Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (Tiết 2) - Trường THPT Trần Phú

docx 6 trang Đăng Bình 11/12/2023 610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (Tiết 2) - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_11_mot_so_pham_tru_co_b.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (Tiết 2) - Trường THPT Trần Phú

  1. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 10 Ngày soạn: 25/01/2019 Tiết: 23 Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (Tiết 2) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Về kiến thức - Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. 2. Về kỹ năng - Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức lien quan đến bản thân. - Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình ; biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và xã hội. - Biết làm chủ bản thân, phân tích đánh giá các hành vi đạo đức để từ đó suy nghĩ, hành động theo các chuẩn mực đạo đức, tránh được những việc làm sai lầm, vi phạm đạo đức. 3. Về thái độ - Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. - Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. * Trọng tâm: Nhân phẩm và danh dự; hạnh phúc II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng phán đoán, trình bày suy nghĩ / ý tưởng. - Kĩ năng phê phán, so sánh. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. - Kĩ năng hợp tác. - Kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - Thảo luận. - Đàm thoại. - Phân tích tình huống. - Trình bày 1 phút. * Trọng tâm: Nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo án, SGK, SGV GDCD 10. - Tư liệu tham khảo GDCD 10. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nghĩa vụ là gì? Cho ví dụ Câu 2: Lương tâm là gì? Cho ví dụ 3. Dạy bài mới Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về hai phạm trù đạo đức là Nghĩa vụ và Lương tâm. Chúng ta biết rằng, nhờ nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ đạo đức mà con người có được năng lực tự đánh giá hành vi của mình - tức con người có lương tâm. Khi con người có lương tâm thì người đó sẽ có có nhân phẩm, biết rèn luyện, bảo vệ danh dự và biết cảm nhận hạnh phúc của mình. Vậy, nhân phẩm là gì, danh dự là gì và thế nào là hạnh phúc? Để hiểu được những phạm trù đó hôm nay chúng ta sẽ đi vào tiết 2 bài 11, Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Tiết 2: Nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
  2. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 10 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Đàm thoại về phạm trù Nhân phẩm 1. Nhân phẩm và Danh dự. và Danh dự.( tích hợp phòng chống tham nhũng) a. Nhân phẩm. * Mục tiêu: - HS nắm được thế nào là Nhân phẩm và Danh dự. - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, phản hồi / lắng nghe tích cực. . Cách tiến hành: - GV thuyết trình: Trong mỗi con người luôn có những phẩm chất nhất định. Gv: Theo em đó là những phẩm chất nào? Em có những phẩm chất đó không? Nó có vai trò như thế nào đối với cá nhân? Những phẩm chất này làm nên giá trị làm người của mỗi con người. Vd: Bạn A nhặt được ví tiền trước sân trường và bạn đã đem giao nộp cho thầy hiệu trưởng. Chú A là cảnh sát tốt, luôn quan tâm đến mọi người , mặc dù gia đình rất khó khăn nhưng chú không bao - Nhân phẩm là toàn bộ những giờ nhận tiền hối lộ của người đi đường. phẩm chất mà mỗi người có - Bác A sau chiến tranh trở về Bác giữ chức vụ trưởng được. phòng tổ chức cán bộ, đã có nhiều người đến xin và Nhân phẩm là giá trị làm đưa phong bì cho bác để được sắp xếp công việc tốt người của mỗi con người. nhưng bác từ chối tất cả. - GV: Tất cả những phẩm chất tốt đẹp ấy đã tạo nên nhân phẩm. Vậy em hiểu thế nào là nhân phẩm? - HS trả lời - GV nhận xét và cho HS ghi bài : - - GV: Theo em, những người có hành vi xấu có được coi là có nhân phẩm hay không ? Tại sao ? - - HS trả lời - - GV nhận xét, bổ sung: Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất tốt đẹp do con người tạo ra trong hoạt động sống của cá nhân. Thông qua cử chỉ, hành vi cụ thể của cá nhân mà những phẩm chất tốt đẹp ấy được bộc lộ ra ngoài, nhờ vậy, chúng ta có thể cảm nhận được - XH đánh giá cao người chúng. có nhân phẩm. - Những người có hành vi xấu không được coi là có Hỏi: em nhận xét gì về hành vi nhân phẩm, họ đã coi thường và bán rẻ nhân phẩm của đó? mình chỉ vì những lợi ích tầm thường trong cuộc sống. GVrút KL: Là hành vi tham Đó là những người sản xuất và buôn bán hàng giả để lừa nhũng? gạt người tiêu dùng, buôn bán ma túy, cán bộ thường H: em hiểu thế nào là hvi tham xuyên nhận tiền hối lộ, tham ô( ví dụ: cán bộ nhận tiền nhũng.( GV giải thích giúp HS khi giải quyết thủ tục hành chính , công an nhận tiền hối hiểu tham nhũng là gì? Chủ thể lộ của người VPGT va cho qua tham nhũng? Vậy, ai đánh giá nhân phẩm? GV hỏi : cán bộ th nhũng là - - HS trả lời người có nhân phẩm ?
