Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (Tiết 1) - Trường THPT Trần Phú

docx 4 trang Đăng Bình 11/12/2023 590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (Tiết 1) - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_10_nen_dan_chu_xa_hoi_c.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (Tiết 1) - Trường THPT Trần Phú

  1. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 11 Ngày soạn: 27/01/2019 Tiết: 23 BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nêu được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Về kỹ năng - Biết thực hiện quyền làm chủ trong lĩnh vực chính trị xã hội phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ - Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM TRONG BÀI - Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. III.KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI Kỹ năng phân tích, so sánh, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng tư duy phê phán và kỹ năng hợp tác. IV. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - PP Thuyết trình - PP Vấn đáp - PP Thảo luận nhóm V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách giáo khoa GDCD lớp 11 - Sách giáo viên GDCD lớp 11 - Bảng phụ - Phiếu học tập VI.TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Thế nào là Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Tiến trình dạy học bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp vấn đáp để 1. Bản chất của nền dân chủ xã tìm hiểu khái niệm dân chủ. hội chủ nghĩa - GV: Để tìm hiểu thế nào là nền dân chủ xã hội a. Khái niệm dân chủ xã hội chủ chủ nghĩa, trước hết cần phải hiểu thế nào là dân nghĩa chủ. - GV hỏi: Theo cách hiểu em, dân chủ là gì? - HS trả lời - GV kết luận: Dân chủ: + Quyền lực thuộc về nhân dân + Quyền lực thuộc về nhân dân + Quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh lực + Quyền làm chủ của nhân dân
  2. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 11 của đời sống xã hội trong các lĩnh lực của đời sống xã + Là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống hội trị, do đó luôn mang bản chất giai cấp. + Là một hình thức nhà nước gắn - GV hỏi: Trong thời kỳ lịch sử phát triển của xã với giai cấp thống trị, do đó luôn hội, loài người đã trải qua bao nhiêu Nhà nước? mang bản chất giai cấp. - HS trả lời - GV: 4 Nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước Tư sản, nhà nước xã hội chủ chủ nghĩa. - GV hỏi: Vậy theo các em, nhà nước nào có dân chủ? Vì sao? - HS trả lời - GV bổ sung và kết luận: Chỉ có nhà nước chủ nô, nhà nước Tư sản, nhà nước xã hội chủ chủ nghĩa là có nền dân chủ, vì Nhà nước phong kiến quyền lực chỉ tập trung vào 1 người – nhà vua. - GV hỏi: Theo em, nền dân chủ nào là tiên tiến nhất? Lấy ví dụ. - HS trả lời - GV chốt ý: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là tiến tiến nhất, tiến bộ nhất. Ví du: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ: người được bầu chỉ là giai cấp chủ nô và những người bình dân (nô lệ và phụ nữ) không được bầu cử. Ở những nước TBCN giai đoạn đầu, người da đen không có tư cách quyền công dân trong bầu cử. Hoạt động 2: Nêu vấn đề để tìm hiểu bản chất b. Bản chất của nền dân chủ xã của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. hội chủ nghĩa. - GV cho HS đọc bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Sau đó tổ chức cho học sinh giải đáp các tình huống có vấn để để làm sáng tỏ bản chất của - Nền dân chủ của đại quần chúng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. nhân dân - Được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước - GV đưa ra các tình huống có vấn đề như sau: - Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng Vấn đề 1: Có ý kiến cho rằng trong các nền dân chủ sản đã từng tồn tại trong lịch sử xã hội loài người thì chỉ có nền dân chủ XHCN là nền dân chủ rộng rãi nhất. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? - HS trả lời - GV chốt ý: Ý kiến trên là đúng, vì các nền dân chủ khác chỉ phục tùng ý chí và quyền lợi của giai cấp thống trị thông qua việc thực thi các thiết chế có lợi cho giai cấp cầm quyền. Ngược lại, nền dân chủ XHCN khẳng định và đảm bảo quyền làm chủ cho tất cả mọi công dân. Vấn đề 2: Có ý kiến cho rằng dân chủ là quyền làm chủ một cách tự do, vì thế không cần đến sự trợ
