Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X) (Tiếp theo) - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X) (Tiếp theo) - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_10_bai_16_thoi_bac_thuoc_va_cuoc_dau_tra.doc
Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X) (Tiếp theo) - Trường THPT Thái Phiên
- Giáo án giảng dạy Bài 16 Lịch sử 10 BÀI 16 THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X) (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp HS thấy được tính liên tục rộng lớn, quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta trong các thế kỷ I - IX. - Nắm được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Lý Bí, chiến thắng Bạch Đằng (938). 2. Về tư tưởng - Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược và đô hộ. - Giáo dục lòng biết ơn các vị anh hung dân tộc, tự hào về những chiến thắng của dân tộc. 3. Về kĩ năng - Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, lập bảng thống kê, sử dụng bản đồ. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lược đồ chiến thắng Bạch Đằng (938). - Bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa. - Tranh ảnh trong SGK và tài liệu có liên quan. III. TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Trải qua nhiều thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ từ 179 TCN đến 938, nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh giành độc lập. Để hiểu được sự liên tục, rộng lớn, tính chất quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc, chúng ta cùng tìm hiểu bài 16. Những kiến thức HS cần nắm vững II. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (THẾ KỶ I - ĐẦU THẾ KỶ X) 1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Địa bàn 40 KN Hai Bà Trưng Hát Môn 100, 137, 144 KN của ND Nhật Nam Quận Nhật Nam 157 KN của ND Cửu Chân Quận Cửu Chân 178, 190 KN của ND Giao Chỉ Quận Giao Chỉ 248 KN Bà Triệu 542 KN Lý Bí THPT Thái Phiên 1
- Giáo án giảng dạy Bài 16 Lịch sử 10 687 KN Lý Tự Tiên 722 KN Mai Thúc Loan 776- 791 KN Phùng Hưng 819- 820 KN Dương Thanh 905 KN Khúc Thừa Dụ 938 KN Ngô Quyền * Nhận xét: - Nhân dân liên tiếp đấu tranh giành độc lập. - Khởi nghĩa nổ ra liên tục, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia. - Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ). - Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc. 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Cuộc Thời Kẻ khởi Địa bàn Tóm tắt diễn biến Ý nghĩa gian thù nghĩa Hai Bà 3/ 40 Nhà Hát Môn - 3/40, Hai Bà Trưng khởi - Thể hiện lòng yêu nước Trưng Đông Mê Linh, nghĩa => chiếm được Cổ Loa, của nhân dân ta. Hán Cổ Loa, thái thú Tô Định trốn về TQ. - Khẳng định vai trò to lớn Luy Lâu KN thắng lợi, Trưng Trắc lên của phụ nữ VN. làm vua xây dựng chính quyền tự chủ. - Năm 42, Nhà Hán đưa hai vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng => thất bại, Hai Bà Trưng hi sinh. Lý Bí 542 Nhà Long - 542, Lý Bí liên kết các châu - Thể hiện lòng yêu nước Lương Biên thuộc miền Bắc khởi nghĩa => của nhân dân ta. Tô Lịch Lật đổ chế độ đô hộ. - 544, Lý Bí lên ngôi, lập nước Vạn Xuân. - 545, nhà Lương đem quân xâm lược, Lý Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến=>550 thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi vua. THPT Thái Phiên 2
- Giáo án giảng dạy Bài 16 Lịch sử 10 - 603, nhà Tùy xâm lược, nước Vạn Xuân thất bại. Khúc 905 Đường Tống - 905, Khúc Thừa Dụ được - Lật đổ ách đô hộ của nhà Thừa Bình đánh chiếm Tống Bình, dành Đường, giành độc lập tự Dụ quyền tự chủ (giành chức Tiết chủ. độ sứ). - Đánh dấu thắng lợi căn - 907, Khúc Hạo xây dựng bản trong cuộc đấu tranh chính quyền độc lập tự chủ. giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc. - Tạo điều kiện đi đến thắng lợi hoàn toàn năm 938. Ngô 938 Nam Sông - 938, quân Nam Hán xâm lược - Bảo vệ vững chắc nền Quyền Hán Bạch ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân độc lập tự chủ của đất Đằng dân giết chết Kiều Công Tiễn nước. (cầu viện Nam Hán) và tổ chức - Mở ra thời đại độc lập tự đánh quân Nam Hán trên sông chủ lâu dài cho dân tộc. Bạch Đằng, đập tan âm mưu - Kết thúc vĩnh viễn 1 xâm lược của nhà Nam Hán. nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống chính quyền đô hộ phương Bắc là A. chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt. B. chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân. C. chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta. D. do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc. Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc? A. Liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cưu Chân và Nhật Nam. B. Được đông đảo nhân dân tham gia, hưởng ứng. C. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ một thời gian. D. Mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc. Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm A. 40 B. 41 C. 42 D. 43 Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ tại THPT Thái Phiên 3
