Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X - XV - Trường THPT Thái Phiên

doc 5 trang Đăng Bình 12/12/2023 280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X - XV - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_bai_18_cong_cuoc_xay_dung_va_phat_tri.doc

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X - XV - Trường THPT Thái Phiên

  1. Giáo án giảng dạy Bài 18 Lịch sử 10 BÀI 18 CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỶ X – XV I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Trải qua 5 thế kỷ độc lập, nhân dân ta đã xây dựng được một nền kinh tế đa dạng và hoàn thiện. - Nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là nông nghiệp, tuy có nhiều mâu thuẫn trong vấn đề ruộng đất, nhưng những yếu tố cần thiết để phát triển nông nghiệp vẫn được phát triển như: Thủy lợi, mở rộng ruộng đất, tăng các loại cây trồng - Thủ công nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng cao không chỉ phục vụ trong nước mà còn góp phần trao đổi với bên ngoài. - Thương nghiệp phát triển. 2. Về tư tưởng, tình cảm - Tự hào về những thành tựu kinh tế dân tộc đã đạt được. - Thấy được sự hạn chế trong nền kinh tế phong kiến, từ đó liên hệ với thực tế hiện nay. 3. Về kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét. - Rèn kĩ năng liên hệ thực tế. II. THIẾT BỊ, TƯ LIỆU DẠY - HỌC - Tranh ảnh, lược đồ có liên quan. - Những câu ca dao về kinh tế, một số nhận xét của người nước ngoài III. TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC - Với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, từ thế kỷ X cho đến thế kỷ XV, nhân dân ta đã nhiệt tình lao xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ toàn diện. Để hiểu được công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của nhân dân Đại Việt trong thế kỷ X – XV, chúng ta cùng tìm hiểu bài 18. 3. Tổ chức dạy và học Kiến thức cơ bản 1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp - Diện tích đất ngày càng mở rộng: + Nhân dân tích cực khai hoang. + Các vua Trần khuyến khích vương hầu, quý tộc khai hoang, lập điền trang. + Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền. THPT Thái 1Phiên
  2. Giáo án giảng dạy Bài 18 Lịch sử 10 - Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang: + Nhà Lý cho xây đắp đê. + 1248, Nhà Trần cho đắp đê quai vạc. + Thời Lê sơ, đắp đê biển. - Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp. => Chính sách của nhà nước thúc đẩy nông nghiệp phát triển đời sống nhân dân ấm no. 2. Phát triển thủ công nghiệp * Thủ công nghiệp trong nhân dân: - Các nghề thủ công cổ truyền: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển; chất lượng sản phẩm được nâng cao. - Các làng nghề thủ công ra đời như: Thổ Hà, Bát Tràng, Chu Đậu - Nguyên nhân phát triển: + Truyền thống nghề nghiệp. + Bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển. + Nhu cầu xây dựng * Thủ công nghiệp nhà nước: - Nhà nước thành lập các quan xưởng (Cục bách tác), tập trung thợ giỏi sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến - Một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu. - Nhận xét: + Ngành nghề phong phú. + Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới kỹ thuật cao: Đúc súng, đóng thuyền. + Phục vụ nhu cầu trong nước là chính. + Chất lượng sản phẩm tốt. 3. Mở rộng thương nghiệp * Nội thương: - Chợ mọc lên khắp nơi: là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp. - Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn - Trung tâm buôn bán và nghề thủ công. * Ngoại thương: - Thời Lý - Trần, ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài. - Vùng biên giới Việt - Trung cũng hình thành các địa điểm buôn bán. - Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp. - Nhận xét: chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. - Nguyên nhân phát triển: + Nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển + Do thống nhất tiền tệ, đo lường. 4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân THPT Thái 2Phiên
