Giáo án Địa lí Lớp 11 - Tiết 2: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển - Nguyễn Thị Thủy

docx 13 trang Đăng Bình 05/12/2023 530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 11 - Tiết 2: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_11_tiet_2_eu_hop_tac_lien_ket_de_cung_pha.docx
  • docxPHIẾU CÁ NHÂN.docx
  • docxPHIẾU HỌC TẬP.docx
  • docxtài liệu bổ sung.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 11 - Tiết 2: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển - Nguyễn Thị Thủy

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NGUYỄN THỊ THỦY KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐỊA LÍ 11 BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (tiếp theo) TIẾT 2. EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN Vũng Tàu, năm 2018
  2. KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐỊA LÍ 11 BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (tiếp theo) TIẾT 2. EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN Ngày soạn: 02/11/2017 Bước 1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học Vấn đề cần giải quyết là: Sự liên kết hợp toàn diện để cùng phát triển giữa các nước của EU, nội dung vấn đề này được xây dựng thành bài học và thực hiện trong 1 tiết, chương trình Địa lý lớp 11. Bước 2. Lựa chọn nội dung, xây dựng bài học Nội dung bài học: Bài 7. Liên minh châu Âu EU. Tiết 2: EU- Hợp tác, liên kết để cùng phát triển. I. Thị trường chung châu Âu. 1. Tự do lưu thông. 2. Euro (ơ- rô) - đồng tiền chung châu Âu. II. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ 1. Hợp tác sản xuất máy bay e-bớt. 2. Xây dựng đường hầm dưới biển Măng-xơ. III. Liên kết vùng của châu Âu. 1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu. 2. Liên kết vùng Ma- xơ Rai-nơ. Bước 3. Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng, năng lực - Kiến thức + Hiểu được biểu hiện của mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU: biểu hiện trong lưu thông dịch vụ, hàng hóa, tiền tệ, lao động; hợp tác trong sản xuất và dịch vụ. + Hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu và của việc sử dụng đồng tiền chung ơrô.
  3. + Chứng minh được rằng sự hợp tác, liên kết đã đem lại những lợi ích kinh tế cho các nước thành viên EU. + Trình bày được nội dung của khái niệm liên kết vùng và nêu lên được một số lợi ích của việc liên kết vùng ở EU. - Kĩ năng + Rèn luyện năng lực tư duy (phân tích sự tác động của sự liên kiết, hợp tác trong EU, ), quy nạp, + Phân tích các sơ đồ, lược đồ, hình vẽ có trong bài học. + Khai thác được các thông tin từ video, hình ảnh. - Thái độ + Hiểu được sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ ở EU. Từ đó, thấy được sự cần thiết của hợp tác, liên kết trong quá trình phát triển. + Liên hệ thực tế về mối quan hệ hợp tác EU- Việt Nam, coi EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam. - Định hướng các năng lực được hình thành + Năng lực giao tiếp. + Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc. + Năng lực giải quyết vấn đề, phản biện vấn đề. + Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. + Năng lực tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. + Năng lực trình bày, liên hệ kiến thức bài học với thực tế. Bước 4. Mô tả mức độ yêu cầu cần đạt - Nhận biết: + Biết được các biểu hiện trong lưu thông dịch vụ, hàng hóa, tiền tệ, con người ở EU; các lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô. + Biết được sự hợp tác của các nước EU trong việc sản xuấ máy bay E-bớt và đường hầm dưới biển Măng – sơ.
