel) 1.0 điểm và thành công - Người không có khát vọng dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn. - Ai có khát vọng cũng thành công? Không phải, vì ngoài khát vọng, còn có nhiều yếu tố khác mới đảm bảo cho thành công. - Nhưng nếu không có khát vọng thì không thể đạt được điều gì lớn lao. Mở rộng Cần có cái nhìn - Hãy biết khát vọng! 0.25 điểm như thế nào? - Nhưng cần dựa trên khả năng thực hiện, nếu không khát vọng sẽ thành ảo tưởng. - Đề ra mục đích và nỗ lực thực hiện. Liên hệ Bài học cho 0.5 điểm bản thân Khát vọng cần nhất cho tuổi trẻ. Câu 2 (5 điểm) Yêu cầu chung: 0.5 điểm - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỳ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ. - Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt. - Dạng bài: Phân tích chi tiết nghệ thuật. - Yêu cầu: Phân tích chi tiết dòng nước mắt bà cụ Tứ để làm rõ vẻ đẹp tình mẫu tử của nhân vật TIẾN TRÌNH LÀM BÀI KIẾN HỆ PHÂN TÍCH CHI TIẾT THỨC THỐNG Ý
  4. CHUNG Khái quát vài - Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên 0.5 điểm nét về tác giả thủy” của cuộc sống nông thôn. Hay nói cách khác, Nhà văn Kim Lân là một - tác phẩm trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất của nền Văn học Việt Nam đương đại, là người đã viết những trang hay nhất về làng quê bằng cả lòng yêu thương, sự gắn bó và trái tim hết mực chân thành. - Tác phẩm nằm trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của tmyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lặp lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết tmyện ngắn này. Giới thiệu - Bà cụ Tứ là mẹ của Tràng, cũng là dân xóm ngụ cư, bà là người phụ nữ đã mất nhân vật chồng, chịu cảnh “mẹ góa, con côi”. Nhân vật này xuất hiện ở giữa câu chuyện, 0.5 điểm hiện lên qua cái dáng lom khom (đó là dáng hình của một người đã lớn tuổi, cái lưng còng như đã hứng chịu cả một đời gió sương, hơn nữa, lom khom còn vẽ lên cái dáng hình gầy guộc), tiếng ho húng hắng (sự ốm yếu, cái đặc trưng của người già), và miệng thì lẩm bẩm tính toán (có lẽ cả đời bà, vì không còn chồng, nên chẳng phút thảnh thơi, phải lo chắt chiu, ki cóp, phải lo từng đồng, từng bữa, và tội nghiệp thay, đến cả lúc già cả, gần đất xa trời, cái toan tính vẫn chẳng thể bỏ được, cái khốn khổ, trách nhiệm đã đeo đẵng cả cuộc đời bà). TRỌNG Phân tích - Đoạn 1: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khó ấy TÂM 3.0 điểm còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con 4.0 điểm mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? + Khi nghe Tràng giới thiệu về người vợ nhặt, bà lão chỉ cúi đầu nín lặng. Cái nín lặng của người mẹ già đã hiểu ra bao cơ sự. Từ sự phấp phỏng, ngạc nhiên ban đầu, bà đã hiểu được gần như đầy đủ. Từ cái cúi đầu nín lặng đến hiểu ra bao cơ sự là cả một sự ứng xử khéo léo, bao dung mà độ lượng. Cái cúi đầu hiểu ra bao cơ sự cũng chứng tỏ sự thấu hiểu và từng trải lẽ đời. Bà đã giải được những éo le, lạ lùng trong ngôi nhà mình lúc bấy giờ. Là những chuyện khó nói, mà Tràng không nêu rõ, có thể là điều mà người phụ nữ kia sẽ thấy xấu hổ khi được hỏi hoặc được nói ra thẳng thắn. Bà hiểu ra, và bà không nỡ hỏi. Đó là trí tuệ của một người đã từng trải, và đó là trái tim của một người mẹ vị tha, nhân hậu.
  5. + Trong nội tâm của bà cụ Tứ, bao ngổn ngang, bối rối. Mà trong những nỗi niềm đó, có một chữ lo. Đó là cái lo không biết chúng nó có nuôi được nhau qua cảnh khốn khó này không. Cái đói, dường như phủ đầy trong cuộc sống, xâm lấn vào tận mỗi tế bào. Vì thế, chuyện hỉ sự, vậy mà, người ta vẫn còn nhức nhối vì lo, vì sợ. - Đoạn 2: Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chỉ cái lúc này. cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. + Hình ảnh dăm ba mâm cho thấy được sự chu đáo và trân trọng người con dâu của bà cụ Tứ. Chỉ là cô gái tầm phơ tầm phào anh cu Tràng nhặt ngoài đường ngoài chợ, nhưng bà không muốn vì thế mà cô bị rẻ rúng. Làm dăm ba mâm để cho cô một thân phận, thế mới thấy người mẹ nghèo thật sâu sắc và tinh tế. + Hình ảnh dòng nước mắt lại xuất hiện như cả một bầu trời thương lo và trách nhiệm của người mẹ nghèo. Bà không chỉ thương con, còn thấy mình có lỗi với con. Là mẹ, không lo được cho con, trong xúc cảm người mẹ, thấy trào dâng niềm hờn tủi. Bình luận Có thể nói cả hai lần xuất hiện hình ảnh dòng nước mắt, ta đều thấy vẻ đẹp bà cụ 0.5 điểm Tứ hiện lên, đó là lòng thương con vô hạn. - Bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm sâu sắc, Kim Lân đã dựng lên “hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945”. Nhân vật bà cụ Tứ được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong nội tâm nhân vật. Ngoài ra, qua những lời nói, cử chủ, hành động của nhân vật ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Đặc biệt với chi tiết dòng nước mắt cài vào và lặp lại, ta thấy một sự am hiểu tâm lý rất sâu và tinh của nhà văn. Người già hay lo nghĩ, cũng hay tủi hờn, dòng nước mắt làm ta nhớ đến cái dáng quen thuộc của những người bà, người mẹ nông thôn lam lũ mà cần cù, một đời lo cho con, tất cả vì con.