  3. Giáo án giảng dạy Bài 18 Lịch sử 10 (Giảm tải ) MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO BÀI 18: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV? A. Đất nước độc lập, thống nhất B. Lãnh thổ trải rộng tè Bắc vào Nam C. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất D. Nhân dân cả nước phấn khởi, ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất Câu 2. Việc đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn (đê quai vạc) được thực hiện bắt đầu từ triều đại nào? A. Nhà Lý B. Nhà Tiền Lê C. Nhà Trần D. Nhà Lê sơ Câu 3. “Hà đê sứ”là chức quan của nhà Trần đặt ra để A. Quan sát nhân dân đắp đê B. Trông coi việc sửa chữa, đắp đê C. Hằng năm báo cáo tình hình lũ lụt, thiên tai cho nhà vua biết D. Mở kho phát lương thực cho nhân dân khi gặp lũ lụt, thiên tai Câu 4. “Phép quân điền”– chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại nào? A. Nhà Lý B. Nhà Tiền Lê C. Nhà Trần D. Nhà Lê sơ Câu 5. Trong các thế kỉ X – XV, triều đại nào có những chính sách cụ thể để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp? A. Đinh – Tiền Lê B. Lý – Trần C. Lê sơ D. Lý, Trần, Lê sơ Câu 6. Biểu hiện phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là A. Sự ra đời của đô thị Thăng Long B. Hệ thống chợ làng phát triển C. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống Câu 7. Thế kỉ X – XV, ở miền Bắc đã hình thành các làng nghề thủ công truyền thống như A. Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu, Huê Cầu B. Bát Tràng, Đông Hồ, Chu Đậu C. Bát Tràng, Hương Canh, Huê Cầu D. Thổ Hà, Vạn Phúc Câu 8. Nghề nào không phải là nghề thủ công cổ truyền của nước Đại Việt? THPT Thái 3Phiên
  4. Giáo án giảng dạy Bài 18 Lịch sử 10 A. Nghề đúc đồng B. Nghề rèn sắt C. Nghề làm đồ gốm, ươm tơ, dệt lụa D. Nghề khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ Câu 9. Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV được gọi là A. Đồn điền B. Quan xưởng C. Quân xưởng D. Quốc tử giám Câu 10. Ý nào không phản ánh chính xác mục đích của việc các triều đại phong kiến nước ta đều thành lập xưởng thủ công nhà nước (quan xưởng), tập trung các thợ giỏi trong nước? A. Chuyên lo việc đúc tiền B. Rèn đúc vũ khí và đóng các loại thuyền chiến phục vụ quân đội C. May mũ áo cho nhà vua, quan lại và quý tộc, xây dựng các cung điện, dinh thự D. Vừa sản xuất, vừa buôn bán Câu 11. Nguyên nhân quan trọng nhất dần đến sự của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là A. Đất nước độc lập, thống nhất và phát triển của nông nghiệp B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề C. Nhân dân đã tiếp thu thêm nhiều nghề mới từ bên ngoài D. Nhu cầu trong nước ngày càng tăng Câu 12. Trung tâm chính trị văn hóa và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là A. Phố Hiến (Hưng Yên) B. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế) C. Hội An (Quảng Nam) D. Thăng Long Câu 13. Trong các thế kỉ X – XV, việc buôn bán trong nước diễn ra chủ yếu ở A. Các bến cảng: Vân Đồn, Lạch Trường B. Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa C. Các làng nghề thủ công, D. Vùng biên giới Việt – Trung Câu 14. Trang Vân Đồn (Quảng Ninh) – bến cảng phục vụ cho thuyền buôn nước ngoài vào nước ta trao đổi hàng hóa, được xây dựng dưới triều đại nào? A. Nhà Lý B. Nhà Tiền Lê C. Nhà Lê sơ D. Nhà Trần Câu 15. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X – XV là A. Các chính sách khuyến khích thương nghiệp của nhà nước phong kiến B. Do hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài THPT Thái 4Phiên
  5. Giáo án giảng dạy Bài 18 Lịch sử 10 C. Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất D. Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để buôn bán và trao đổi hàng hóa với nước ngoài Câu 16. “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”là Câu ca dân gian nói về thời A. Tiền Lê B. Lý – Trần C. Hồ D. Lê sơ Câu 17. Trong xã hội phong kiến, sự phát triển về kinh tế đưa đến hệ quả gì về mặt xã hội? A. Đẩy nhanh sự phân hóa xã hội B. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa C. Đại địa chủ bước lên vũ đài chính trị D. Mâu thuẫn giữa vua với nhân dân ngày càng tăng THPT Thái 5Phiên