Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình - Trường THPT Trần Phú

doc 9 trang Đăng Bình 11/12/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_12_cong_dan_voi_tinh_ye.doc

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình - Trường THPT Trần Phú

  1. Trường THPT Trần Phú – Giáo dục công dân 10 Ngày soạn: 5/2/2020 Tiết: 24+25 BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (2 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Hiểu được: Thế nào là tình yêu chân chính, hôn nhân và gia đình. - Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiền bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. - Nêu được các chức năng cơ bản của gia đình - Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên. - Hiểu được mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình. 2. Về kỹ năng - Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân và gia đình. - Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình. 3. Về thái dộ - Đồng ý, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân và gia đình. -Yêu quý gia đình. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HS NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ, N công dân, NL tự quản lý và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán. III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: Thuyết trình, Thảo luận nhóm, Xử lý tình huống, Đọc hợp tác. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD lớp 10 - Sách giáo viên GDCD lớp 10 V. TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Đặt vấn đề - HS đọc và xử lý tình huống: + An là một cô gái xinh đẹp, có nhiều chàng trai theo đuổi. Theo An nghĩ con gái phải quen một lúc nhiều người là điều đương nhiên để có nhiều sự chọn lựa. Và thực tế, An vừa quen một bạn nam trong lớp vì bạn ấy học giỏi, có thể giúp An trong việc học. Ngoài ra, An còn quen một thiếu gia có tiếng ở Đà Thành để thỏa thú vui mua sắm và ăn chơi của nàng. Một số bạn nữ trong lớp cho rằng việc An quen nhiều người là sai trái nhưng An vẫn phớt lờ. Theo em, việc làm của An là đúng hay sai? Nếu em là bạn thân của An em sẽ khuyên bạn mình như thế nào?
  2. Trường THPT Trần Phú – Giáo dục công dân 10 Gợi ý: Suy nghĩ của bạn An là sai lệch với đạo đức cá nhân và quan niệm về tình yêu. Và chúng ta cần phải tìm ra giúp An nhận ra và cố gắng sửa chữa sai lầm của mình? Giải pháp dành cho An sẽ nằm trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng đi vào bài học Hoạt động 1. ĐỌC HỢP TÁC SGK VÀ XỬ LÝ 1.Tình yêu THÔNG TIN TÌM HIỂU KHÁI NIỆM TÌNH YÊU a. Tình yêu là gì? * Mục tiêu: Tình yêu là sự rung cảm - HS nêu được thế nào là tình yêu, có quan niệm đúng đắn và quyến luyến sâu sắc về tình yêu. giữa hai người khác giới. - Rèn luyện năng lực tự nhận thức cho học sinh. Ở họ có sự phù hợp về * Cách tiến hành: nhiều mặt làm cho họ có - GV cho HS đọc hợp tác bài thơ “Nhớ”- Nguyễn Đình nhu cầu gần gũi, gắn bó Thi, trang 96. với nhau, tự nguyện sống Hỏi: Tình yêu của tác giả được thể hiện như thế nào qua vì nhau và sẵn sàng hiến bài thơ? dâng cho nhau cuộc sống - HS suy nghĩ và trả lời. của mình. - GV nhận xét và kết luận: Bài thơ trên, tác giả nói lên tình yêu của mình một cách mãnh liệt, với nỗi nhớ da diết. Em và Đất nước hòa quyện trong nhau, tình yêu trai gái khăng khít với tình yêu đất nước; mặt khác, bài thơ như một lời tuyên ngôn về tình yêu và lí tưởng của người chiến sĩ. Hỏi: Em hãy sưu tầm một số câu thơ, ca dao về tình yêu? - HS thảo luận và trả lời. - GV bổ sung + “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai Tôi yêu em chân thành, đằm thắm Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em” - Trích “Tôi yêu em”- Bản dịch của Nguyễn Đức Quyết- Truởng khoa Nga + Yêu em anh biết để đâu Để vào tay áo lâu lâu ngó dòm. + Nhớ ai, bổi hổi, bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. Hỏi: Qua những câu ca dao hoặc đoạn thơ được sưu tầm trên, em hiểu tình yêu có những biểu hiện gì? - HS thảo luận và trả lời - GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ - GV nêu tiếp câu hỏi để thảo luận: Em biết những quan niệm nào về tình yêu?
