Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (Tiết 1) - Trường THPT Trần Phú

docx 4 trang Đăng Bình 11/12/2023 550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (Tiết 1) - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_11_mot_so_pham_tru_co_b.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (Tiết 1) - Trường THPT Trần Phú

  1. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 10 Ngày soạn : 17/01/2019 Tiết : 22 Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Học sinh nắm được thế nào là nghĩa vụ và lương tâm. - Kiến thức trọng tâm: Lương tâm và làm thế nào để trở thành người có lương tâm. 2. Về kỹ năng a) Kỹ năng bài học: - Biết thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến bản thân - Biết giữ gìn lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và xã hội. - Lồng ghép các giá trị: trách nhiệm, phòng chống tham nhũng. b) Kỹ năng sống: Rèn luyện + Kỹ năng phản hồi/ lắng nghe tích cực + Kỹ năng hợp tác + Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. 3. Về thái độ - Coi trọng và giữ gìn lương tâm. - Cần sống có trách nhiệm với những người khác. 4. Năng lực a) Năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực giải quyết vấn đề. b) Năng lực chuyên biệt: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ. + Năng lực tự điều chỉnh hành vi. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC * Phương pháp: - Kết hợp thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm. * Phương tiện: - SGK, SGV GDCD lớp 10, sách thực hành GDCD 10. - Những câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện về nghĩa vụ và lương tâm của người Việt Nam. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, bảng phụ, bút dạ. - Chuẩn bị bài mới, những hình ảnh, câu thơ, câu chuyện về nghĩa vụ và lương tâm. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu đạo đức là gì ? Vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Cho ví dụ? 3. Học bài mới Đạo đức là một khái niệm rộng lớn. Đạo đức học cũng là một khoa học, đạo đức học có nhiều phạm trù cơ bản: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc. Tiết hôm nay chúng ta tìm hiểu 2 phạm trù: Nghĩa vụ và lương tâm. Vậy em hiểu nghĩa vụ là gì? Lương tâm là gì? Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta vào bài học hôm nay
  2. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 10 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp vấn đáp để tìm 1. Nghĩa vụ hiểu nghĩa vụ là gì. a. Nghĩa vụ là gì ? - GV: Chiếu hình ảnh và hỏi: + Em nhận xét gì về hoạt động nuôi con của sói mẹ và của Cha mẹ nuôi con đến trưởng thành ? - HS: Trả lời ý kiến cá nhân. + Sói mẹ nuôi con: Bản năng + Cha mẹ nuôi con: Tình thương, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ. - GV: Nhận xét, kết luận. Nghĩa vụ phản ánh các mối quan hệ đạo đức đặc biệt của con người. Nghĩa vụ là đặc trưng của đời sống con người. - GV: Cho HS trao đổi tiếp ví dụ: +Trẻ em cần được đi học. Cần có những điều kiện nào? Nghĩa vụ như thế nào? - HS: + Phải có: trường, thầy cô + Nghĩa vụ: Cha mẹ, mọi người đóng thuế, học phí; Học sinh phải học và rèn đạo đức - GV: Để đảm bảo hài hòa các nhu cầu, lợi ích của các - Khái niệm: Nghĩa vụ là trách thành viên, xã hội đặt ra các yêu cầu chung áp dụng cho nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, mọi người. Khi cá nhân nhận thức và tự giác thực hiện lợi ích chung của cộng đồng, của xã các yêu cầu đó → nghĩa vụ hội. Theo em, nghĩa vụ là gì ? - HS: Từ ví dụ rút ra khái niệm về nghĩa vụ. - Ví dụ: Đóng học phí, học và làm - GV: Em hãy nêu một số nghĩa vụ mà em đang thực bài hiện? (trong gia đình, nhà trường, xã hội) - HS: Trả lời cá nhân. - Bài học: - GV: Đưa tình huống để HS thấy ngoài nghĩa vụ pháp + Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi lý, còn phải thực hiện nghĩa vụ đạo đức. ích của xã hội lên trên. Không - GV: Đưa tình huống và hỏi: những thế, còn phải biết hi sinh + Có phải bao giờ nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội quyền lợi của mình vì quền lợi cũng phù hợp với nhau? Khi có mâu thuẫn thì giải quyết chung. như thế nào? + Xã hội phải có trách nhiệm đảm - HS: Nhận xét ý kiến cá nhân. bảo nhu cầu lợi ích chính đáng đối - GV: Nhận xét và rút ra bài học cho HS. với cá nhân. - HS: Ghi bài vào vở. b. Nghĩa vụ của người thanh niên - GV: Giới thiệu phần giảm tải: Nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay. (Giảm tải) Việt Nam hiện nay. Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp thuyết trình, 2. Lương tâm. đàm thoại, thảo luận nhóm để tìm hiểu phạm ttruf lương tâm - GV: Đưa ra các tình huống để HS nhận xét. Hỏi : + Em đánh giá như thế nào về hành vi của bạn Lan, bà Ba, bà An ? + Các cá nhân tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của mình như thế nào ?
