Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV - Trường THPT Thái Phiên

doc 4 trang Đăng Bình 12/12/2023 150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_bai_20_xay_dung_va_phat_trien_van_hoa.doc

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV - Trường THPT Thái Phiên

  1. Giáo án giảng dạy Bài 20 Lịch sử 10 BÀI 20 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X – XV I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Trong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nỗ lực xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. - Trải qua các triều đại ở các thế kỷ X - XV, công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn, nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt. - Văn hóa Thăng Long đã phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc. 2. Về tư tưởng và tình cảm - Bồi dưỡng niềm tự hào về văn hóa đa dạng của dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc. 3. Kĩ năng - Quan sát, phát hiện, trình bày II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Một số tranh ảnh nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thế kỷ X - XV. - Một số bài thơ, phú cúa các nhà văn học lớn. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC - Từ sau ngày giành độc lập, trải qua gần 6 thế kỷ lao động và chiến đấu; nhân dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Để thấy được những thành tựu văn hóa đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 20. Kiến thức cơ bản I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO - Ở thời kỳ độc lập: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh. - Nho giáo: + TK X – XIV: trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử song không phổ biến trong nhân dân. + Thời Lê sơ: địa vị độc tôn. - Phật giáo: + Thời Lý - Trần: phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông. + Thời Lê sơ: Phật giáo bị hạn chế, đi vào trong nhân dân. - Đạo giáo: + Hòa với tín ngưỡng dân gian. + Xây dựng một số đạo quán. II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT 1. Giáo dục - TK XI-XV: giáo dục Đại Việt từng bước phát triển, hoàn thiện. 1 THPT Thái Phiên
  2. Giáo án giảng dạy Bài 20 Lịch sử 10 - 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. - 1075, tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên. - Thời Lê sơ, ban hành quy chế thi cử rõ ràng. - 1484, nhà nước dựng bia, ghi tên Tiến sĩ. - Tác dụng: đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, song không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. 2. Phát triển văn học - Thời nhà Trần: phát triển mạnh, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà - Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển - Đặc điểm: + Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. + Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. 3. Sự phát triển nghệ thuật - Kiến trúc: + Những công trình kiến trúc ảnh hưởng Phật giáo: chùa Một Cột, chùa Dâu + Cuối TK XIV: thành nhà Hồ. + Phía Nam: đền tháp Chăm. - Điêu khắc: đặc sắc + Rồng mình trơn cuộn trong lá đê, bông cúc nhiều cánh, phù điêu - Nghệ thuật sân khấu phát triển: tuồng, chèo, múa rối nước. - Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ: trống cơm, sáo, tiêu - Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến. - Nhận xét: + Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV phát triển phong phú đa dạng. + Chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài song mang đậm tính dân tộc và dân gian. 4. Khoa học kỹ thuật - Lịch sử: Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư - Địa lí: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ. - Quân sự: Binh thư yếu lược. - Chính trị: Thiên Nam dư hạ. - Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp. - Quốc phòng: súng thần cơ, thuyền chiến có lầu, thành nhà Hồ. MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1. Tôn giáo nào không được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc? A. Phật giáo B. Nho giáo C. Đạo giáo D. Hồi giáo Câu 2. Hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? A. Phật giáo B. Nho giáo 2 THPT Thái Phiên
  3. Giáo án giảng dạy Bài 20 Lịch sử 10 C. Đạo giáo D. Hồi giáo Câu 3. Luận điểm nào của Nho giáo quy định tôn ti trật tự xã hội phong kiến? A. Tam cương B. Ngũ thường C. Tam tòng, tứ đức D. Quân, sư, phụ Câu 4. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng? A. Chùa Quỳnh Lâm B. Văn miếu C. Chùa Một Cột D. Quốc tử giám Câu 5. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỉ nào? A. Thế kỉ XII B. Thế kỉ XIII C. Thế kỉ XIV D. Thế kỉ XV Câu 6. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là A. Phật giáo B. Nho giáo C. Đạo giáo D. Kitô giáo Câu 7. Người đã xuất gia đầu Phật và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt là A. Lý Công Uẩn B. Trần Thái Tông C. Trần Nhân Tông D. Trần Thánh Tông Câu 8. Ý nào không chính xác về biểu hiện đạo Phật luôn luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng dưới thời Lý – Trần? A. Nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc cùng tham gia bàn việc nước B. Khắp nơi trong cả nước, đâu đâu cũng có chùa chiền được xây dựng C. Nhà nước cấm các tôn giáo khác hoạt động, trừ đạo Phật D. Vua quan nhiều người cũng theo đạo Phật, đã góp tiền để xây dựng chùa đúc chuông, tô tượng Câu 9. Quốc gia Đại Việt tổ chức khoa thi đầu tiên tại kinh thành Thăng Long vào năm nào? A. Năm 1070 B. Năm 1071 C. Năm 1073 D. Năm 1075 Câu 10. Việc thi cử để tuyển chọn người tài cho đất nước đã hoàn thiện và đi vào nếp dưới triều vua? A. Lý Nhân Tông B. Trần Thái Tông C. Lê Thái Tổ D. Lê Thánh Tông Câu 11. Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) từ bao giờ? A. Thế kỉ XI – triều Lý B. Thế kỉ X – triều Tiền Lê C. Thế kỉ XV – triều Lê sơ D. Thế kỉ XIV – triều Trần Câu 12. Giáo dục Nho giáo có hạn chế gì? A. Không khuyến khích việc học hành thi cử 3 THPT Thái Phiên
  4. Giáo án giảng dạy Bài 20 Lịch sử 10 B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế C. Nội dung chủ yếu là kinh sử D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học Câu 13. Thành tựu tiêu biểu của văn học dân tộc, ra đời từ thế kỉ XI, đến thế kỉ XV gắn liền với các tác giả như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn là A. Văn học mang tư tưởng Phật giáo B. Văn học chữ Hán C. Văn học chữ Nôm D. Văn học dân gian Câu 14. Tác giả của “Bạch Đằng giang phú” là ai? A. Trần Hưng Đạo B. Nguyễn Hiền C. Trương Hán Siêu D. Phạm Sư Mạnh Câu 15. Trong các thế kỉ X – XIV, xuất hiện hàng loạt những công trình nghệ thuật kiến trúc liên quan đến Phật giáo là A. Chùa, tháp B. Đền C. Đạo, quán D. Văn miếu Câu 16. Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới A. Kinh thành Thăng Long B. Hoàng thành Thăng Long C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) D. Kinh thành Huế Câu 17. Nghệ thuật chèo, tuồng, múa rối nước ở nước ta phát triển từ thời A. Đinh – Tiền Lê B. Lý C. Trần D. Lê sơ Câu 18. Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là A. Đại Việt sự kí B. Lam Sơn thực lục C. Đại Việt sử kí toàn thư D. Đại Việt sử lược Câu 19. Người đã chỉ đạo các thợ quan xưởng chế tạo thành công súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu là A. Hồ Nguyên Trừng B. Trần Hưng Đạo C. Hồ Quý Ly D. Hồ Hán Thương 4 THPT Thái Phiên