  3. Trường THPT Trần Phú – Giáo dục công dân 10 - GV chính xác hóa ý kiến của HS. - GV định hướng HS: Có rất nhiều định nghĩa tình yêu, chẳng hạn: + Tục ngữ Anh: Tình yêu là màu xanh + Danh ngôn Pháp: Tình yêu là kì diệu của văn minh + Theo Dược học: Tình yêu là chất kích thích làm cho người ta sảng khoái, vui tươi, nhưng cũng có khi là thứ chất độc, làm cho con người ta ủ đột, yếu mềm. +Theo Vật lý học: Tình yêu là hiện tượng hút nhau giữa hai điện cực trái dấu. + Định nghĩa về tình yêu như trong bài là đứng trên phương diện đạo đức học. Đây là một định nghĩa thuyết phục được rất nhiều người. Hoạt động 2. THẢO LUẬN LỚP TÌM HIỂU THẾ b) Thế nào là một tình NÀO LÀ TÌNH YÊU CHÂN CHÍNH yêu chân chính? * Mục tiêu: - HS hiểu được thế nào là tình yêu chân chính, tỏ thái độ không đồng tình trước những hành vi không chân chính trong tình yêu. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho HS * Cách tiến hành: - GV cho học sinh biết về tình huống (chiếu trên màn hình/ viết trước trên giấy khổ lớn hoặc cho HS đóng vai) Tình huống: Minh là một chàng trai con nhà giầu. Còn Lan là một cô gái quê lên thành phố học. Do có vẻ ngoài ưa nhìn nên Lan rất được lòng các chàng trai trong đó có Minh. Minh yêu Lan da diết, hết mực chiều chuộng cô và sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi của cô. Mặc dù không yêu Minh nhưng vì muốn có tiền để tiêu xài cho những nhu cầu của bản thân nên Lan đã nhận lời yêu Minh. Hỏi: Em có nhận xét gì về tình yêu giữa Minh và Lan - HS thảo luận lớp về tình huống - GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ - Tình yêu chân chính là - GV nêu tiếp câu hỏi để thảo luận: Em hãy nêu các biểu tình yêu trong sáng, lành hiện của tình yêu chân chính? mạnh, phù hợp với các - GV chính xác hóa ý kiến của HS. quan niệm đạo đức tiến bộ - GV Kết luận: của xã hội. - GV định hướng HS: Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng - Biểu hiện tình yêu chân tình yêu giữa An và Nam chỉ xuất phát từ một phía và vì chính:
  4. Trường THPT Trần Phú – Giáo dục công dân 10 những lợi ích của bản thân chứ không phải là tình yêu + Tình cảm chân thực, sự đích thực( tình yêu chân chính). quyến luyến, cuốn hút, gắn bó của cả hai người. + Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi. + Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía. + Lòng vị tha và thông cảm. Hoạt động 3: Thảo luận lớp tìm hiểu những điều cần - Yêu đương quá sớm tránh trong tình yêu - Yêu một lúc nhiều GV: Theo em, những điều nào sau đây cần tránh trong người, yêu để chứng tỏ tình yêu? khả năng chinh phục a) Yêu đương quá sớm bạn khác giời b) Yêu một lúc nhiều người - Quan hệ tình dục trước c) Yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác hôn nhân giới hoặc yêu vì mục đích vụ lợi d) Có quan hệ tình dục trước hôn nhân e) Tất cả các câu trên. HS: Trả lời GV: Nhận xét và ghi bảng