  4. + Biết được nội dung của khái niệm liên kết vùng và nêu lên được một số lợi ích của việc liên kết vùng ở EU. - Thông hiểu: Hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu và của việc sử dụng đồng tiền chung ơrô. - Vận dụng : Chứng minh được rằng sự hợp tác, liên kết đã đem lại những lợi ích kinh tế cho các nước thành viên EU Bước 5. Thiết kế tiến trình dạy học Các hoạt động được tiến hành trên lớp, nếu không đủ thời gian, giáo viên hướng dẫn HS tự học tại nhà * Chuẩn bị của giáo viên và HS - Chuẩn bị của giáo viên + Các video về việc sản xuất bay E-bớt, đường hầm dưới biển Măng-sơ + Một số tư liệu về bốn mặt tự do lưu thông ở EU. + Hình 7.7, 7.8, 7.9 (phóng to) hoặc chuẩn bị các hình ảnh bằng phần mềm Powerpoint. + Phiếu học tập. + Giấy Ao, bút lông. - Chuẩn bị của HS: SGK, các tư liệu liên quan đến sự liên kết, hợp tác trong sản xuất và dịch vụ ở EU. A. Tình huống xuất phát: a. Mục tiêu - Kiểm kê hiểu biết của bản thân học sinh về mức độ liên kết, hợp tác của liên minh EU. - Kết nối nội dung bài học mới. - Tạo hứng thú cho học sinh để lĩnh hội tri thức mới. b. Phương thức: - Làm việc cả lớp. c. Phương tiện: - Đoạn video về bài hát Bài ca Liên minh châu Âu. d. Các bước của hoạt động:
  5. - Bước 1: GV: EU là tổ chức liên minh khu vực thành công nhất trên thế giới. Năm 1985, Bài hát “Ode to Joy” đã được các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, lúc đó là Cộng đồng châu Âu thông qua làm quốc ca của tổ chức này. Bài hát này không có ý định thay thế quốc ca của các nước thành viên mà là để tôn vinh các giá trị và ý tưởng khi hình thành và phát triển châu Âu. Các em hãy lắng nghe đoạn nhạc sau và cho biết các giá trị mà EU luôn hướng tới là gì? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao. - Bước 3: GV nhận xét và chuyển ý: EU luôn hướng tới xây dựng một châu Âu thống nhất, hòa bình, đoàn kết. Để cùng phát triển, các nước EU cần liên kết, hợp tác toàn diện. Và bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu điều đó. B. Hình thành kiến thức mới. * Hoạt động 1: Tìm hiểu bốn mặt tự do lưu thông ở EU a. Mục tiêu - Biết được các biểu hiện trong lưu thông dịch vụ, hàng hóa, tiền tệ, con người ở EU. - Hiểu được lợi ích của việc tự do lưu thong trong EU. b. Phương thức: - Đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan - Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn? c. Phương tiện: - Phương tiện: Nội dung SGK. - Phiếu học tập d. Các bước của hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS đọc nội dung SGK trang 51 (2 phút). - Bước 3: GV chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 8 HS. Các HS của mỗi đội lần lượt lên lấy các bảng thông tin và gắn vào các ô có nội dung phù hợp. Đội nào hoàn thành xong trước và đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc.
  6. 4 mặt tự do Trước 1993 Sau 1993 Tự do di chuyển Tự do lưu thông hàng hóa Tự do lưu thông dịch vụ Tự do lưu thông tiền vốn - Bước 4: HS thực hiện nhiệm vụ. Các HS khác đánh giá phần chơi của 2 đội, tìm ra đội chơi thắng cuộc. - Bước 5: GV nhận xét và đặt câu hỏi gợi mở: Bốn mặt tự do lưu thông mang lại những lợi ích gì cho các nước EU ? - Bước 6: HS trả lời. HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. 4 mặt tự do Trước 1993 Sau 1993 Tự do di chuyển Đi lại, cư trú cần hộ chiếu, visa. Không cần hộ chiếu, visa Tự do lưu thông Hàng hóa bán sang nước khác phải Không phải chịu thuế VAT hàng hóa chịu thuế VAT. Tự do lưu thông Phải xin phép khi cung cấp hoặc Được tự do cung cấp và dịch vụ hưởng các dịch vụ từ nước khác. hưởng các dịch vụ. Tự do lưu thông Xin phép khi mở tài khoản, lựa chọn Xóa bỏ trở ngại khi mở tài tiền vốn đầu tư ở nước khác trong EU. khoản, lựa chọn đầu tư. Lợi ích - Xóa bỏ mọi trở ngại trong quá trình phát triển. - Tăng cường hợp tác, nâng cao khả năng canh tranh. Chuyển ý: Với việc Thị trường chung châu Âu ra đời, EU đã trở thành thị trường nội địa lớn nhất thế giới. Hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn giữa các nước trong EU được lưu thông dễ dàng. Tuy nhiên, mỗi nước lại sử dụng 1 đồng tiền riêng, điều này có gây bất lợi gì không?