  3. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 10 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt + Năng lực tự đánh giá đó gọi là gì? - HS : Trả lời a. Lương tâm là gì? - GV : Năng lực đó gọi là lương tâm. Lương tâm là gì ? - Khái niệm: Lương tâm là năng Lương tâm có mấy trạng thái ? lực tự đánh giá và điều chỉnh hành - HS : Trả lời. vi đạo đức của bản thân trong mối - GV : Nhận xèt, kết luận. quan hệ với người khác và xã hội. Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng thái thanh thản giúp con - Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái. người tự tin hơn vào bản thân. + Lương tâm thanh thản Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh + Lương tâm cắn rứt. hành vi của mình phù hợp yêu cầu xã hội. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng không biết ăn năn hối cải thì coi là vô lương tâm. - GV : Chiếu một đoạn phim cho HS thấy người có các hành vi sai lầm, lương tâm cắn rứt như thế nào. - HS : Xem phim, nhận xét. Hỏi : + Lương tâm của con người mang tính bẩm sinh, di truyến đúng không ? Vì sao ? + Theo em, con người có thể đánh mất lương tâm không ? Vì sao ? - GV chiếu hình ảnh và lồng ghép các giá trị trách nhiệm, phòng chống tham nhũng. Người có lương tâm cũng có thể đánh mất lương tâm của mình bất cứ lúc nào nếu không chịu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện. Cá nhân không chỉ phải có lương tâm mà phải biết giữ gìn lương tâm. Vì đánh mất lương tâm mà họ thiếu trách nhiệm với bản thân và nhà nước, đã tham nhũng hàng trăm tỉ đồng. VD: Vụ án Trịnh Xuân Thanh, Lã Thị Kim Oanh - GV chuyển ý qua phần b): Vì thế chúng ta cần phải cố b. Làm thế nào để trở thành người gắng rèn luyện để trở thành một người có lương tâm có lương tâm. trong sáng. - Đối với mọi người: - GV: Cho HS thảo luận nhóm – 2 phút : + Thường xuyên rèn luyện tư +Nhóm 1 : Mỗi người phải rèn luyện như thế nào để trở tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến thành người có lương tâm? bộ. + Nhóm 2 : Theo em là một học sinh trung học cần + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của phải làm gì để có lương tâm trong sáng ? bản thân một cách tự giác. + Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, - HS: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày. đẹp đẽ trong quan hệ giữa người - GV: Nhận xét, kết luận. với người. - HS: Ghi bài vào vở. - Đối với học sinh: + Tự giác thực hiện nghĩa vụ học sinh. + Rèn luyện ý thức đạo đức, tác phong kỉ luật. + Có lối sống lành mạnh, biết quan tâm giúp đỡ người khác.
  4. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 10 BÀI TẬP LUYỆN TẬP Câu 1: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về nghĩa vụ, lương tâm? Tục ngữ Nghĩa vụ Lương tâm Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Đào hố hại người lại chôn mình Gắp lửa bỏ tay người Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng Xay lúa thì thôi ẵm em Một lời nói dối sám hối bảy ngày. Câu 2 : Phân tích trạng thái lương tâm trong tình huống sau; Ý kiến của em như thế nào? Tại ngã ba đường phố có một phụ nữ bế con nhỏ, tay xách nặng qua đường. Lan, Hằng và Nga vừa đi đến đó, thấy vậy: - Lan: Nhìn rồi đi thẳng. - Hằng: Giúp đỡ tận tình 2 mẹ con qua đường. - Nga: Chế nhạo Hằng là mất thời gian vô ích. CHÚ Ý: CÔ SẼ KIỂM TRA VÀ CHO ĐIỂM SAU KHI ĐI HỌC LẠI.