  5. Trường THPT Trần Phú – Giáo dục công dân 10 Hoạt động 4: Thảo luận lớp và nhóm, xử lý tình huống 2. Hôn nhân để tìm hiểu khái niệm hôn nhân và chế độ hôn nhân a. Hôn nhân là gì? nước ta hiện nay. *Mục tiêu: - Qua các câu hỏi thảo luận và tình huống, HS nêu được khái niệm hôn nhân và chế độ hôn nhân nước ta hiện nay. - Rèn luyện NL giao tiếp và hợp tác, NL xử lý tình huống và giải quyết vấn đề. *Cách tiến hành: - GV: Nêu tình huống: Anh An và chị Bình sống chung với nhau đã được 10 năm nhưng không đăng kí kết hôn. Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý có được xem là vợ chồng hay không, vì sao? - HS: Thảo luận - GV: Quan hệ của họ về mặt pháp lý không được xem là vợ chồng vì giữa họ không có kết hôn. - GV: Em hiểu hôn nhân là gì? Hôn nhân là quan hệ giữa - HS: Trả lời vợ chồng sau khi đã kết - GV: Nhận xét, cho HS ghi bài hôn - GV: Giải thích cho HS hiểu kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. GV: Ở nước ta, pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu? HS: Trả lời GV: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên GV: Nêu tình huống: b) Chế độ hôn nhân ở Hương sinh ra trong một gia đình nghèo lại đông anh chị nước ta hiện nay em. Khi lấy chống Hương đòi bố mẹ phải tổ chức đám Thứ 1: Hôn nhân tự cưới thật to cho đỡ bẻ mặt với nhà trai giàu có, mặt khác nguyện và tiến bộ. cô nghĩ đời chỉ có một lần lên xe hoa nên phải tổ chức thật - Hôn nhân tự nguyện và lớn để tự hào vời mọi người. Em có đống ý với suy nghĩ tiến bộ là hôn nhân dựa của Hương không? Vì sao? trên tình yêu chân chính. HS: Trả lời - Tự nguyện trong hôn GV: Nhận xét, giải thích nhân thể hiện qua việc cá *Kết luận: nhân được tự do kết hôn theo luật định. GV: Chia lớp thành 3 nhóm: - Hôn nhân tiến bộ là hôn Nhóm 1: Cho biết và phân tích nội dung cơ bản trong chế nhân bảo đảm về mặt pháp độ hôn nhân ở nước ta? lý. Nhóm 2: Theo em, li hôn có những tác hại gì? - Hôn nhân tự nguyện và
  6. Trường THPT Trần Phú – Giáo dục công dân 10 Nhóm 3:So sánh chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và tiến bộ còn thể hiện ở việc trước đây? bảo đảm quyền tự do li HS: Đại diện nhóm trả lời hôn. Li hôn chỉ được coi GV: Nhận xét, đánh giá và cho học sinh ghi bài là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là đối với con cái. Thứ 2: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng. Bởi vì, tình yêu là không thể chia sẻ được. - Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới .Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi, mà là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình.
  7. Trường THPT Trần Phú – Giáo dục công dân 10 Hoạt động 5: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VỀ GIA ĐÌNH. 3. Gia đình, chức năng * Mục tiêu: của gia đình, các mối - HS nêu được khái niệm gia đình. quan hệ gia đình và - Rèn luyện NL nhận thức, xác định giá trị trách nhiệm của các * Cách tiến hành: thành viên - GV định hướng và đặt câu hỏi cho HS: Các em sẽ được a) Gia đình là gì? xem một bức tranh về gia đình. Hãy chỉ ra các mối quan - Quan hệ hôn nhân. hệ có trong bức tranh? - Quan hệ huyết thống. - HS trả lời. - GV chính xác hóa ý kiến của học sinh. -GĐ là một cộng đồng - GV nêu tiếp câu hỏi để thảo luận: Theo các em gia người chung sống và đình là gì? gắn bó với nhau bởi hai - 2 – 3 HS trả lời. mối quan hệ cơ bản là - GV chính xác hóa ý kiến của HS. quan hệ hôn nhân và Kết luận: quan hệ huyết thống. -GĐ là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản gồm: Quan hệ hôn nhân ( vợ - chồng) và quan hệ huyết thống ( cha mẹ - con cái, ông bà - cháu, anh chị em ruột .). - Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau gia đình có thể được phân loại theo các hình thức khác nhau.
