Đề và đáp án thi khảo sát Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

doc 6 trang thuongdo99 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi khảo sát Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_va_dap_an_thi_khao_sat_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_2019_tr.doc

Nội dung text: Đề và đáp án thi khảo sát Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. THCS Gia Thụy KHẢO SÁT LỊCH SỬ 9 (B)Câu 1: Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới? A. Ban thư kí B. Đại hội đồng C. Tòa án Quốc tế D. Hội đồng bảo an (B) Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu Liên bang Xô Viết sụp đổ? A. Nhà nước liên bang tê liệt B. Các nước cộng hòa đua nhau đòi độc lập và tách khỏi liên bang. C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập. D. Tổng thống Goóc – ba – chốp từ chức, lá cờ liên bang Xô viết trên điện Krem-li bị hạ xuống. (B)Câu 3: Trong phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được gọi là A. “Hòn đảo tự do” B. “Lục địa bùng cháy” C. “Lục địa mới trỗi dậy” D. “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội” (B)Câu 4: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào? A. Chủ nghĩa thực dân cũ B. Chủ nghĩa thực dân mới C. Chế độ phân biệt chủng tộc D. Chủ nghĩa khủng bố (B)Câu 5: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu? A. Gia- các – ta (In-đô-nê-xi-a). B. Băng Cốc (Thái Lan). C. Ma-ni-la (Phi-líp-pin). D. Xin-ga-po. (B) Câu 6: Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN vào thời gian nào? A. Tháng 6 – 1994 B. Tháng 7 – 1995 C. Tháng 7 – 1997 D. Tháng 4 – 1999 (B) Câu 7: Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu ở các nước Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Đấu tranh chính trị hợp pháp và thương lượng B. Nổi dậy của nông dân C. Bãi công của công nhân D. Đấu tranh vũ trang (H) Câu 8: Nguyên nhân nào đòi hỏi Liên Xô bắt tay ngay vào khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thu được nhiều chiến phí.
  2. B. Chiếm được nhiều thuộc địa. C. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh. D. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận. (H) Câu 9: Việc Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999) thể hiện điều gì? A. Sự thành công của công cuộc cải cách mở cửa. B. Vai trò, địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao. C. Chính sách đúng đắn của Đảng cộng sản Trung Quốc. D. Khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc ngày càng phát triển. (H) Câu 10: Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh? A. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6/1950) B. Được nhận viện trợ kinh tế của Mĩ. C. Mĩ gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam. D. Mĩ tiến hành chiến tranh chống Cu-ba. (H)Câu 11: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do A. những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí và lương thực. B. Mĩ ở xa chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn phát triển sản xuất, đồng thời thu lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến C. có thời gian hòa bình để phát triển sản xuất và buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. D. Mĩ tham chiến muộn nên không phải chi phí nhiều cho chiến tranh. (H)Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Yếu tố con người là vốn quý nhất. B. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. C. Các công ti có sức cạnh tranh cao. D. Chi phí cho quốc phòng thấp. (VD) Câu 13: Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì? A. Tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế. B. Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất của Đảng Cộng sản. C. Cảnh giác trước các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. D. Đảm bảo thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. (B)Câu 14: Sự kiện nào diễn ra ở Sài Gòn vào tháng 8-1925? A. Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. B. Công nhân xưởng Ba Son bãi công C. Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn lập Công hội. D. Tư sản địa chủ ở Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến. (B)Câu 15. Giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những điểm riêng là A. ra đời tương đối sớm so với các giai cấp, tầng lớp khác. B. sống tập trung và có tinh thần kỉ luật. C. đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. D. chịu ba tầng áp bức, có quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp nông dân.
