Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 15+16: Cơ sở của ăn uống hợp lí. Vệ sinh an toàn thực phẩm - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Kim Dung
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 15+16: Cơ sở của ăn uống hợp lí. Vệ sinh an toàn thực phẩm - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Kim Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_an_cong_nghe_lop_6_bai_1516_co_so_cua_an_uong_hop_li_ve.doc
Nội dung text: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 15+16: Cơ sở của ăn uống hợp lí. Vệ sinh an toàn thực phẩm - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Kim Dung
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 21 MÔN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ Phần I. Mục tiêu, kiến thức cần đạt. 1. Kiến thức: - HS biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn - HS nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu nguyên nhân một số loại bệnh liên quan đến thức ăn của con người. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm 3. Thái độ: GD HS ý thức ăn uống khoa học, hợp lý. Có ý thức trong việc vận dụng những kiến thức về chất dinh dưỡng ở gia đình. Phần II. Kiến thức cần nhớ. Thức ăn thành 4 nhóm: - Nhóm giàu chất đạm. - Nhóm giàu chất đường bột. - Nhóm giàu chất béo. - Nhóm giàu vitamin, chất khoáng. *Muốn có đầy đủ chất dinh dưỡng, cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn trong bữa ăn. - Cơ thể luôn đòi hỏi phải có đủ các chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa, thiếu đều có hại cho sức khoẻ. Phần III. Các bài tập. Câu 1 ? Điền dấu (x) thích hợp vào ô trống: Câu hỏi Đúng Sai 1, Nếu bữa ăn chúng ta có đủ chất bổ dưỡng, chúng ta không cần x đến những viên thuốc vitamin. 2, Chúng ta cần vitamin và chất khoáng với lợng lớn. x 3, Vitamin và chất khoáng không cần cho sự phát triển. x 4, Cam, chanh, quýt và các loại rau tơi có nhiều vitamin C. x 5, Cà rốt có nhiều vitamin A. x 6, Iốt cần cho sự hình thành răng và xơng. x 7, Nớc giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dỡng. x Câu 2: Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau - Sữa, gạo, đậu nành, thịt gà? - Sữa, đậu nành, thịt gà (đạm) - Gạo, đường bột, sữa. Câu 3. Nêu chức năng của chất đường bột? - Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. - Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác. Giáo viên: Bùi Thị Kim Dung Trường THCS Hồng An1
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 Câu 4: Các chất dinh dưỡng chính có trong thức ăn sau đây là: Lời giải: - Sữa: chất béo, chất đạm. - Gạo: Tinh bột - Đậu nành: chất đạm - Thịt gà, thịt lợn: chất béo, chất đạm - Khoai: tinh bột - Bơ: chất béo, đạm - Lạc (đậu phộng): chất béo. - Bánh kẹo: đường bột Phần IV. Các bài tập về nhà. Câu 1: Đồ ăn nào dưới đây chứa nhiều chất béo nhất ? A. Gạo. B. Bơ. C. Hoa quả. D. Khoai lang. Câu 2: Thức ăn được phân làm bao nhiêu nhóm? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm nào ? A. Nhóm giàu chất béo B. Nhóm giàu chất xơ C. Nhóm giàu chất đường bột. D. Nhóm giàu chất đạm. Giáo viên: Bùi Thị Kim Dung Trường THCS Hồng An2
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 Câu 4: Nguồn cung cấp của Vitamin C chủ yếu từ: A. Lòng đỏ trứng, tôm cua B. Rau quả tươi C. Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt D. Tất cả đều đúng Câu 5: Chức năng dinh dưỡng của chất béo là: A. Là dung môi hoà tan các vitamin B. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể C. Tăng sức đề kháng cho cơ thể. D. Tất cả đều đúng Giáo viên: Bùi Thị Kim Dung Trường THCS Hồng An3
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 22 MÔN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Phần I. Mục tiêu, kiến thức cần đạt. 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm. - HS biết tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Kỹ năng: - Rèn cho HS có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Thái độ: - GD HS quan tâm bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. Phần II. Kiến thức cần nhớ. I. Vệ sinh thực phẩm Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiếm khuẩn, ngộ độc 1. Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? - Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm (thịt,cá tươi sống để lâu ) . - Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm (rau củ bị phun thuốc sâu, đồ uỗng sử dụng chất phụ gia quá tỉ lệ cho phép ) II. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn - Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm: 100oC, 115oC - Nhiệt độ làm vi khuẩn không sinh nở nhưng không chết hoàn toàn: 50oC, 60oC, 70oC, 80oC - Nhiệt độ giúp vi khuẩn sinh nở mau chóng: 0oC, 10oC, 20oC, 37oC - Nhiệt độ làm vi khuẩn không sinh nở nhưng không chết được: -10oC, -20oC Phần III. Các bài tập. Câu 1: Điền vào ô trống cho thích hợp: Loại thực phẩm Nguyên nhân bị hỏng - Thịt, cá tơi sống - Không chế biến ngay hoặc không bảo quản tốt nên bị ươn, ôi. - Rau, củ, quả - Đồ hộp Câu 2: Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau - Sữa, gạo, đậu nành, thịt gà? - Sữa, đậu nành, thịt gà (đạm) - Gạo, đường bột, sữa. Câu 3 Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn? - Giữ vệ sinh nơi nấu nướng và vệ sinh nhà bếp: lau chùi, cọ rửa sạch sẽ, dùng xong dụng cụ để nơi khô ráo, tránh bụi bẩn, côn trùng, ruồi nhặng Giáo viên: Bùi Thị Kim Dung Trường THCS Hồng An4
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 - Khi mua sắm: chọn thực phẩm tươi ngon, không dập nát, không có mùi, có màu lạ; không dùng các thực phẩm có sẵn chất độc và đồ hộp đã quá hạn sử dụng - Chế biến: dùng nước sạch để chế biến thức ăn , rau quả sống cần rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy, gọt vỏ, bảo quản cẩn thận, tránh ruồi nhặng đậu vào; Nấu chín thực phẩm - Cất giữ và bảo quản thực phẩm chu đáo, an toàn, để nơi khô ráo, cách xa hoá chất độc hại;, tránh côn trùng, sâu bọ Phần IV. Các bài tập về nhà. Câu 1: Nhiệt độ nào là an toàn trong nấu nướng ? A. 80oC – 100oC B. 100oC - 115oC C. 100oC - 180oC D. 50oC - 60oC Câu 2: Vi khuẩn sinh sôi và nảy nở mạnh nhất ở nhiệt độ nào ? A. -10oC - 25oC B. 50oC - 60oC C. 0oC - 37oC D. Tất cả đều đúng Câu 3: Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là: A. Nhiễm độc thực phẩm B. Nhiễm trùng thực phẩm C. Ngộ độc thức ăn D. Tất cả đều sai Câu 4: Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? A. Là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm. B. Là bản thân thức ăn có sẵn chất độc C. Là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm Giáo viên: Bùi Thị Kim Dung Trường THCS Hồng An5
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 D. Đáp án A và B Câu 5: Các biện pháp nào được sử dụng để phòng tránh nhiễm độc thực phẩm? A. Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố B. Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc C. Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng D. Đáp án A, B C đúng Giáo viên: Bùi Thị Kim Dung Trường THCS Hồng An6