  8. Trường THPT Trần Phú – Giáo dục công dân 10 Hoạt động 6: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG NHẰM TÌM b) Chức năng của gia đình HIỂU CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH. - Chức năng duy trì nòi Mục tiêu: giống. - Thông qua tình huống HS nhận biết các chức năng - chức năng kinh tế. của gia đình và có hiểu biết về chúng. - chức năng tổ chức đời - Rèn luyện được NL tư duy, NL giải quyết vấn đề, NL sống gia đình. tự học. - chức năng nuôi dưỡng Cách tiến hành: giáo dục con cái. - GV nêu tình huống: “Anh Tính và chị Tuyết là một đôi vợ chồng trẻ đã kết hôn được 10 năm và đã có hai người con là Phương và Tài. Cả hai đều tới tuổi ăn tuổi học nên rất cần chi phí để lo cho hai cháu. Vì thế chị Tuyết đã mở một quán cà phê nho nhỏ trước nhà để phụ giúp anh Tính trang trải chi phí. Tuy bận bịu là thế nhưng anh chị vẫn giành thời gian để dạy bảo hai cháu những điều hay lẽ phải, làm thể nào để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Tài và Phương cũng luôn luôn cố gắng rèn luyện và học tập, mong sao ba mẹ lấy đó là động lực trong cuộc sống”. - GV hỏi; 1. Em có nhận xét gì về GĐ của anh Tính Và chị Tuyết? 2.GĐ anh Tính và chị Tuyết đã thực hiện được những chức năng gì? - GV tổ chức cho HS thảo luận tình huống trên ( 2 người 1 nhóm). - HS thảo luận và trả lời. - GV nhận xét và tóm tắt ý kiến của HS. Kết luận: - Giống như một cộng đồng xã hội thu nhỏ và được xem là tế bào của xã hội, gia đình luôn thực hiện đầy đủ 4 chức năng cơ bản gồm: Chức năng duy trì nòi giống, chức năng kinh tế, chức năng tổ chức đời sống gia đình, chức năng nuôi dưỡng giáo dục con cái.
  9. Trường THPT Trần Phú – Giáo dục công dân 10 BÀI TẬP LUYỆN TẬP - GV tổ chức cho HS thảo luận phần câu hỏi, bài tập 3,4 và 5 (trang 86,SGK GDCD lớp 10) - HS lưu ý trả lời các câu hỏi tình huống trong bài giảng. * GV chính xác hóa đáp án: Bài tập 3: Không, vì sống với nhau như vợ chồng nhưng không kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân đó sẽ không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Bài tập 4: Điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong chế độ phong kiến trước đây là hôn nhân tự nguyện, quan hệ giữa vợ và chồng là bình đẳng. Bài 5: Trong xã hội nông nghiệp trước đây, do công cụ lao động lạc hậu, năng xuất thấp nên gia đình cần sinh nhiều con cái để có nhiều người tham gia lao động, sản xuất. Ngày nay, quan niệm này không còn phù hợp nữa. Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con để nuôi dạy cho tốt. Gv hỏi: Đã là học sinh cấp 3 thì chắc hẳn trong các em ai cũng sẽ có một cách nhìn và cảm nhận tình yêu cho riêng mình . Vậy theo bản thân em tình yêu là gì ? - Theo em ngày nay tình yêu chân chính có tồn tại hay không ? - Làm thế nào để có được 1 tình yêu đẹp và đúng lưới tuổi? Gv đưa ra tình huống An và Hoa là 2 sinh viên Đại học, An thích và tỏ tình với Hoa. Biết gia đình An giàu có , cậu ấy đi xe xịn và có tiền dù không yêu nhưng Hoa vẫn chấp nhận làm người yêu An. Vậy theo em tình yêu đó có phải tình yêu chân chính không ? Nếu em là Hoa em có nhận lời yêu An trong khi em không yêu cậu ấy không ? Hoạt động mở rộng. - GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật về luật hôn nhân và gia đình trên mạng internet, ví dụ: - HS sưu tầm tìm một số bài thơ, ca dao hoặc tục ngữ nói về tình yêu. Tìm kiếm những tranh ảnh hay những câu chuyện nói về gia đình trong thời đại ngày nay, có những tiêu cực và tích cực gì.