- Giáo án giảng dạy Bài 16 Lịch sử 10 A. Mê Linh (Vĩnh Phúc). B. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội). C. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội). D. Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã diễn ra như thế nào? A. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh; Trưng Trắc lên ngôi vua đóng đô tại đây. B. Từ Mê Linh, quân khởi nghĩa tiến đánh Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định bị giết tại trận. C. Được nhân dân nhiệt tình ảnh hưởng, quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm Cổ Loa, đập tan tận gốc rễ chính quyền đô hộ. D. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh, rồi Cổ Loa và Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Câu 6. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là A. được đông đảo nhân dân tham gia. B. có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số. C. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa. D. lực lượng nghĩa quân được tổ chức thành nhiều bộ phận; quân thủy, quân bộ và tượng binh. Câu 7. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua đã quyết định đóng đô ở A. Cổ Loa B. Hoa Lư C. Mê Linh D. Luy Lâu Câu 8. Chính quyền được thành lập sau khởi nghĩa Hai Bà Trung thắng lợi được đánh giá là A. chính quyền tuy còn sơ khai nhưng mang tính độc lập, tự chủ rõ ràng B. chính quyền do nhân dân bầu ra C. chính quyền được sự thừa nhận của phong kiến phương Bắc D. chính quyền chủ yếu thực hiện chức năng quân sự Câu 9. Những nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của nhân dân ta là A. Lãng Bạc, Mê Linh, Cẩm Khê, Luy Lâu B. Chu Diên, Mê Linh, Hát Môn, Cổ Loa C. Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Chu Nhai D. Lãng Bạc, Cổ Loa, Hạ Lôi, Cẩm Khê Câu 10. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì trong lịch sử dân tộc? A. Thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc B. Thể hiện khí phách dân tộc và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam C. Đánh bị ý chí xâm lược của nhà Hán D. Mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc Câu 11. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhằm chống lại ách cai trị của A. Nhà Hán B. Nhà Tống THPT Thái Phiên 4
- Giáo án giảng dạy Bài 16 Lịch sử 10 C. Nhà Ngô D. Nhà Lương Câu 12. Mùa xuân năm 544 diễn ra sự kiện gì? A. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bước vào giai đoạn quyết liệt B. Lý Bí lên ngôi vua, lập nên nước Vạn Xuân C. Nước Vạn Xuân được thành lập D. Lý Bí trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục Câu 13. Kinh đô của nước Vạn Xuân được dựng lên ở đâu? A. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) B. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) C. Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh) D. Hoa Lư (Ninh Bình) Câu 14. Dạ Trạch Vương là tên gọi của nhân dân đối với A. Lý Bí B. Triệu Quang Phục C. Lý Phật Tử D. Lý Thiên Bảo Câu 15. Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật cuộc khởi nghĩa Lý Bí ? A. Diễn ra qua hai giai đoạn; khởi nghĩa và kháng chiến B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta D. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô Câu 16. Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì? A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến B. Chống ách đô hộ của nhà Hán C. Chống ách đô hộ của nhà Đường D. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc Câu 17. Người biết tận dụng thời cơ nổi dậy giành chính quyền tự chủ vào năm 905 là A. Dương Đình Nghệ B. Khúc Hạo C. Khúc Thừa Dụ D. Khúc Thừa Mĩ Câu 18. Để xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ vừa giành được, họ Khúc đã A. Xây dựng hệ thống thành lũy kiên cố B. Chế ra nhiều loại vũ khí mới, lợi hại C. Cải cách trên nhiều mặt, giảm nhẹ sự đóng góp của nhân chúng D. Liên kết với Champa và các nước láng giềng khác Câu 19. Sự nghiệp giành quyền tự chủ của họ Khúc có ý nghĩa lịch sử A. Khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng, vua Thục B. Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc C. Đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 938 THPT Thái Phiên 5
- Giáo án giảng dạy Bài 16 Lịch sử 10 D. Tạo điều kiện đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh Câu 20. Quân Nam Hán đã lợi dụng cơ hội nào để xâm lược nước ta lần thứ hai A. Dương Đình Nghệ - người đứng đấu chính quyền tự chủ bị giết hại B. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán giúp chống lại Ngô Quyền C. Khúc Thừa Dụ qua đời D. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn Câu 21. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền diễn ra vào năm nào? A. 931 B. 935 C. 937 D. 938 Câu 22. Kế đánh giặc của Ngô Quyền có điểm gì nổi bật? A. Dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng B. Bố trí trận địa mai phục để đánh bại kẻ thù C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu cho quân mai phục và nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước Câu 23. Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng năm 938 là gì? A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta B. Nâng cao vị thế của nước ta trong kv C. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc D. Để lại bài học về khoan thư sức dân trong kế sách giữ nước Câu 24. Hãy kết nối thông tin ở cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp 1. Lý Bí a) Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại cuộc xâm lược của quân 2. Triệu Nam Hán lần thứ nhất Quang Phục b) Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại cuộc xâm lược của quân 3. Khúc Nam Hán lần thứ hai, mở thời đại độc lập tự chủ lâu dài của Thừa Dụ dân tộc 4. Ngô c) Lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống chế độ cai trị, bóc lột Quyền của nhà Lương, lật đổ chính quyền đô hộ, lên ngôi vua, đặt quốc hiệu Vạn Xuân d) Tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Lương ở đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) được tôn làm Dạ Trạch Vương A. 1 – c, 2 – d, 3 – a, 4 – b. B. 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 – a. C. 1 – a, 2 – d, 3 – b, 4 – c. D. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d. Câu 25. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau: “ có thể lấy quân mới họp mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho .không dám sang lại lần nữa.” A. Tiền Ngô Vương của nước Việt ta người phương Bắc THPT Thái Phiên 6
- Giáo án giảng dạy Bài 16 Lịch sử 10 B. Ngô Quyền của mình quân Hán C. Quân giặc chưa được bao lâu quân ta D. Dương Đình Nghệ của nước ta người Trung Quốc THPT Thái Phiên 7