  3. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 11 giúp của nhà nước và sự bảo vệ của pháp luật. Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Cho ví dụ. - HS trả lời - GV chốt ý: Ý kiến trên sai. Vì để thực hiện quyền làm chủ của mình, người dân cần đến những thiết chế do nhà nước đặt ra, trong đó có pháp luật. Nhờ có nhà nước và pháp luật, nhân dân được bảo vệ quyền lợi của mình, tránh sa vào hiện tượng vô chính phủ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cộng đồng và xã hội. Ví dụ: Nhân dân được tự do sáng tác thơ, nhạc, tranh vẽ và những sáng tác đó nếu không được pháp luật bảo vệ thì sẽ bị người khác đánh cắp, sao chép bản quyền, gây hại đến lợi ích công dân. Vấn đề 3: Vì sao trong nền dân chủ XHCN, nhất thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản? - HS trả lời - GV chốt ý: Vì Đảng đề xuất đường lối và chủ trương cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề dân chủ, vì thế việc thực thi dân chủ cần được sự lãnh đạo của Đảng để đảm bảo nền dân chủ được thực hiện đúng định hướng và mang lại hiệu quả cao. Hoạt động 3: Đàm thoại để tìm hiểu nội dung cơ b. Nội dung cơ bản của dân chủ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực chính trị. trong lĩnh vực chính trị. - GV hỏi: Nội dung dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ? - Thực hiện mọi quyền lực thuộc - HS trả lời về nhân dân - GV kết luận và giải thích các biểu hiện: - Biểu hiện: + Quyền bầu cử, ứng cử + Quyền bầu cử, ứng cử + Tham gia quản lý nhà nước + Tham gia quản lý nhà nước + Kiến nghị với các cơ quan nhà nước + Kiến nghị với các cơ quan nhà + Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tư do tín ngưỡng nước + Khiếu nại tố cáo + Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tư do tín ngưỡng - GV cho HS làm bài tập sau để củng cố nội dung + Khiếu nại tố cáo này: Nhũng hoạt động nào sau đây thể hiện quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị? a. Phát hiện và tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ. b. Đi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. c. Trao đổi, đề xuất ý kiến với đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND. d. Tham gia tuyên truyền , cổ động người dân đi bầu cử Quốc hội, HĐND. e. Không tôn trọng quyền làm chủ của người khác. f. Tham gia phát biểu tại các cuộc họp do chính
  4. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 11 quyền địa phương tổ chức. g. Lợi dụng chức quyền để tham ô, tham nhũng tài sản đất nước. h. Tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào tại những vùng bị thiên tai. i. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội tại địa phương. k. Dân chủ hình thức. l. Lợi dụng quyền làm chủ để gây mất ổn định, xáo trộn tại đại phương. m. Cấm đoán, không cho người khác phát biểu, đóng góp ý kiến. Đáp án đúng: a,b,c,d,f,h,i. BÀI TẬP LUYỆN TẬP Bài 1: Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Dân chủ là gì? A. là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống XH B. là quyền làm chủ của giai cấp thống trị trong các lĩnh vực đời sống XH C. là quyền làm chủ của giai cấp công nhân trong các lĩnh vực đời sống XH Câu 2: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của: A. Nhân dân lao động. B. Nhà nước. C. Công nhân. D. Nông dân. Câu 3: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang: A. Bản chất của nhân lao động B. Bản chất của giai cấp công nhân C. Bản chất của giai cấp tư sản D. Bản chất của giai cấp thống trị E. Bản chất của giai cấp bị trị Bài 2: Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật có mâu thuẫn với nhau không? Tại sao? Bài 3: Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết? CHÚ Ý: CÔ SẼ KIỂM TRA VÀ CHO ĐIỂM SAU KHI ĐI HỌC LẠI.