  3. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 10 - GV: Nhân phẩm rất đáng quý. Người có nhân phẩm là người được xã hội đáng giá cao và được kính trọng. Ngược lại, người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và bị khinh rẻ. - Biểu hiện của một người có Vậy, các em hãy cho cô biết tại sao người có nhân nhân phẩm: phẩm lại được xã hội đánh giá cao và kính trọng ? cho + Có lương tâm trong sáng. ví dụ để thể hiện điều đó ? + Có nhu cầu vật chất và tinh - HS trả lời thần lành mạnh. - GV nhận xét và tổng kết: Trong bất kì xã hội nào + Biết tôn trọng và thực hiện người có nhân phẩm luôn được xã hội đánh giá cao. Vì tốt các nghĩa vụ đạo đức. vậy, con người nói chung và HS chúng ta nói riêng cần phải phấn đấu để trở thành người có nhân phẩm và b. Danh dự luôn có ý thức giữ gìn nhân phẩm của mình, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà những giá trị vật chất, những lợi ích vật chất có sức cám dỗ ghê gớm và dễ làm người ta đánh mất đi nhân phẩm của GV hỏi:người vppl( người mình. tham nhũng) theo em họ có - GV thuyết trình: Khi con người tạo ra cho mình danh dự ko? những giá trị tư tưởng, giá trị đạo đức, giá trị làm người và những giá trị ấy được xã hội đánh giá công nhận thì người đó có danh dự. Với người thầy thuốc, phẩm chất quý nhất nơi họ là luôn tận tình chăm sóc người bệnh với tấm lòng - Danh dự là sự coi trọng, sự “Lương y như từ mẫu”; ở người thầy giáo, điều mà đánh giá cao của dư luận xã hội chúng ta trân trọng nơi họ là lòng yêu nghề, yêu người, đối với một người dựa trên các luôn tận tâm, tận lực vì con người. Đó cũng là hai giá trị tinh thần, đạo đức của nghề cao quý nhất, được xã hội trân trọng và tôn vinh người đó. gọi là “thầy”, danh dự của người đoàn viên thanh niên Danh dự là nhân phẩm đã được Qua những ví dụ trên, các em hãy cho biết thế nào là đánh giá và công nhận. danh dự ? - HS trả lời - GV nhận xét và ghi bảng: - GV đặt câu hỏi: Vậy làm thế nào để trở thành người có danh dự ? GV gợi ý: - Để được xã hội đánh giá là người có danh dự thì bản thân mỗi người phải làm gì ? - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung: Trong mọi sự đánh giá đối với nhân phẩm cá nhân thì sự đánh giá của xã hội là quan trọng nhất. Vì vậy, để trở thành người có danh dự thì trước hết mỗi cá nhân cần phải biết cống hiến cho xã hội, phấn đấu rèn luyện để tạo nên những giá trị tinh thần cũng như đạo đức cho bản thân và khi những giá trị ấy được công nhận thì phải biết giữ gìn những giá trị ấy. - GV thuyết trình: Khi biết giữ gìn danh dự của mình,
  4. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 10 các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều xấu. Khi đó, cá nhân được coi là có lòng tự trọng. Ngược lại với tự trọng là tự ái. - GV đưa ra tình huống: 1. Cậu bé đánh giày bước vào cửa hàng rất sang trọng để đánh giày cho khách. Khi cậu đánh xong, vị khách vứt tiền công cho cậu bé xuống đất. Cậu không nhặt số tiền đó và bỏ đi. Tại sao cậu bé làm như vậy ? Việc làm của cậu đã thể hiện cậu là con người như thế nào ? 