  7. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về EURO- đồng tiền chung châu Âu. a. Mục tiêu - Hiểu được lợi ích của EURO – đồng tiền chung châu Âu. b. Phương thức: hoạt động cá nhân. - Dùng kĩ thuật 4W (what, when, where, why). - Đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan c. Phương tiện: - Phương tiện: Video về EURO – đồng tiền chung châu Âu. - Phiếu học tập. d. Các bước hoạt động. - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS xem đoạn video về Đồng tiền chung EURO để hoàn thành phiếu học tập số 1. When? Where? What? Why?
  8. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Đồng tiền chung được đưa vào sử dụng từ 1/1/1999. - Có 17 nước sử dụng (2011). => Lợi ích: - Tránh rủi ro khi đổi tiền. - Thuận lợi chuyển giao vốn. - Đơn giản công tác kế toán. - Nâng cao sức cạnh tranh. Chuyển ý : Để liên kết chặt chẽ giữa các nước trong khối liên minh thì ngoài việc hình thành một thị trường chung châu Âu thì các nước trong khu vực còn liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và dịch vụ, điển hình là hãng hàng không E-bớt và đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ. * Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ. a. Mục tiêu - Hiểu được nội dung và lợi ích trong việc hợp tác sản xuất máy bay Airbus của các nước EU. - Hiểu được sự hợp tác và lợi ích của việc xây dựng đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ. b. Phương thức: - Sử dụng phương tiện trực quan - Thảo luận nhóm, dùng kĩ thuật ‘Khăn trải bàn” biến thể. c. Phương tiện: - Phương tiện: phim tư liệu, nội dung SGK, hình 7.7, 7.8, các tài liệu bổ sung . - Phiếu học tập số 2. d. Các bước của hoạt động.
  9. - Bước 1: Giáo viên cung cấp tư liệu cho HS: phim, nội dung SGK, hình 7.7, 7.8 SGK, các tài liệu bổ sung (5 phút). - Bước 2: Giao nhiệm vụ: mỗi HS xem phim, đọc các nguồn tài liệu để hoàn thành phiếu học tập số 3 (phiếu cá nhân). + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về Sản xuất máy bay Airbus. + Nhóm 3,4: Tìm hiểu về đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ. - Bước 3: GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS khó khăn. - Bước 4: Các cá nhân dán phiếu học tập vào các ô nhỏ. nhóm trưởng điều hành thảo luận nhóm, tổng hợp ý kiến để thư kí viết vào ô lớn. Dự án Sản xuất máy bay Airbus Đường hầm dưới biển Măng sơ Các bên hợp tác chính Lợi ích - Bước 5: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 6: GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Dự án Sản xuất máy bay Airbus Đường hầm dưới biển Măng sơ. Các bên hợp Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha Anh, Pháp tác chính - Tận dung lợi thế của mỗi - Nối Anh với châu Âu lục địa. nước, tăng khả năng cạnh - Tránh rủi ro khi vận chuyển bằng Lợi ích tranh. phà. - Nhanh chóng, thuận tiện, cạnh tranh với đường hàng không.
  10. * Hoạt động 5: Tìm hiểu về khái niệm liên kết vùng châu Âu và các lợi ích của liên kế vùng Ma-xơ Rai- nơ. a. Mục tiêu - Hiểu được khái niệm liên kết vùng và nguyên nhân hình thành liên kết vùng châu Âu. - Trình bày được các nội dung về liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ. b. Phương thức: Cá nhân. Bài tập về nhà c. Phương tiện: - Thông tin SGK, hình 7.9, tài liệu bổ sung. - Phiếu học tập. d. Các bước của hoạt động. GV giao nhiệm vụ cho học sinh : + Về nhà đọc nội dung SGK trang 55, tài liệu bổ sung, hình 7.9 và hoàn thành các nội dung theo phiếu học tập. 1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu. Vị trí: 2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai- Lợi ích: nơ. HS thực hiện ở nhà, thực hiện vào phiếu học tập và dán vào vở ghi. GV kiểm tra kết quả thực hiện trong tiết sau. C. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG. a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức bài học. - Giúp học sinh hình thành 1 số kĩ năng: thu thập, phân tích số liệu; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. b. Phương thức: Cá nhân- Tìm hiểu ở nhà.
