Đề trắc nghiệm ôn tập Vật lí Lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm ôn tập Vật lí Lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_trac_nghiem_on_tap_vat_li_lop_9_truong_thcs_le_loi.pdf
Nội dung text: Đề trắc nghiệm ôn tập Vật lí Lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi
- ĐỀ ÔN TẬP VẬT LÝ 9 Câu 1.Việc làm nào dưới đây không an toàn thi sử dụng điện? A.Phơi quần áo trên dây dẫn điện của gia đình B. Mắc cầu chì thích hợp cho mỗi thiết bị điện C. Sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ điện khi thay bóng đèn Câu 2. Điện trở R1 = 30Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A, điện trở R1 = 10Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 1A. Hỏi khi mắc nối tiếp hai điện trở trên vào mạch điện thì cường độ dòng điện cực đại qua mạch là bao nhiêu để không đèn nào bị cháy, hiệu điện thế hai đầu mạch điện khi đó bằng bao nhiêu? A. I = 1A, U = 40V B. I = 1A, U = 80V C. I = 2A, U = 40V D. I = 2A, U = 80V Câu 3. Nếu tăng chiều dài dây dẫn 2N lần thì điện trở dây dẫn: A. Tăng N2 lần B. Tăng N lần C. Tăng 2N lần D. Giảm N2 lần Câu 4 .Làm thế nào để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu: A. Hơ thanh thép trên ngọn lửa B. Đặt thanh thép vào trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua C. Dùng búa đập mạnh vào thanh thép D.Cả 3 đáp án trên Câu 5.Một đoạn mạch gồm 3 điện trở R1 = 20Ω, R2 = 30Ω, R3 = 40Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của mạch là: A. 60Ω B. 50Ω C. 90Ω D.70Ω Câu 6. Điện năng qua bếp điện đã được biến đổi chủ yếu thành: A. Cơ năng B. Nhiệt năng C.Cơ năng và nhiệt năng D.Quang năng và nhiệt năng. Câu 7. Quy tắc nắm bàn tay phải dùng để xác định: A. Chiều dòng điện B. Chiều đường sức từ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua C. Chiều đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua D. Chiều đường sức từ của thanh nam châm hình chữ U Câu 8. Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 20Ω, R2 = 10Ω mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 15V. Tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong thời gian 15 phút. A. 2345 J B.6750 J C. 3546 J D. 4563 J Câu 9.Trong các mạch điện, để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu một điện trở người ta thường sử dụng các thiết bị lần lượt như sau: A. Ampe kế mắc nối tiếp và Vôn kế mắc song song với điện trở đó B. Vôn kế mắc song song và Ampe kế mắc nối tiếp với điện trở đó C. Vôn kế mắc nối tiếp và Ampe kế mắc song song với điện trở đó D.Ampe kế mắc song song và Vôn kế mắc nối tiếp với điện trở đó Câu 10. Đường sức từ của thanh nam châm thẳng có đặc điểm: A. Bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam B. Bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ đi ra từ cực Nam, đi vào cực Bắc C. Là đường thẳng nối từ cực này sang cực kia D. Đường sức từ không có chiều xác định
- Câu 11.Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ ? A. Q = I2Rt B. Q = I2R2t C. Q = IR2t D. Q = IRt Câu 12.Số đếm của công tơ điện dùng ở gia đình cho biết : A. Thời gian sử dụng điện của gia đình B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng C. Công suất điện mà gia đình đã sử dụng D. Số thiết bị điện và thời gian sử dụng điện của gia đình Câu 13.Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu cắt dây dẫn làm năm phần bằng nhau thì điện trở R' của mỗi phần: A. Không xác định được B. Tăng 5 lần C.Giảm 5 lần D. Không thay đổi Câu 14.Biểu thức nào dưới đây là biểu thức của định luật Ôm? A. R = U/I B. I = U/R C. U = I.R D.Cả ba biểu thức trên. Câu 15.Chọn câu đúng: Khi đưa các từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì: A. Hút nhau nếu hai cực cùng tên B.Hút nhau nếu hai cực khác tên C. Đẩy nhau nếu hai cực khác tên D.Cả A, B, C đều sai Câu 16. Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường? A. Vôn kế B. Áp kế C. Kim nam châm D. Ampe kế Câu 17. Trường hợp nào sau đây xuất hiện dòng điện cảm ứng trong ống dây dẫn kín? A. Đặt một nam châm mạnh ở gần cuộn dây B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn lớn D. Đặt một nam châm điện ở trong lòng cuộn dây Câu 18. Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định: A. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường B. Chiều dòng điện chạy qua các vòng dây C. Chiều đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua D. Chiều của lực tác dụng lên kim nam châm đặt trong từ trường Câu 19.Công thức nào xác định công suất tiêu thụ của một dụng cụ điện? A. P = A.t B. P = U/I C. P = U.I D. P = U.t Câu 20.Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch ? A.A = UIt B. A = UI2t C.A = R2It D. A = U2It