2. Thấy bạn có điện thoại mới Lan cũng đòi ba mua điện thoại khác. Ba không đồng ý. Lan giận dỗi và mẹ chưa thể đáp ứng nhu cầu của em. Em giận dỗi bỏ ăn, nghỉ học. Hành động của Lan là đúng hay sai ? - HS thảo luận và trả lời - GV nhận xét, bổ sung: cậu bé kiên quyết không nhặt tiền cậu cũng có lòng tự trọng của mình. Cậu là người biết coi trọng danh dự của mình. Còn hành động của Lan biểu hiện lòng tự ái trẻ con của cô. - GV nêu câu hỏi: Vậy theo em sự khác nhau giữa lòng tự trọng và tự ái là gì ? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận: Lòng tự trọng thể hiện việc cá nhân biết tự đánh giá đúng bản thân mình, biết làm chủ được các nhu cầu của bản thân mình, biết kiềm chế được những nhu cầu không chính đáng. Còn sự tự ái lại là sự đánh giá cái tôi của mình quá cao và theo những tiêu chuẩn chủ quan. - GV phát vấn: là một HS THPT các em thấy mình cần phải làm gì để giữ gìn danh dự của mình? - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung: Để giữ gìn danh dự của mình, các em cần: + Phải cố gắng thi đua với các bạn để học thật tốt. Luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy của lớp và trường. + Biết giữ lời hứa với những người xung quanh. + Trong cuộc sống phải biết cư xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. - GV chuyển ý: Khi cá nhân chúng ta thực hiện tốt các nghĩa vụ thì lương tâm chúng ta sẽ thanh thản, được xã hội công nhận là người có nhân phẩm và danh dự, khi đó ta sẽ cảm thấy sung sướng và hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì ? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu ở mục 4, Hạnh phúc. * Hoạt động 4: Đàm thoại về Hạnh phúc. 4. Hạnh phúc *Mục tiêu: a. Hạnh phúc là gì?
  5. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 10 - HS nắm được thế nào là Hạnh phúc. - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, phản hồi / lắng nghe tích cực. * Cách tiến hành: - GV thuyết trình: "Hạnh phúc là gì hả Mẹ ?" đó là câu hỏi mà gần như đã bào mòn cả tâm hồn của hầu hết tất cả chúng ta từ thơ bé và thậm chí cho đến tận bây giờ đôi khi vẫn len lỏi vào giấc ngủ. Quan niệm về hp ở mỗi người khác nhau Kq học tập cao; mua vé số trúng thưởng; được tặng 1 món quà mà mình rất thích; Như vậy, các em có thể thấy có rất nhiều những quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Tại sao lại có sự khác nhau đó ? Bởi hạnh phúc gắn với cảm nhận và đánh giá của từng người; đồng thời, hạnh phúc còn phụ thuộc vào những tiêu chuẩn, sự đánh giá của xã hội ở từng thời kì lịch sử. - GV phát vấn: vậy khi nào em thấy hạnh phúc ? - HS trả lời - GV tiếp tục nêu câu hỏi: Vậy, em hiểu hạnh phúc là gì ? - HS trả lời - GV nhận xét và ghi bảng: GV thuyết trình: Đọc lại định nghĩa ta thấy: hạnh - Hạnh phúc là cảm xúc vui phúc là cảm xúc vui sướng của con người khi được sướng, hài lòng của con người thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần nhưng đó trong cuộc sống khi được đáp phải là những nhu cầu chân chính lành mạnh. Hạnh ứng, thỏa mãn các nhu cầu