  11. c. Phương tiện: Các tư liệu, các đường link. d. Các bước của hoạt động. - GV: Việc hợp tác, liên kết giữa các nước EU đã mang lại nhiều lợi ích trong quá trình cùng phát triển. Tuy nhiên, EU hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, đồng tiền EURO cũng có 1 số hạn chế, Anh ra khỏi EU . Để tìm hiểu kĩ hơn về các vấn đề này, các em tham khảo thông tin qua các đường link: + >the-gioi>quan-sat + >Kinh doanh + > thế giới. - Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ tư duy nội dung bài học. - Dặn dò chuẩn bị nội dung bài học mới. * Biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm. - Mức độ nhận biết. Câu 1. Tự do di chuyển không bao gồm: A. tự do đi lại. B. tự do lựa chọn nơi làm việc. C. tự do lựa chọn quốc tịch. D. tự do lựa chọn nơi cư trú. Câu 2. Tự do lưu thông ở Thị trường chung châu Âu bao gồm: A. tự do di chuyển, ngôn luận, lưu thông hàng hóa, dịch vụ. B. tự do di chuyển, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và tiền vốn. C. tự do hợp tác sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tự do cư trú. D. tự do lựa chọn quốc tịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn. Câu 3. Thị trường chung châu Âu được hình thành vào thời gian nào sau đây? A. 1/1/1993. B. 1/9/1993. C. 1/1/1994. D. 1/9/1994. Câu 4. Các bên hợp tác chính trong việc sản xuất máy bay E-bớt là: A. Anh, Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha. B. Anh, Đức, Hà Lan, Bồ Đào Nha. C. Pháp, Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha. D. Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha.
  12. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng với lợi ích của đồng tiền chung châu Âu? A. Thúc đẩy kinh tế phát triển, lạm phát tăng nhanh. B. Tạo thuận lợi trong việc chuyển giao vốn. C. Đơn giản hóa công tác kế toán ở các công ty đa quốc gia. D. Giảm được các rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. - Mức độ thông hiểu: Câu 1. Hàng hóa các nước EU được tự do lưu thông trong các nước thành viên mà không phải thuế VAT là biểu hiện của A. tự do lưu thông hàng hóa. B. tự do hợp tác sản xuất. C. tự do phân phối sản phẩm. D. tự do di chuyển. Câu 2. Ý nào sau đây đúng với lợi ích của các nước EU khi thiết lập thị trường chung châu Âu? A. Duy trì sự chênh lệch phát triển kinh tế trong khối. B. Quy mô dân số tăng lên, diện tích được mở rộng. C. Phát triển kinh tế, thu hút người nhập cư từ khu vực khác. D. Tăng tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế toàn khối. Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng với lợi ích của việc hợp tác sản xuất máy bay E- bớt? A. Đáp ứng nhu cầu phát triển ngành hàng không của EU. B. Thúc đẩy các ngành giao thông vận tải ở EU phát triển. C. Cạnh tranh với các hãng sản xuất máy bay của Hoa Kì. D. Tăng cường hợp tác sản xuất của EU với các nước bên ngoài khối. Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với lợi ích của việc hợp tác xây dựng đường hầm dưới biển Măng-sơ? A. Tránh rủi ro khi vận chuyển bằng phà. B. Tạo thuận lợi hợp tác giữa EU với thế giới. C. Cạnh tranh được với đường hàng không. D. Nối nước Anh với châu Âu lục địa.
  13. Câu 5. Liên kết vùng châu Âu không có hoạt động nào sau đây? A. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày. B. Có các trường học dành cho học sinh nhiều nước. C. Có các hoạt động tổ chức chính trị hoạt động mạnh mẽ. D. Xuất bản ấn phẩm bằng nhiều thứ tiếng. - Mức độ vận dụng: Câu 1. Ý nào sau đây là nguyên nhân cơ bản khiến nước Anh và Pháp hợp tác xây dựng đường hầm dưới biển Măng-sơ? A. Eo biển Măng-sơ có nhiều thiên tai, rủi ro khi vận chuyển bằng phà. B. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng gia tăng. C. Nối được nước Anh với tất cả các nước ở châu Âu. D. Góp phần kiểm soát hàng hóa, hành khách lưu thông dễ dàng hơn. Câu 2. Các bộ phận máy bay E- bớt được sản xuất ở nhiều nước EU (dù tốn chi phí vận chuyển) là vì A. để thúc đẩy ngành vận tải hàng hóa phát triển. B. tạo công ăn việc làm cho người dân nhiều nước. C. một nước không đủ nguồn vốn để sản xuất. D. tận dụng lợi thế từng nước, nâng cao sức cạnh tranh.