  3. (B)Câu 16: Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Liên hiệp thuộc địa nhằm mục đích nào dưới đây? A.Giúp cho việc thành lập Đảng vô sản ở các nước thuộc đia. B. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê -nin đến các dân tộc thuộc địa. C. Đấu tranh loại trừ chủ nghĩa cơ hội. D. Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. (H)Câu 17: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Cách mạng Thanh niên nhằm mục đích gì? A. Giúp cho việc thành lập Đảng vô sản ở các nước thuộc địa. B. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin đến với các dân tộc thuộc địa. C. Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. D. Đấu tranh loại trừ chủ nghĩa cơ hội. (H) Câu 18: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 -1925 là gì? A. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – cách mạng vô sản. B. Chuẩn bị về mặt tư tưởng- chính trị cho sự thành lập Đảng. C. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về Việt Nam. D. Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. (VD)Câu 19. Nhận xét nào dưới đây không đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1925? A. Tìm ra con đường cách mạng vô sản. B. Chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng. C. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự thành lập Đảng. D. Triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (B) Câu 20: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm kết hợp của các yếu tố nào? A. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước. B. Chủ nghĩa Mác Lê – nin và phong trào yêu nước. C. Chủ nghĩa Mác Lê – nin và phong trào công nhân. D. Chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. (B) Câu 21: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 xác định kẻ thù chủ yếu là A. đế quốc và phong kiến B. phong kiến và địa chủ C. phát xít và đế quốc D. bọn thực dân Pháp phản động (B) Câu 22: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) họp ở đâu? A. Hà Nội B. Pác Bó – Cao Bằng C. Tân Trào – Tuyên Quang D. Định Hóa – Thái Nguyên (H)Câu 23: Phát xít Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) là do A. mâu thuẫn Pháp – Nhật càng lúc càng gay gắt B. Nhật tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít
  4. C. thất bại gần kề của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai D. phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn (H) Câu 24: Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tháng Tám năm 1945 hoàn toàn giành thắng lợi? A. Ta giành được chính quyền ở Hà Nội. B. Ta giành được chính quyền ở Huế và Sài Gòn. C. Vua Bảo Đại thoái vị. D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” tại quảng trường Ba Đình. (H)Câu 25: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì A. giai cấp công nhân là lực lượng đông đảo. B. công nhân có ý thức về quyền lợi giai cấp. C. giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để. D. công nhân là lực đại diện cho phương thức sản xuất mới. (B) Câu 26: Tình hình tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào? A. Tài chính bước đầu được xây dựng. B. Tài chính phát triển. C. Tài chính trống rỗng. D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật – Pháp. (B) Câu 27: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” là gì ? A. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài. C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia. D. Kháng chiến toàn diện. Câu 28: Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951)quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là gì ? A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Liên đoàn. (H)Câu 29. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Na- va là do A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng. B. Điện Biên Phủ được Pháp chiếm từ lâu. C. Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trọng tâm của kế hoạch Na-va. D. Điện Biên Phủ gần nơi đóng quân chủ lực của ta. (H) Câu 30: Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa kí kết với Pháp vì lí do chủ yếu nào? A. Tránh đụng độ với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc. B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc về nước. C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để phát triển lực lượng. D. Có thời gian chuyển các cơ quan đầu não của ta đến nơi an toàn. (H) Câu 31: Chiến dịch chủ động tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là
  5. A. chiến dịch biên giới thu – đông năm 1950. B. chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. C. chiến dịch trung Lào năm 1953. D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (VD) Câu 32: Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là A. bắt sống và tiêu diệt toàn bộ 162000 quân địch. B. chiến thắng quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. C. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va. D. tạo điều kiện thuận lợi cho ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. (B) Câu 33: Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội vào ngày nào? A. 10-10-1954 B. 11-10-1954 C. 10-10-1955 D. 11-10-1955 (B) Câu 34: Thắng lợi nào chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Bình Giã. B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Đồng Xoài. (B) Câu 35: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn nào? A. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng. B. Thái Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. C. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. D. Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Tây Nguyên. (B) Câu 36: Đại hội nào của Đảng ta mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước? A. Đại hội V (1982) B. Đại hội VI (1986) C. Đại hội VII (1991) D. Đại hội VIII (1996) (H)Câu 37: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là gì? A. Đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều thôn, xã ở miền Nam. B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. C. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. D. Đánh dấu bước phát triển mới của Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. (H)Câu 38: Thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 có ý nghĩa lịch sử A. tạo bước ngoặt của chiến tranh. B. buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược khác. C. đánh bại Mĩ về quân sự. D. mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam Câu 39. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam sau năm 1975 có ý nghĩa quan trọng gì? A. Tạo điều kiện thống nhất nước nhà trên mọi lĩnh vực.
  6. B. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh dân tộc. C. Giúp miền Nam cùng đi lên xã hội chủ nghĩa. D. Là cơ sở quan trọng đặt mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới. (VD)Câu 40: Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? A. Có hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu. B. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, tnh thần căm thù giặc sâu sắc. C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ. D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương. ĐÁP ÁN Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 11 B 21 A 31 A 2 D 12 A 22 B 32 D 3 B 13 B 23 A 33 A 4 C 14 B 24 D 34 B 5 B 15 D 25 C 35 C 6 B 16 D 26 C 36 B 7 D 17 B 27 A 37 D 8 C 18 A 28 C 38 D 9 B 19 D 29 A 39 B 10 A 20 D 30 A 40 C