phúc khác với sự thỏa mãn cá nhân. Sự thỏa mãn cá chân chính, lành mạnh về vật nhân theo kiểu “Cầu được, ước thấy” chỉ là sự thỏa chất và tinh thần. mãn mọi nhu cầu, bất kể đó là nhu cầu sai trái. Trong cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất nhiều những nhu cầu không chân chính, không lành mạnh như: chạy theo mốt, những HS ham điện tử mà bỏ cả học Đó chính là những tệ nạn của xã hội mà chúng ta cần phải lên án, đấu tranh và loại bỏ. - GV phát vấn: Theo em, hạnh phúc của một HS trung học là gì ? - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung: hạnh phúc của một HSPT là được gia đình, nhà trường tạo mọi điều kiện VC - TT để học tốt, được thầy giáo quý mến, bạn bè tin yêu. - GV chuyển ý: Cá nhân sống trong xã hội nên hạnh phúc của cá nhân luôn có mối quan hệ với hạnh phúc xã hội. Vậy hạnh phúc xã hội là gì ? Ta đi vào tìm hiểu phần b. Mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội. - GV: phần này SGK đã viết khá kĩ nên các em về nhà tự học.
  6. Trường THPT Trần Phú - Giáo dục công dân 10 - GV phát vấn: Vậy làm thế nào để chúng ta có được hạnh phúc? - HS trả lời - GV nhận xét và phân tích thêm: Nhọc công tìm khắp đông, tây Ai hay hạnh phuc ở ngay lòng mình” Để có được hạnh phúc chúng ta cần phải biết cho đi hạnh phúc. Nỗi khổ được chia sẻ sẽ vơi nửa, nhưng hạnh phúc được chia sẻ sẽ nhân đôi. Và có những hạnh phúc vô biên khi ta mang lại hạnh phúc cho người khác bất chấp hòan cảnh riêng của mình bởi “Người hạnh phúc nhất là người đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất”(K.Marx). Mỗi chúng ta đều có một tổ ấm, một gia đình của riêng mình.Gia đình chỉ thực sự hạnh phúc khi mọi thành viên luôn quan tâm yêu thương lẫn nhau, biết cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống Ngày nay, cuộc sống đang ngày càng bận rộn hơn. Những bữa ăn đã thưa người dần, nụ cười cũng đã ít đi. Mọi người chỉ lo cho cuộc sống vật chất mà quên đi cuộc sống tinh thần, dù rằng có vật chất thì tinh thần mới có thể tồn tại, nhưng mấy ai biết cân bằng giữa vật chất và tinh thần. Chỉ khi nào nó được cân bằng thì bạn mới có cuộc sống thoải mái, hạnh phúc và có thể tạo được một gia đình hạnh phúc! BÀI TẬP LUYỆN TẬP 1. GV đưa ra câu câu chuyện để củng cố bài học: Xưa có ông quan Tả Thị lang, khi có người đến nhà kính cẩn xin ông nhận cho tấm lụa quý để tỏ lòng biết ơn khi vừa thắng kiện, mà anh ta nghĩ rằng chắc là nhờ quan Tả Thị có phần chiếu cố. Quan trả lời: Ta không biết anh là ai, việc xử án là theo luật lệ. Người khách trả lời: Tập tục bây giờ đều thế, tấm lụa có đáng là bao, chỉ gọi là một chút lòng thành. Còn đi vào lúc này là để tránh điều dị nghị. Quan trừng mắt: ngươi cũng biết nói đến điều dị nghị à ? Tránh dị nghị sao còn lén lút ? Tập tục thì ta mặc, ta há phải theo tập tục để làm ô danh như bao kẻ khác hay sao ? Dứt lời, ông bảo người nhà đuổi khách ra khỏi cửa. Hỏi: Tại sao quan Tả Thị lại làm như vậy ? Việc làm của ông thuộc phạm trù đạo đức nào ? 2. Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?